Đề cương các câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lịch sử Lớp 12

Đề cương các câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lịch sử Lớp 12

1. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đang lan rộng ở châu Âu. B. bước vào giai đoạn kết thúc.

C. đang lan rộng trên thế giới. D. đã hoàn toàn kết thúc.

2. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) có sự tham dự của nguyên thủ các quốc gia

A. Liên Xô, Pháp, Anh. B. Liên Xô, Mĩ, Pháp.

C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

3. Để duy trì hoà bình và an ninh thế giới, Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định thành lập tổ chức

A. Hội Quốc liên. B. NATO. C. Liên hợp quốc. D. Vácsava.

4. Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trật tự Vécxai - Oasinhtơn. B. Trật tự hai cực Ianta.

C. trật tự đa cực. D. trật tự đơn cực do Mĩ làm bá chủ.

5. Một trong những mục đích của Liên hợp quốc là

A. phát triển kinh tế và văn hoá. B. duy trì hoà bình, an ninh thế giới.

C. hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ. D. duy trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.

6. Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là

A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.

7. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới là

A. Liên Xô B. Trung Quốc C. Italia D. Mĩ

8. Trong thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân là

A. Mĩ. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Trung Quốc

 

docx 12 trang phuongtran 3892
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương các câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lịch sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đang lan rộng ở châu Âu. 	B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang lan rộng trên thế giới. 	D. đã hoàn toàn kết thúc.
Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) có sự tham dự của nguyên thủ các quốc gia
A. Liên Xô, Pháp, Anh. 	B. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
C. Mĩ, Anh, Pháp. 	D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Để duy trì hoà bình và an ninh thế giới, Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định thành lập tổ chức
A. Hội Quốc liên. 	B. NATO.	C. Liên hợp quốc. 	D. Vácsava.
Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự Vécxai - Oasinhtơn. 	B. Trật tự hai cực Ianta.
C. trật tự đa cực. 	D. trật tự đơn cực do Mĩ làm bá chủ.
Một trong những mục đích của Liên hợp quốc là
A. phát triển kinh tế và văn hoá.	B. duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
C. hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.	D. duy trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là
A. Liên Xô. 	B. Mĩ. 	C. Ấn Độ. 	D. Trung Quốc.
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới là
A. Liên Xô	B. Trung Quốc	C. Italia	D. Mĩ
Trong thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân là
A. Mĩ. 	B. Pháp. 	C. Liên Xô. 	D. Trung Quốc
Quốc gia được kế thừa Liên Xô, giữ vai trò Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như vai trò tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài là
A. Cadắcxtan. 	B. Liên bang Nga.	C. Udơbêkixtan. 	D. Ucraina.
Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc thu hồi những vùng đất
A. Hồng Công, Đài Loan. 	B. Hồng Công, Ma Cao.
C. Ma Cao, Thượng Hải. 	D. Hương Cảng, Ma Cao.
Tính chất của cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) là 
A. giải phóng dân tộc. 	B. cách mạng tư sản.
C. dân tộc, dân chủ.	D. cách mạng vô sản.
Người đề xướng đường lối cải cách — mở cửa ở Trung Quốc là
A. Mao Trạch Đông. 	B. Đặng Tiểu Bình.
C. Lưu Thiếu Kỳ. 	D. Hoa Quốc Phong.
Từ những năm 80 - 90 của thế ki XX, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giởi là
A. Nhật Bản. 	B. Đài Loan. 	C. Hàn Quốc. 	D. Trung Quốc.
Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), việc chiếm đóng phía Nam vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên được giao cho
A. quân đội Liên Xô. 	B. quân đội Trung Hoa Dân quốc.
C. quân đội Mĩ. 	D. quân đội Anh.
Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là
A. Inđônêxia, Việt Nam và Lào. 	B. Việt Nam, Lào và Campuchia.
C. Việt Nam, Lào và Philíppin. 	D. Malaixia, Việt Nam và Lào.
Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia được mệnh danh “con rồng” kinh tế châu Á là
A. Thái Lan. 	B. Malaixia. 	C. Xingapo. 	D. Inđônêxia
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi quan trọng nhất ở Đông Nam Á là
A. Xingapo trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.
B. từ thuộc địa trờ thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
C. cả 10 nước đã thống nhất trong một tổ chức khu vực.
D. tất cả các nước trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Trong thời kì xây dựng đất nước, nền công nghiệp Ấn Độ đạt được thành tựu như thế nào?
A. Đứng thứ 3 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
B. Đứng thứ 4 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
C. Đứng thứ 10 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
D. Đứng thứ 12 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Ấn Độ trở thành cường quốc về
A. công nghệ phần mềm. 	B. công nghệ dược phẩm,
C. công nghệ sinh học. 	D. Năng lượng nguyên tử.
Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở châu Phi bùng nổ sớm nhất tại
A. Nam Phi. 	B. Tây Phi. 	C. Đông Phi. 	D. Bắc Phi.
Năm l960 được lịch sử ghi nhận là
A. “Lục địa núi lửa”. 	B. Năm châu Phi.
C. “Lục địa bùng cháy”. 	D. Năm lịch sử.
Từ sau năm 1975 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc có tên là
A. chế độ phát xít. 	B. chế độ độc tài.
C. chế độ thực dân mới. 	D. chế độ Apácthai.
Văn kiện chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai là
A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.
B. Hiến pháp của Cộng hoà Nam Phi tháng 11/1993.
C. Tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Hiến chương của Liên minh châu Phi (AU).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu lớn nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh là
A. chống đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
B. giải phóng dân tộc, thảnh lập các nước cộng hoà.
C. chống chế độ độc tài thân Mĩ và bảo vệ độc lập.
D. chống chế độ độc tài thân Mĩ và giành quyền sống.
Biện pháp của Mĩ để tăng năng suất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu kinh tế là
A. hiện đại hoá nền kinh tế Mĩ.
B. thu hút các nhà khoa học nhiều nơi trên thế giới đến Mĩ.
C. áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
D. thay thế những kĩ thuật đã lạc hậu.
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới bắt đầu từ
A. Anh. 	B. Mĩ. 	C. Nhật Bản. 	D. Pháp.
Mĩ là một trong năm nước Uỷ viên thường trực của cơ quan nào thuộc Liên họp quốc?
A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá. 	B. Hội đổng Bảo an.
C. Toà án Quốc tế. 	D. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước XHCN là
A. hoà hoãn, thoả hiệp. 	B. trở thành những nước đồng minh,
C. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ. 	D. luôn là đối thủ cạnh tranh.
29. Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước TBCN là
A. hoà hoãn, thoả hiệp. 	B. luôn là đối thủ cạnh tranh,
C. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ. 	D. khống chế, chi phối.
Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành
A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
B. nền kinh tế thứ hai của thế giới, cạnh tranh với Mĩ và Nhật,
C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. một trung tâm và là một cực của thế giới đa cực.
Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với
A. Nhật Bàn. 	B. Liên Xô. 	C. Các nước thuộc địa. 	D. Mĩ.
Các nước tham gia thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (1951); Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (1957) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (1957) gồm
A. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bi, Hà Lan và Anh.
B. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua
C. Áo, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lủcxămbua.
D. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch
Năm 1967, ba tổ chức Cộng đồng than - thép châu Âu; Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hợp nhất thanh
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu. 	B. Liên minh kinh tế - chính trị châu Âu.
C. Cộng đồng châu Âu (EC). 	D. Liên minh châu Âu (EU).
Đồng tiền chung châu Âu chính thức được sử dụng là
A. Đô la. 	B. Yên. 	C. EURO. 	D. Rúp.
Giai đoạn phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 được mệnh danh là
A. giai đoạn phát triển “thần kì”. 	B. trở thành “con rồng” của châu Á.
C. giai đoạn khôi phục kinh tế. 	D. giai đoạn cạnh tranh quyết liệt.
Để rút ngắn thời gian nghiên cứu khoa học, Nhật Bản thực hiện bằng cách
A. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.
B. thành lập các viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ nghiên cứu.
C. thu hút chất xám từ Ấn Độ và các nước đang phát triển.
D. tăng cường giáo dục - đào tạo để lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng.
Nền tảng chính sách đối ngoại cùa Nhật Bản giai đoạn từ 1952 đến 1973 là
A. thực hiện chính sách biệt lập. 	B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. liên minh chặt chẽ với Tây Âu. 	D. liên minh với Liên Xô.
38. Mĩ trở thành “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Nhật Bản kể từ sau
A. Hiệp ước Xô — Nhật.	B. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô.
C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.	D. Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị Nhật - Trung.
39. Năm 1956, cùng với việc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Nhật Bản tham gia
A. Liên minh Mĩ - Nhật. 	B. Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
C. Liên minh châu Âu (EU). 	D. Liên hợp quốc.
Sự kiện được xem là khởi đầu của “Chiến tranh lạnh” là
A. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.
B. “Kế hoạch Mácsan” giúp Tây Âu phục hồi kinh tế.
C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ.
D. Mĩ lôi kéo 11 nước phương Tây thành lập khối quân sự NATO.
Kế hoạch Mácsan (6/1947) của Mĩ đề ra nhằm thực hiện mục tiêu
A. Mĩ muốn giúp Tây Âu khôi phục kinh tế để Tây Âu lệ thuộc vào Mĩ.
B. Mĩ muốn hạn chế sự phát triển của các nước Tây Âu.
C. Mĩ muốn thể hiện sức mạnh kinh tế của mình.
D. Mĩ muốn cho Tây Âu vay để lấy lãi.
Liên minh quân sự lớn nhất của các nước TBCN phương Tây do Mĩ cầm đầu là
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
C. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Sự kiện đánh dấu Chiến tranh lạnh chấm dứt là
A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố kết thúc. 	B. Liên Xô tan rã.
C. Đông Âu tan rã. 	D. Mĩ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
Sau khi trật tự hai cực tan rã, trật tự thế giỏi mới được hình thành theo xu hướng
A. một cực. 	B. hai cực.
C. đa cực, nhiều trung tâm. 	D. đa cực, một trung tâm.
Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là
A. do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
B. do quá trình toàn cầu hoá, cần phát triển công nghệ thông tin
C. do đòi hỏi của đời sống, của sản xuất.
D. do sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
46. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là
A. các phát minh kĩ thuật được ứng dụng rộng rãi.
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. khoa học phát triển độc lập với kĩ thuật.
D. kĩ thuật là nhân tố quyết định hàng đầu.
47. Cuộc cách mạng khoa học — kĩ thuật từ năm 1973 diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?
A. Khoa học cơ bản. 	B. Khoa học ứng dụng.	C. Công nghệ. 	D. Kĩ thuật.
Internet là tên gọi của lĩnh vực công nghệ nào?
A. Máy nhắn tin. 	B. Rôbốt.
C. Hệ thống máy tự động. 	D. Mạng thông tin máy tính toàn cầu.
Hậu quả nào của cách mạng khoa học - công nghệ gây nguy cơ cuộc chiến tranh hạt nhân?
A. Tạo công nghệ biến đổi gen. 	B. Chế tạo các loại vũ khí hạt nhân.
C. Chế tạo điện nguyên tử. 	D. Chế tạo rôbốt.
Năm nước tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.
B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.
C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, In-đô-nê-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.
 Một trong những mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thụộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.	B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở chính quốc.
C. canh tranh kinh tế vớỉ thuộc địa.	D. hạn chế sự phát triển kinh tế ở Đông Dương.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, trọng tâm đẩu tư của thực dân Pháp là
A. công nghiệp và thương nghiệp.	B. thương nghiệp và giao thông vận tải.
C. giao thông vận tải và công nghiệp.	D. nông nghiệp và công nghiệp
53. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, trong công nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng ngành khai thác mỏ và chế biến là do
A. những ngành này đem lại sự phát triển cao cho kinh tế Đông Dương.
B. có sẵn nguyên liệu, nhân lực và thị trường, không cạnh tranh với Pháp.
C. những ngành này rất quan trọng với chính quốc.
D. phát triển nhừng ngành này Pháp mới cạnh tranh được với những quốc gia tư bản khác.
54. Do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa, nền kinh tế Việt Nam có tính chất
A. phong kiến. 	B. tư bản chủ nghĩa,
C. thực dân nửa phong kiến. 	D. xã hội chủ nghĩa.
Saụ Chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới là do
A. tác động của chính sách khai thác thuộc địa.
B. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
C. mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
D. bản thân các tầng lớp trong xã hội tiếp tục phân hoá.
56. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929), những giai cấp mới xuất hiện ở Việt Nam là
A. công nhân và nông dân. 	B. công nhân và tiểu tư sản.
C. tư sản và tiểu tư sản. 	D. công nhân và tư sản
57. Trong giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp nào hăng hái nhất trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc?
A. Tiểu thương, tiểu chủ.	B. Trí thức, học sinh, sinh viên.
C. Công chức, tiểu thương, tiểu chủ.	D. Tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị.
58. Năm 1923, những giai cấp tham gia cuộc đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì là
A. tiểu tư sản và tư sản người Việt. 	B. công nhân và tư sản người Việt.
C. địa chủ và tư sản người Việt. 	D. nông dân và tư sản người Việt.
59. Đảng Lập hiến là đảng của những giai cấp nào?
A. công nhân và nông dân. 	B. tư sản và tiểu tư sản.
C. tư sản và địa chủ. 	D. tư sản và công nhân
60. Những sự kiện nổi bật nhất của phong trào yêu nước dân chủ công khai chống thực dân Pháp trong những năm 1919 - 1925 là
A. cuộc vận động “chấn hưng nội hoá”, “bài trừ ngoại hoá”.
B. đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì. 
C. sự thành lập Tâm tâm xã và mưu sát Toàn quyền Méclanh.
D. đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và truy điệu Phan Châu Trinh.
61. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 - 1925) là
A. sự ra đời của Công hội bí mật ở Sài Gòn (1920).
B. cuộc đấu tranh cùa công nhân lò nhuộm Sài Gòn (1922).
C. cuộc đấu tranh của công nhân rượu Hà Nội (1924).
D. cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn (1925).
62. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước trở thành người đảng viên cộng sản là
A. dự Hội nghị Vécxai ở Pháp.
B. tìm được con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
C. dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua.
D. dự Đại hội Quốc tế Cộng sàn lần V ở Liên Xô.
63. Sự kiện nào đánh dấu sự kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?
A. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin.
B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức, tuyên truyền lý luận cách mạng.
D. về nước chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng).
64. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu Nguyễn Ái Quốc thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
A. Sau khi trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
B. Tham gia lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội quốc tế Cộng sản lần V.
D. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
65. Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
A. lĩnh vực khai mỏ được đầu tư nhiều nhất
B. nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước
C. Pháp đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh
D. ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất
66. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm
A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
B. phát động nhân dân đòi thực dân Pháp phải cải cách hành chính.
C. kêu gọi thanh niên Việt Nam tham gia vào các tổ chức chính trị.
D. đào tạo những cán bộ xuất sắc và cho đi học ở nước ngoài.
67. Đa số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
B. trung địa chủ, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc.
C. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước.
D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam yêu nước.
68. Sau khi học xong, đa số học viên dự lớp huấn luyện, đào tạo các bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc)
A. được gửi sang học Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva.
B. được cử đi học Trường Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc.
C. bí mật về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chính quyền thuộc địa.
D. bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
69. Những bài giảng ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc in thành tác phẩm
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.	B. Bản án ché độ thực dân Pháp.
C. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.	D. Đường Kách mệnh.
70. Những tài liệu trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam là
A. báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh.
B. báo Người cùng khổ và báo Nhân đạo
C. báo Người cùng khổ và sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. báo Thanh niên và sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
71. Những sự kiện chứng tỏ bước đầu Nguyễn Ái Quốc đã thiết lập mối quan hệ cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là
A. trình bày tham luận trong Hội nghị thành lập Quốc tế Nông dân.
B. lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. nêu vai trò của nông dân ở thuộc địa tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V.
D. tích cực nghiên cứu lí luận cách mạng ở thuộc địa theo con đường vô sản.
72. Một chính đảng yêu nước theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam được thành lập năm 1927 là
A. Tân Việt Cách mạng đảng. 	B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. 	D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn
73. Tư tưởng nền tảng của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.	B. chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. tư tưởng của Đại Cách mạng Pháp.	D. lí lụận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
77. Những hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. tham gia biểu tình cùng giai cấp nông dân.
B. tích cực tuyên truyền và vận động cách mạng.
C. ám sát trùm mộ phu Badanh và khởi nghĩa Yên Bái.
D. tham gia bãi công cùng giai cấp công dân.
75. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là
A. thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học.
B. thiếu sự thống nhất về tổ chức lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
C. ngọn cờ, tư tuởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng. 
D. tổ chức chính trị của tư sản lỏng lẻo, thiếu cơ sở quần chúng.
76. Khi triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy cương vị là
A. người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. đảng viên đầu tiên của Việt Nam.
C. đảng viên của Đông Dương Cộng sản đảng.
D. phái viên của Quốc tế Cộng sản.
77. Văn kiện đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là
A. Cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
B. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
78. Một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là
A. đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ phong kiến.
B. đánh đổ tư sản mại bản và chế độ phong kiến.
C. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
D. tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và phong kiến.
79. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiền của Đảng đã xác định lực lượng cách mạng gồm
A. công nhân, nông dân, tiểu địa chủ, phú nông.
B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
C. công nhân, binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
80. Đối với những bước phát triển tiếp theo của lịch sử dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là
A. nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
B. một sự kiện chính trị trọng đại có tầm vóc lịch sử.
C. kết quả tất yểu của cuộc đấu tranh dân tộc.
D. sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định.
1. Vì sao 6/1925 NAQ ko thành lập ĐCS mà thành lập hội VNCMTN?
- vì vào 6/1925 các điều kiện để thành lập ĐCS vẫn chưa có:
+ CN M-L chưa được truyền bá sâu rộng
+ PT Công nhân vẫn còn mang tính tự phát
- Vì vậy NAQ đã thành lập hội VNCMTN trước nhằm xây dựng các điều kiện cần thiết để có thể thành lập ĐCS như:
+ tuyên truyền CN M-L đến quần chúng
+ đào tạo lực lượng cán bộ để phát triển PT công nhân chuẩn bị cho việc thành lập ĐCS
2. Vì sao cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo là đúng đắn, sáng tạo, khoa học?
- đúng với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lenin
- phù hợp với tình hình VN
- Kết hợp độc lập dân tộc với CNXH
- Kết hợp đúng đắn vấn đề thuộc địa và giai cấp
- vận dụng CN M-L vào CMVN
- tập hợp được tất cả các giai cấp, tầng lớp cho giải phóng dân tộc
- xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc
3. Vì sao nói phong trào 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho CMT8?
- Vì PT khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng
- chứng tỏ đường lối CM của Đảng là đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân.
- xây dựng khối liên minh công nông
- Đảng được tập dượt lãnh đạo quần chúng đấu tranh, xây dựng chính quyền công nông
- quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua đó giác ngộ cách mạng
4. Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cương lĩnh chính trị về nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo?
luận cương chính trị
cương lĩnh chính trị
nhiệm vụ
Chống ĐQ, PK, giành ruộng đất cho dân cày
Chống ĐQ, PK, tay sai, tư sản phản CM
lực lượng
Công nhân, nông dân
Phú nông, tư sản lợi dụng hoặc trung lập, công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức
lãnh đạo
ĐCSĐD
ĐCSVN
5. Những hạn chế của luận cương chính trị.
- không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của XH thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp.
- đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp, tầng lớp khác.
-> không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước
6. Nhận xét về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh của phong trào 1936-1939
quy mô
lực lượng
hình thức đấu tranh
Rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước
Thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tập hợp trong Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương
Đa dạng , phong phú với nhiều hình thức: công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp
-> PT dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho Tổng Khởi nghĩa CMT8 1945
7. So sánh phong trào 1930-1931 với 1936-1939 về nhiệm vụ, hình thức tập hợp lực lượng, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, địa bàn
1930-1931
1936-1939
nhiệm vụ
Chống ĐQ, PK, giành ruộng đất cho nông dân
Chống ĐQ, PK, chống phát xít, nguy cơ chiến tranh, chống thuộc địa phản động, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình
hình thức tập hợp lực lượng
Liên minh công nông
Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương
hình thức đấu tranh
bí mật, bất hợp pháp
công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp
lực lượng tham gia
Công nhân, nông dân
Tất cả các giai cấp, tầng lớp
địa bàn
Chủ yếu ở nông thôn
Thành thị
8. Con đường cứu nước của NAQ có gì khác so với lớp người đi trước
NAQ
người đi trước
Hướng đi
- đi sang phương Tây
- có KH-KT và nền văn minh phát triển
Đi sang TQ, NB và dựa vào Pháp
Cách đi
 đi với tư cách là người lao động tìm hiểu đời sống của người lao động
Đi gặp chính khách ở NB, TQ để xin họ giúp đỡ VN
Con đường
CMVS
CMTS

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_lich_su_lop_12.docx