Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Tiết 9, Bài 8: Quy luật menđen: Quy luật phân li

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Tiết 9, Bài 8: Quy luật menđen: Quy luật phân li

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Sau khi học xong bài này học sinh:

- Mô tả được thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm bằng suy luận toán học

- Trình bày được nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li.

2. Về thái độ

 - Đam mê nghiên cứu khoa học

3. Về kĩ năng - Phát triển năng lực

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy

- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác

II. THIÊT BỊ DẠY HỌC

1. GV: Hình ảnh men đen, sơ đồ lai, sơ đồ cơ cở tế bào học,

 2. HS: SGK vở ghi

 

docx 19 trang Trịnh Thu Huyền 6460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Tiết 9, Bài 8: Quy luật menđen: Quy luật phân li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II - TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Tiết 9- Bài 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Mô tả được thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm bằng suy luận toán học
- Trình bày được nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học
3. Về kĩ năng - Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: Hình ảnh men đen, sơ đồ lai, sơ đồ cơ cở tế bào học,
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Bài mới: Giới thiệu phần 2 sẽ học về các quy luật di truyền; phân biệt quy luật- định luật
Gen alen, gen trội, gen lặn, tính trạng, tính trạng tương phản, tính trạng tương ứng, đồng hợp, dị hợp, P,F1,F2... (kiến thức lớp 9)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Mô tả được phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen.
2. Mô tả được thí nghiệm của Menđen.
3. Phát biểu dược nội dung quy luật phân li.
I/ Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen. 
 Hoạt động 2: Hình thành học thuyết khoa học của Menđen và cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
 Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của MenĐen
2. Vận dụng phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen, viết được giao tử dựa theo quy luật phân li vào giải bài tập. (viêt sơ đồ lai)
3. Giải thích được cơ sở khoa học của quy luật phân ly
 IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
 Tìm hiểu về điều kiện nghiệm đúng của ĐL phân li 
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1.Tìm hiểu về hiện tượng trội không hoàn toàn, phân biệt trội không hoàn toàn
2. Phép lai phân tích
Ví dụ:
Ví dụ
Kiểu gen P
Tỉ lệ KG F1
Số KG F1
TL KH F1
Số KH F1
AaxAa
1AA:2Aa:1aa
3
3:1
2 TrHT
AaxAa
1AA:2Aa:1aa
3
1:2:1
2 TrKHT
Aa x aa
1Aa:1aa
2
1:1
2 TrHT
Aa x aa
1Aa:1aa
2
1:1
2 TrKHT
 Câu hỏi: 1-4 sgk
Chuẩn bị bài 9 
V. ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
 1. HĐ 1
 2. HĐ 2
 Tiết 10 - Bài 9: QUY LUẬT MENĐEN-QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Nêu khái niệm, phân biệt phép lai hai hay nhiều cặp
- Mô tả được thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm bằng suy luận toán học
- Trình bày được nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học
3. Về kĩ năng - Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
 1. GV: Sơ đồ cơ sỏ tế bào học
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Cho đậu hạt nâu giao phấn với đậu hạt trắng thu được F1 toàn đậu hạt nâu. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 cho tỉ lệ 3 đậu hạt nâu : 1 đậu hạt trắng. Biên luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thí nghiệm lai 2 tính trạng :
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK trả lời những câu hỏi sau:
- Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai hai tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào?
- Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm đó đã phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử?
- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.
I/ Thí nghiệm lai hai tính trạng. ( 15’)
Nội dung quy luật phân li độc lập: Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của mỗi cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II, tóm tắt cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
Xét riêng từng cặp tính trạng tỉ lệ?
Xét chung -> kết quả 9331=> kết luận gì
-Số tổ hợp kiểu hình= tích tỉ lệ các tính trạng 
-Số tổ hợp kiểu gen bằng tích tỉ lệ các kiểu gen
II. Cơ sở tế bào học
Pt/c VT x XN
F1: 100% VT
 F1x F1
F2: 9VT:3VN:3XT:1XN
Phân tích kết quả TN:
V: X = 3: 1
T : N = 3:1
=> mỗi tính trạng di truyền độc lập.
Sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do của các cặp NST dẫn đến sự nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng trên cặp NST tương đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen.
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGK mục III=> ý nghĩa
III/ ý nghiã của các quy luật Menđen
- Khi biết một tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen, ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai.
Giải thích được tính đa dạng của sinh giới (nguyên nhân biến dị tổ hợp" con cháu có những sai khác với bố mẹ, tổ tiên).
 IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
Câu 1. Cơ sở tế bào học của quy luật phân độc lập là
A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể. 
Câu 2. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb x Aabb.	B. AaBB x aaBb.
C. Aabb x AaBB.	D. AaBb x AaBb.
Câu 3 : Khi cho lai hai dòng đậu thuần chủng hạt tím, trơn và hạt trắng, nhăn thu được F1 toàn đậu cho hạt tím, trơn. Cho F1 tự thu phấn sẽ thu được F2 có tỉ lệ KG và KH ntn ? Biết rằng phép lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
Câu hỏi (1-5 SGK)
V. ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
 1. HĐ 1
 2. HĐ 2
Tiết 11 - Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Nêu được ví dụ, giải thích kết quả lai bằng suy luận toán học
- Trình bày được nội dung, cơ sở tế bào học của tương tác bổ bung và tương tác cộng gộp.
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học
3. Về kĩ năng- Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy, so sánh
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: sơ đồ lai
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 : cho biết gen A trội hoàn toàn so với a, B trội hoàn toàn với b. P dị hợp 2 cặp lai phân tích. Cho biết kết quả Fb
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm tương tác gen và kiểu tương tác bổ sung 
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I-1 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Thế nào là tương tác gen. 
- GV giải thích thế nào là gen không alen. 
2. GV đưa ra ví dụ và yêu cầu HS :
- Hãy cho biết sự giống và khác giữa thí nghiệm lai trong tương tác bổ sung so với thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen
- Từ tỉ lệ kiểu hình ở F2 cho phép ta kết luận được gì về KG của F1? 
- Tóm tắt TN và viết SĐL từ P đến F2.
I/ Tương tác gen.
 Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành tính trạng.
1. Tương tác bổ sung:
- Tỉ lệ : 9 : 7 ; 9 :6 :1 ; 9 :3 :3 :1
Ví dụ::Lai ở bí 
Pt/c : Tròn x Tròn
F1 100% dẹt
 F1 x F1
F2 9 dẹt: 6 tròn : 1 dài.
- Giải thích:
F2 có 16 tổ hợp gen => mỗi bên F1 phải cho 4 loại giao tử => F1 dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.=> 2 gen chi phối 1 tính trạng
A-B- Dẹt; A-bb; aaB_ tròn, aabb dài
óKL: Tương tác bổ sung là kiểu tương tác của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện KH mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tương tác cộng gộp 
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Yêu cầu học sinh đọc mục I-2 và quan sát hình 10.1 SGK hoàn thành những nội dung sau:
 - Thế nào là tương tác cộng gộp?
- Nêu ví dụ về tính trạng do 2 gen chi phối có tỉ lệ : 15 :1; qua đó có nhận xét gì về vai trò của mỗi gen trội góp phần vào việc hình thành tính trạng
2. Tương tác cộng gộp:
- Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó mỗi gen cùng loại góp phần như nhau vào sự hình thành tính trạng.
Ptc:Lúa mì đỏ x trắng
F1: 100% đỏ tươi
F2: 15 đỏ (thẫm, tươi, hồng, nhạt): 1 trắng
ó Kiểu tác động qua lại của hai hay nhiều gen không alen làm xh tính trạng mới. 
Vai trò của mỗi gen trội góp phần như nhau trong việc hình thành tính trạng, tính trạng màu đỏ phụ thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong kiểu gen
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động đa hiệu của gen 
 Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Yêu cầu học sinh đọc mục II và quan sát hình 10.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày khái niệm gen đa hiệu?
- Những biểu hiện nào cho thấy gen đột biến HbS có phải là gen đa hiệu không ? 
- Khi một gen đa hiệu bị đột biến dẫn đến hậu quả gì?
 IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
*Tóm lại: PLĐL 1-1tt, tương tác gen là 2 hay nhiều gen -1 tt hoặc 1 gen –nhiều tt
Câu 1: Khi cho giao phấn các cây lúa mạch hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật 
A. tương tác át chế.
B. tương tác bổ sung
C. tương tác cộng gộp.	
 D. phân ly.
Bài tập 1-5 sgk
V. ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
 1. HĐ 1
 2. HĐ 2
Tiết 12 - Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
-Nêu được khái niệm; Mô tả được thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm bằng suy luận toán học
- Trình bày được nội dung, cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen
- Phân biệt dược liên kết gen với hoán vị gen, phân li độc lập, tương tác gen
-Nêu ý nghĩa của liên kết gen với hoán vị gen
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học
3. Về kĩ năng- Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: Hình ảnh về TN liên kết hoàn toàn, không hoàn toàn
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: 
BT: Cho A- hạt vàng, a- hạt xanh; B- hạt trơn, b – hạt nhăn.
Biết 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau và trội là trội hoàn toàn.
Xác định kiểu gen và KH cho phép lai sau : AaBb (vàng-trơn) x aabb (xanh-nhăn).
Giải:
 P : AaBb (vàng – trơn) x aabb (xanh – nhăn) 
 Gp : AB, Ab, aB, ab ab 
 F : có KG : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb. 
 KH : 1vàng-trơn : 1vàng-nhăn : 1xanh-trơn : 1xanh-nhăn. 
ĐVĐ: Tương tự Giả sử A – xám trội so với a – đen, b –dài trội so với b- cụt; F1 thân xám cánh dài dị hợp 2 cặp gen lai phân tích hãy cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở Fb theo Men đen như thế nào? LKG bổ sung cho PLĐL ntn ?
. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về liên kết gen
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
GV nêu TN của Moocgan => Từ kết quả của F1 ta rút ra được điều gì?
Yêu cầu hs viết SĐL
A và B trên cùng 1 NST
Lai nghịch kết quả khác=> 2
I/ Liên kết gen.
Hiện tượng một số gen cùng trên 1 NST phân li cùng nhau trong giảm phân và tổ hợp lại cùng nhau trong thụ tinh tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. 
Số nhóm liên kết của mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài.
 Pt/c : ♀ x ♂
Gp : AB ab
F1 : ( thân xám – cánh dài)
Lai phân tích ruồi đực F1.
F1 : ♂ x ♀ 
GF1 : AB, ab ab
Fa : : 
 1xám – dài : 1đen - cụt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoán vị gen
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
Gv nêu TN phép lại nghịch (Moocgan) và yêu cầu HS phân tích kết quả lai.
Phân tích kết quả của phép lai để rút ra được quy luật di truyền chi phối phép lai.
ó Giới cái ruồi giấm HVG
II/ Hoán vị gen.
1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng HVG.
 Pt/c : ♀ x ♂ 
Gp : AB ab
F1 : ( thân xám – cánh dài)
Lai phân tích ruồi cái F1.
F1 : ♀ x ♂ 
GF1 :AB=ab= 41,5% ab
 Ab=aB=8,5%
Fa : 41,5% : 41,5% : 8,5% : 8,5%
41,5% thân xám – cánh dài : 41,5% thân đen – cánh cụt : 8,5% thân xám – cánh cụt :
8,5% thân đen – cánh dài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ sở TBH và ý nghĩa của LKG
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. HS nghiên cứu SGK mục II.2, trả lời câu hỏi :
- Thế nào gọi là HVG ?
- Cơ sở TB của HVG là gì ?
- HVG có đặc điểm gì ?
- Làm thế nào để tính được tần số HVG ?
Gv hướng đẫn HS vào tính TSHVG cụ thể TN trong bài.
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG.
- ĐN : HVG là hiện tượng một số gen trên NST này đổi chỗ với một số gen tương ứng trên NST kia( 2 NST cùng cặp).
- Cơ sở TB : Do sự trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép ở kì đầu của GPI trong qúa trình phát sinh giao tử các gen tương ứng đổi chỗ cho nhau.
- Đặc điểm của HVG :
+ Các gen càng nằm xa nhau trên NST càng dễ xảy ra HV.
+ Các gen trên NST có xu hướng chủ yếu là liên kết nên tần số HVG luôn nhỏ hơn 50%.( Khi TSHVG =50% kết quả giống phân li độc lập).
- Công thức tính tần số HVG :
+ TSHVG = tổng % các loại giao tử có HV.
+ TSHVG = % 1 loại gt HVx số gt HV.
Liên kết gen:
+ LK hoàn toàn: Hạn chế biến dị tổ hợp hạn chế số KG, KH ở thế hệ sau, làm giảm tính biến dị của cá thể. Duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái.
- Các gen liên kết hoàn toàn với nhau tạo ĐK để các nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau trong quá trình DT.
- Giúp sự DT chính xác từng cụm gen cho thế hệ sau.
+ LK không hoàn toàn: - Làm tăng nguồn biến dị tổ hợp, tăng số KG, KH ở thế hệ sau, tạo độ đa dạng về loài. Toạ nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- ứng dụng HVG để ttổ hợp các gen tốt vào trong cùng một cơ thể.
 IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
Làm thế nào để phát hiện hai gen nào đó liên kết hay phân ly độc lập ? 
Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết ? 
Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
Hoàn thành bảng so sánh hiện tượng di truyền phân ly độc lập và di truyền liên kết 
Đặc điểm so sánh
DT phân ly độc lập
DT liên kết
Đặc điểm
Cơ chế
Kết quả
ý nghĩa
 Hoàn thành bảng so sánh hiện tượng di truyền liên kết gen và hoán vị gen
Tiêu chí so sánh
DT liên kết gen
Hoán vị gen
Cơ thể bố mẹ đem lai
Kết quả lai F1
Phép lai sử dụng trong thí nghiệm
Cơ thể F1 đem lai
Kết quả thu được Fb
Số loại kiểu hình ở Fb
Đặc điểm kiểu hình thu được ở Fb so với P
V. ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
 1. HĐ 1
 2. HĐ 2
3. HĐ 3
Tiết 13 - Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ 
 DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Mô tả được thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm bằng suy luận toán học
- Trình bày được nội dung, cơ sở tế bào học của DT liên kết với giới tính và DT ngoài nhân.
- Nêu ý nghĩa của DT liên kết với giới tính và DT ngoài nhân.
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học, niềm tin về khoa học
3. Về kĩ năng - Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: Hình ảnh về DT liên kết giơi tính và DT ngoài nhân
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Bài mới: 
+PLĐL các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau; 1 gen – 1 tính trạng
+Tương tác gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau; 2 gen – 1 tính trạng...
+Liên kết gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau; 1 gen -1 tính trạng
ó Các gen đều nằm trên NST thường và trong nhân tế bào
Nay Nc gen trên NST giới tính và gen ngoài nhân (ti thể, lạp thể)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về NST giới tính và một số cơ chế xác định giới tính
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. GV yêu cầu học sinh đọc SGK mục I-1 kết hợp kiến thức đã học ở bài 12 SH 9 và trả lời các câu hỏi sau :
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường.
- Hãy chỉ ra các vùng tương đồng và không tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, các đoạn này có đặc điểm gì ?
- Cho ví dụ về 1 cặp NST giới tính ở 1 số sv?
I/ Di truyền liên kết với giới tính.
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể: 
a. NST giới tớnh
- Là loại NST cú chứa gen quy định giới tớnh
- Trong cặp NST giới tính ở người:
Cặp XX gồm 2 chiếc tương đồng
Cặp NST XY tương đồng và tương đồng.
b. Một số cơ chế tb xác định giới tính bằng NST: 
- Ở đv có vú, ruồi giấm: ♀ XX, ♂ XY
- Ở chim, bướm, gà, cá, ếch nhái: ♀ XY, ♂ XX
- Ở châu chấu, rệp, bọ xít: ♀ XX, ♂ XO
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự DT của các gen trên NST giới tính. 
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Đọc SGK mục I-2-3 trả lời ch sau:
- Nêu thí nghiệm về sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm.
- Kết quả lai thuận nghịch như thế nào ? Moocgan giải thích kết quả đó ?
- Căn cứ vào sơ đồ 12.2 viết sơ đồ lai trong mỗi trường hợp.
- Làm thế nào để phát hiện được 1 tính trạng nào đó do gen nằm trên NST quy định ?
- Thế nào là sự di truyền liên kết với giới tính ?
- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu đặc điểm sự di truyền gen trên NST X, Y.
2. Di truyền liên kết với giới tính.
a. Gen trên X :
- Thí nghiệm ( SGK)
- Cơ sở tế bào học:
- Sơ đồ lai
 Giả sử W: mắt đỏ, w: mắt trắng), gen quy định màu mắt nằm trên NST X.
- SĐL: Lai thuận
P XWXW x XwY
Gp XW Xw, Y
F1 XWXw, XWY
GF1 XW, Xw XW, Y
F2 XWXW, XwY, XWXw, XWY
 Lai nghịch: học sinh về nhà viết tiếp.
Gen trên Y: VD về người có tật túm lông tai
SĐL:
-Đặc điểm: Gen lặn trên X không có alen tường ứng trên Y: Di truyền chéo; kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau
-Đặc điểm: Gen lặn trên Y không có alen tường ứng trên X: ĐT thẳng; 100% tính trạng di truyền cho cùng giới 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về di truyền ngoài nhân
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1.HS đọc SGK mục II trả lời các câu hỏi sau:
Từ kết quả thí nghiệm của Côren có thể rút ra những nhận xét gì? 
Tại sao có hiện tượng đó ?
Gen quy định sự di truyền các tính trạng đó nằm ở đâu ?
II/ Di truyền ngoài nhân.
*)Thí nghiệm: sgk
- Lai thuận lai nghịch kết quả khác nhau biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
- Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.
 IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định. (Câu hỏi thông hiểu)
Bệnh mù màu đỏ- xanh lục ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh muc màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để sinh được một người con trai đó bị bệnh muc màu là bao nhiêu ? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh. 
Làm thé nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định ? 
Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định ? 
So sánh gen trong nhân và gen ngoài nhân
Điểm phân biệt
Gen trong nhân
Gen ngoài nhân
Khác nhau
Giống nhau
 Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
V. ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
 1. HĐ 1
 2. HĐ 2
 3. HĐ 3
Tiết 14 - Bài 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG 
LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Mô tả được mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Trình bày được nội dung thường biến, mức phản ứng
- So sánh thường biến và đột biến
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học, vận dụng vào đời sống chăn nuôi trồng trọt
3. Về kĩ năng- Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: Hình ảnh thường biến, mức phản ứng
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiểu gen và tính trạng
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
GV nêu TN:
HS hãy giải thích sơ đồ sau về mối quan hệ giứa KG- KH- MT
- Chỉ ra những ảnh hưởng của môi trường ngoài đến sự biểu hiện của gen.
Mối quan hệ giữa kiểu gen và tính trạng
AND =>mARN=> polipeptit=>protein=> TT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
Đọc SGK VD1, VD2, VD3 tr 55-56 Mô tả được thí nghiệm ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự biểu hiện của gen.=> kết luận gì về sự di truyền các tính trạng trên ?
Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
P không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền cho con một kiểu gen, kiểu gen quy điịnh kiểu hình, kiểu hình phụ thuộc vào môi trường
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mức phản ứng
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
1. Đọc mục 3 tr 56 sgk Trình bày được thế nào là mức phản ứng của kiểu gen.
- Lấy được ví dụ về những tính trạng có mức phản ứng rộng, những tính trạng có mức phản ứng hẹp.
- Trình bày được thế nào là thường biến- ví dụ : Thỏ hymalaya
III. Mức phản ứng của kiểu gen
 - KN: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 kiểu gen
- Đặc điểm: + Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng.
+ Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.
+ Di truyền được vì do kiểu gen quy định.
+ Thay đổi theo từng loại tính trạng.
- Phương pháp xác định mức phản ứng:
 Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 kiểu gen, rồi cho chúng sinh trưởng trong các MT khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng.
*Thường biến :
- Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường, dồng loạt.
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định –giới hạn của thường biến (mức phản ứng)
 IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen ? 
Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì ? 
Nói : Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng ‘má lúm đồng tiền’ có chính xác không ? Nếu cần thì phải sử lại câu này như thế nào ? 
Một số ba con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ty giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên.
V. ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
 1. HĐ 1
 2. HĐ 2
3.HĐ 3
Tiết 15 - Bài 15. BÀI TẬP CHƯƠNG I – II
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.
- Phân biệt được các quy luật di truyền phân li độc lập với liên kết - hoán vị gen; gen nằm trên NST thường, NST giới tính hay gen ngoài nhân.
2. Kĩ năng:
- Tính toán lập luận, vận dụng
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết giải các bài tập di truyền.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.
4. Năng lực :
- Tính toán
	- Đam mê nghiên cứu khoa học
3. Về kĩ năng- Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: CB phương án giải BT
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
2. Bài mới: 
A. Phương pháp giải bài tập di truyền (chương II) :
 a. Cách giải bài tập lai một cặp tính trạng:
 Phép lai một cặp TT đề cập tới các qui luật di truyền: Phân li, trội không hoàn toàn, tương tác gen không alen, tác động cộng gộp, di truyền liên kết giới tính.
 * Xác định tỉ lệ KG, KH ở F1 hay F2.
 Đề bài cho biết TT là trội, lặn hay trung gian hoặc gen qui định TT (gen đa hiệu, tương tác giữa các gen không alen, TT đa gen...) và KH của P. Căn cứ vào yêu cầu của đề (xác định F1 hay F2), ta suy nhanh ra KG của P. Từ đó viết sơ đồ lai từ P đến F1 hoặc F2 để xác định tỉ lệ KG và KH của F1 hay F2.
 Ví dụ tỉ lệ KH 3:1 (trội hoàn toàn), 1:1 (lai phân tích), 1:2:1 (trội không hoàn toàn), 9:7 (tương tác gen không alen)...
 * Xác định KG, KH của P:
 Đề bài cho biết số lượng hay tỉ lệ các KH ở F1 hoặc F2. Căn cứ vào KH hay tỉ lệ của nó ta nhanh chóng suy ra KG và KH (nếu đề bài chưa cho).
 Ví dụ: Nếu F1 có tỉ lệ KH 3:1 thì P đều dị hợp tử, hay 1:1 thì một bên P là thể dị hợp, bên còn lại là thể đồng hợp lặn, nếu F2 có tổng tỉ lệ KH bằng 16 và tùy từng tỉ lệ KH mà xác định kiểu tương tác gen không alen cụ thể.
 b. Cách giải bài tập lai nhiều cặp tính trạng:
 Phép lai hai hay nhiều cặp TT đề cập tới các qui luật di truyền: Phân li độc lập, di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
 * Xác định tỉ lệ KG, KH ở F1 hay F2.
 Đề bài cho qui luật di truyền của từng cặp TT và các gen chi phối các cặp TT nằm trên cùng một NST hoặc trên các NST khác nhau. Dựa vào dữ kiện đề đã cho ta viết sơ đồ lai từ P đến F1 hoặc F2 để xác định tỉ lệ KG và KH ở F1 hoặc F2.
 * Xác định KG, KH của P:
 Đề bài cho biết số lượng cá thể hoặc tỉ lệ các KH ở F1 hay F2. Trước hết phải xác định qui luật di truyền chi phối từng cặp TT, từ đó suy ra kiểu gen ở P hoặc F1 của cặp TT. Căn cứ vào tỉ lệ KH thu được của phép lai để xác định qui luật di truyền chi phối các TT:
- Nếu tỉ lệ mỗi KH bằng tích xác suất của các TT hợp thành nó thì các TT bị chi phối bởi qui luật phân li độc lập.
- Nếu tỉ lệ KH là 3:1 hoặc 1:2:1 thì các cặp TT di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nếu tỉ lệ KH không ứng với 2 trường hợp trên thì các cặp tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn.
B. Gợi ý đáp án bài tập chương I trang 64:
1/65:
 a) Mạch khuôn	 3’ TAT GGG XAT GTA ATG GGX 5’ 	
 Mạch bổ sung 5’ ATA XXX GTA XAT TAX XXG 3’ 	
 mARN	 5’ AUA XXX GUA XAU UAX XXG 3’ 	
 b) 18/3 = 6 codon/mARN.
c) Anticodon của tARN : UAU GGG XAU GUA AUG GGX.
3/65:
Đoạn chuỗi polipeptit 	 Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg 
 	mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
 ADN: - Mạch khuôn 3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
6/65 : Theo đề ra, 2n = 10 --> n = 5. Số lượng thể ba tối đa là 5 (trù trường hợp thể ba kép).
7/65 : Cây thể ba ở cặp NST số 2 là 2n+1, cây lưỡng bội bình thường là 2n.
 P : mẹ 2n+1 x bố 2n
Gp : n, n+1 n
F1 2n; 2n+1
Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể ba (2n+1) và 50% số cây con là lưỡng bội bình thường (2n). 
C. Gợi ý đáp án các bài tập chương II SGK:
2/66: Cần phải sử dụng qui luật xác suất để giải thì sẽ nhanh.
a. Tỉ lệ KH trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về gen C là 1/2, về gen D là 3/4 và về gen E là 1/2 . Do vậy tỉ lệ đời con có tỉ lệ KH trội về tất cả 5 tính trạng sẽ bằng:
 1/2x3/4x1/2x3/4x1/2.
b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ sẽ bằng 1/2x3/4x1/2x3/4x1/2.
c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố sẽ bằng: 1/2x1/2x1/2x1/2x1/2.
6/67: C
7/67:D
CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ
Kiểm tra bài tập trên nhóm zalo hoặc padlet – classzoom trước khi đến lớp
ĐIỀU CHỈNH THEO KẾ HOẠCH
Bài HVG dạy thêm=>1/2 bài thường biến
Chương III - DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Tiết 16 – Bài 16: CẤU TRÚC DI TRUYỂN CỦA QUẦN THỂ
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A2
12A1
12 A3
12A5
12A4
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Nêu khái niệm quần thể; Lấy được ví dụ về quần thể sinh thái, quần thể giao phối.
- Trình bày cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Phân tích chỉ rõ tính quy luật DT của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
Vận dụng giải bài tập, giải thích các hiện tượng di truyền quần thể trong tự nhiên; ứng dụng thực tiễn đời sống.
2. Về thái độ
	- Đam mê nghiên cứu khoa học
3. Về kĩ năng- Phát triển năng lực
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích , tư duy
- Năng lực tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC
1. GV: Bảng quy luật di truyền quần thể tự thụ sgk 
 2. HS: SGK vở ghi
	III. THIẾT KÊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc trưng di truyền của quần thể
Hoạt động của thày - trò
Nội dung
Nêu khái niệm quần thể? 
QT tự phối, giao phối gần, 
Vốn gen?
QT giao phối ngẫu nhiên?
Yêu cầu học sinh đọc VD tính tần số tương đối của từng kiểu gen và của từng alen trong quần thể đậu Hà lan SGK/68
Gọi: N là tổng số cá thể trong QT
 D là số cá thể có KG ĐH trội
 H là số cá thể có KG dị hợp
 R là số cá thể có KG đồng hợp lặn
Thì : N = D + H + R
*TSTĐ của các KG: 
d = , h = , r = 
p = = d + ; 
q = = r + 
d (TS tương đối của KG AA)
h (TS tương đối của KG Aa)
r (TS tương đối của KG aa)
p (TS tương đối của alen A)
q (TS tương đối của alen a)
Lưu ý: Trong QT: 
 p + q = 1 và d + h + r = 1
Các đặc trưng di truyền của quần thể
Quần thể là gì? VD:
QT tự phối? VD:
QT ngẫu phối? VD:
Vốn gen của quần thể: Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong QT
Tần số alen – tần số kiểu gen: bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong QT -(số kiểu gen)/tổng số các kiểu gen trong QT.
 Xác định được TSTĐ của các KG: 500AA:200Aa:300aa
TSTĐ của KG :
AA = 500/(500 + 200 + 300)= 0,5
Aa = 200/ ( 500 + 200 + 300) = 0,2
 aa = 300/ ( 500 + 200 + 300) = 0,3
TSTĐ của alen A = 0,5 + 0,2/2 = 0,6
TSTĐ của alen a = 0,3 + 0,2/2 = 0,4
ó p = d + ; q = r + ; 
 P+p=1; d + h + r = 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quần thể tự phối 
Hoạt động của thày -trò
Nội dung
Viết sơ đồ lai 3 Ví dụ sau:
P: AA x AA F1: AA .Fn
P: aa x aa F1: aa ..Fn
P: Aa x Aa 
F1: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
F2: 3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa 
F3: 7/16 AA : 1/8 Aa : 7/16 aa 
NC bảng 16 tr 69
Fn: AA=aa = (1- 1/2n)/2; Aa=1/2n
 Nâng cao: XAA: yAa : zaa = 1
Rút ra kết luận gì trong dt chọn tạo giống và luật hôn nhân gia đình? Giải thích hiện tượng cấm kết hôn gần? Hiện tượng giao phối cận huyết? Hiện tượng thoái hóa giống?
Quần thể tự thụ phấn
P 100% Aa tự thụ
Ln = AA=aa = (1- 1/2n)/2
Aa=1/2n 
 Nâng cao: XAA: yAa : zaa = 1
Ln = AAó x+(y- y/2n)/2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_chuong_ii_tinh_quy_luat_cua_hien_tuo.docx