Đề luyện thi THPT Lịch sử Lớp 12 (Lịch sử Việt Nam 1945-1975 - Phần 5)

Đề luyện thi THPT Lịch sử Lớp 12 (Lịch sử Việt Nam 1945-1975 - Phần 5)

Câu 1. Từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946, nhân dân Việt Nam phải đối mặt với khó khăn, thách thức nào bắt nguồn từ những quyết định của các Hội nghị quốc tế trong năm 1945?

A. Trung Hoa Dân Quốc và Pháp kỳ Hiệp ước Hoa - Pháp.

B. Quân đội Mỹ can thiệp, dính líu trực tiếp vào Việt Nam.

C. Các quân đội nước ngoài ra sức chống phá cách mạng.

D. Nhật và Pháp câu kết chống phá nước Việt Nam mới.

Câu 2. Căn cứ nào sau đây để khẳng định: Những năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa luôn ở torng tình thế bị bao vây, cô lập?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa chưa ra đời, Liên xô chưa ủng hộ Việt Nam.

B. Chưa có nước nào công nhận nền độc lập, thiết lập quan hệ ngoại giao.

C. Việt Nam đang bị Mỹ coi là tâm điểm khi thực hiện chiến lược toàn cầu.

D. Đường lối kháng chiến “tự lực cánh sinh” của Đảng đang ở thế bất lợi.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Lịch sử Lớp 12 (Lịch sử Việt Nam 1945-1975 - Phần 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 CÂU HỎI (ĐỀ THI ONLINE LSVN 1945-1975 – PHẦN 5)
Câu 1. Từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946, nhân dân Việt Nam phải đối mặt với khó khăn, thách thức nào bắt nguồn từ những quyết định của các Hội nghị quốc tế trong năm 1945?
Trung Hoa Dân Quốc và Pháp kỳ Hiệp ước Hoa - Pháp.
Quân đội Mỹ can thiệp, dính líu trực tiếp vào Việt Nam.
Các quân đội nước ngoài ra sức chống phá cách mạng.
Nhật và Pháp câu kết chống phá nước Việt Nam mới.
Câu 2. Căn cứ nào sau đây để khẳng định: Những năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa luôn ở torng tình thế bị bao vây, cô lập?
Hệ thống xã hội chủ nghĩa chưa ra đời, Liên xô chưa ủng hộ Việt Nam.
Chưa có nước nào công nhận nền độc lập, thiết lập quan hệ ngoại giao.
Việt Nam đang bị Mỹ coi là tâm điểm khi thực hiện chiến lược toàn cầu.
Đường lối kháng chiến “tự lực cánh sinh” của Đảng đang ở thế bất lợi.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp (12-1950)?
Tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, bình định các vùng tạm chiếm.
Thiết lập một hệ thống phòng ngự mạnh ở dọc hành lang Đông-Tây.
Thành lập “vành đai” trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Xây dựng lực lượng quân đội cơ động mạnh và phát triển ngụy quân.
Câu 4. Một nguyên tắc quan trọng của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ với các thế lực ngoại xâm và nội phản trong giai đoạn 1945-1946 là gì?
Cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tránh phải xung đột đối với mọi kẻ thù xâm lược.
Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.
Mềm dẻo về nguyên tắc, cứng rắn về sách lược.
Câu 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ (từ cuối tháng 9 - 1945) đã
Đập tan âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam của Pháp.
Làm cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp ngừng trệ.
Góp phần xoay chuyển tình thế cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Góp phần làm chậm quá trình xâm lược trở lại Việt Nam của Pháp.
Câu 6. Đoạn trích: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”(Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đoạn trích trên thể hiện tư tưởng nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Đoàn kết là trên hết.	B. Đoàn kết công - nông.
C. Kháng chiến toàn diện.	C. Đại đoàn kết dân tộc.
Câu 7. Trong thời kỳ 1945 - 1954 chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).	B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
C. Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950).	D. Chiến thắng Tây Bắc cuối năm 1953.
Câu 8. Từ cuối năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam còn đối mặt với sự khó khăn, thách thức nào sau đây?
Mỹ đưa quân viễn chinh vào Đông Dương trực tiếp giúp đỡ thực dân Pháp.
Mỹ lôi kéo các nước trong tổ chức ASEAN chống phá cách mạng Việt Nam.
Mỹ can thiệp, dính líu sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Dù thất bại ở Việt Bắc (1947), quân Pháp không từ bỏ chiến tranh xâm lược.
Câu 9. Một khó khăn của quân dân Việt Nam khi mở các chiến dịch tấn công Pháp (1947-1954) là gì?
Địa bàn khó triển khai chiến tranh du kích.
Công tác chuẩn bị, hậu cần cho chiến dịch.
Mỹ luôn dính líu, can thiệp vào chiến tranh.
Phụ thuộc nhiều vào viện trợ bên ngoài.
Câu 10. Trong vai trò hậu phương (1954-1975), thanh niên miền Bắc hướng về miền Nam bằng khẩu hiệu và hành động nào sau đây?
A. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.	B. “Bám đất, giữ làng”.
C. “Một tấc không đi, một li không dời”.	D. “Ba sẵn sàng”.
Câu 11. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là một quyết định
Bị động nhưng dứt khoát của Đảng Lao động Việt Nam.
Phù hợp, được Liên Xô và Trung Quốc cùng tán thành.
Phức tạp và khó khăn do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
Đúng đắn, kịp thời và mang tính lịch sử của cả dân tộc.
Câu 12. Một điểm tương đồng về nghệ thuật quân sự trong hai chiến dịch Điện Biên Phủ(1954) và Hồ Chí Minh(1975) của quân dân Việt Nam là gì?
Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng.
Dự đoán thời cơ, chờ đợi và chớp thời cơ chín muồi để tiến công toàn thắng.
Tập trung lực lượng cao nhất, bao vây và tiến công hợp đồng binh chủng.
Từng bước xiết chặt vòng vây, có kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao.
Câu 13. Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945-1975) đều được Đảng phát động trong điều kiện quốc tế nào sau đây?
Phe xã hội chủ nghĩa có sự đồng thuận lớn.
Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.
Được sự ủy nhiệm của Liên Xô, Trung Quốc.
Châu Á đang diễn ra cuộc chiến tranh nóng.
Câu 14. Rút kinh nghiệm từ Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam đã khắc phục được hạn chế nào sau đây?
Yêu cầu các nước phải tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Không cho phép đối phương có vùng tập kết và chuyển giao khu vực.
Ngừng bắn, trao trả tù binh, dân thường bị bắt trong cuộc chiến tranh.
Quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định được kí.
Câu 15. Các chiến lược chiến tranh của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều
dựa vào quân đội các nước thân Mỹ.
kết hợp chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
có sự tham chiến của quân đội Mỹ.
dựa vào lực lượng quân sự của nước Mỹ.
Câu 16. Trong thời kì 1954-1975, đảng Lao động Việt Nam xác định vị trí, mối quan hệ của hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như thế nào?
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, gắn liền với độc lập dân tộc và hòa bình thống nhất.
Độc lập dân tộc là mục tiêu lý tưởng, chủ nghĩa xã hội là khuynh hướng tiến lên.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu trước mắt, độc lập dân tộc là phương hướng tiến lên.
Câu 17. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945-1975) là sự nối tiếp của cuộc cách mạng nào sau đây?
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh giải phóng dân tộc.
Tư sản dân quyền cách mạng.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 18. Từ nửa cuối những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và tổ chức ASEAN luôn trong tình trạng căng thẳng, bất đồng vì lí do nào sau đây?
Ba nước Đông Dương không đi theo quỹ đạo của tổ chức này.
Nhiều nước trong tổ chức này đã ủng hộ Mỹ xâm lược Đông Dương.
Những khác biệt về thể chế chính trị và chiến lược phát triển.
Ba nước Đông Dương phản đối sự thành lập tổ chức ASEAN.
Câu 19. Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (1946), Giơnevơ (1954) về Đông dương và Pari(1973) về Việt Nam, Đảng và nhân dân ta có được bài học kinh nghiệm nào trong hoạt động ngoại giao hiện nay?
Đàm phán hòa bình và không vi phạm chủ quyền quốc gia.
Trong mọi hoàn cảnh, tuyệt đối không sử dụng vũ trang.
Nhún nhường nước lớn để có hòa bình, phát triển kinh tế.
Tranh thủ sự ủng hộ của nước lớn và các tổ chức quốc tế.
Câu 20. Trong thời kỳ 1954 – 1975 , đâu là một torng những nguyên nhân trực tiép làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời sự sâu sắc”?
Phe xã hội củ nghĩa ủng hộ Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Mỹ coi Việt Nam là tâm điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương chia Việt Nam thành hai miền.
Việt Nam đã lên tiếng phản đối nước Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_lich_su_lop_12_lich_su_viet_nam_1945_1975.doc