Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bản đầy đủ

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bản đầy đủ

PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

Chương I - CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

.

Tiết 1, 2- ÔN TẬP AXIT NUCLEIC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi học xong bài này học sinh phải

- Lập được bản đồ tư duy tổng kết kiến thức về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp phân tử.

- NXây dựng, giải thích được phương pháp giải các dạng bài tập di truyền phân tử: Bài tập về cấu trúc ADN, ARN, Pr.

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện được khả năng lập bản đồ tư duy, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phát triển được kỹ năng so sánh, phân tích, tính toán, giải bài tập.

3. GDMT

- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.

 

doc 180 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bản đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
Chương I - CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
........................................
Tiết 1, 2- ÔN TẬP AXIT NUCLEIC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Lập được bản đồ tư duy tổng kết kiến thức về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp phân tử. 
- NXây dựng, giải thích được phương pháp giải các dạng bài tập di truyền phân tử: Bài tập về cấu trúc ADN, ARN, Pr.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện được khả năng lập bản đồ tư duy, thuyết trình, thảo luận nhóm..
- Phát triển được kỹ năng so sánh, phân tích, tính toán, giải bài tập.
3. GDMT
- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.
4. Phát triển năng lực
a. Năng lực kiến thức
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b. Năng lực sống 
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
- Trực quan tư duy, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi, hỏi đáp ơrictic, thảo luận nhóm, semina...
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức về cấu trúc ADN, ARN, Pr
- Ôn lại các công thức giải các dạng bài tập về cấu trúc ADN, ARN, Pr.
- Giấy Ao, bút dạ.
2. Giáo viên
	- Giáo án, bài giảng điện tử, hệ thống bài tập trắc nghiệm, tự luận, nâng cao.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp, KTSS. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ .
-Xây dựng bản đồ tư duy hệ thống kiến thức đã học qua hai bài 1,2.
( HS làm theo nhóm ra giấy Ao)
3. Dạy- học bài mới
GV đặt vấn đề
Bài mới
Hoạt động 1: Giải bài tập về ADN - quá trình nhân đôi ADN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS tổ 1 giới thiệu về cấu trúc, chức năng của ADN.
HS tổ 2. Bảng các công thức phần ADN, quá trình nhân đôi ADN( đã chuẩn bị ở nhà).
Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chấm điểm.
GV phát phiếu học tập số 1.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
PBT1. BÀI TẬP ADN – 
Bài 1: Xác định tỉ lệ % các loại nu trong phân tử AND trong các trường hợp sau:
a. Hiệu số A với một nu khác là 20% tổng số nu của AND
b. Thương số A với một nu khác không bổ sung là 2/3
Bài 2: Trên mạch đơn của phân tử AND có T=20%, A= 10%, X=25% tổng số nu của mạch. Tính tỉ lệ % của mỗi loại nu có trong hai mạch của AND. Tỉ lệ % mỗi loại nu của gen
Bài 3: Một gen dài 0/408Mm. Mạch thứ nhất của gen có 40%A gấp đôi số A nằm trên mạch thứ hai
1. Tính số liên kết hoá trị giữa đường và axit trong gen
2. Tính số liên kết hyđrô của gen
Bài 4: Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần lượt là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306Mm
1. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của mỗi mạch đơn và của gen
2. Tính số chu kì xoắn và khối lượng trung bình của gen
3. Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị có trong gen.
I. LÝ THUYẾT - BÀI TẬP ADN 
1. ADN.
a. Cấu trúc
b. Chức năng.
c. Đặc trưng.
2. Bài tập ADN
DẠNG 1: TÍNH SỐ NU CỦA ADN ( HOẶC CỦA GEN )
1)Đối với mỗi mạch: Trong AND, 2 mạch bổ sung nhau nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau.
	Mạch 1:	A1	T1	G1	X1	
Mạch 2:	
	T2	A2	X2	G2 
A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 
2)Đối với cả 2 mạch: Số nu mỗi loại của AND là số nu loại đó ở 2 mạch.
 A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2+ T2 
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
%A + %G = 50% = N/2
%A1 + %A2 = %T1 + %T2 = %A = %T
 2
%G1 + %G2 = %X1 + % X2 = %G = %X
 2 2
+Do mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu nên ta có:
 N = 20 x số chu kì xoắn
N = khối lượng phân tử AND 
 300
	+Mỗi nu có khối lượng là 300 đơn vị cacbon nên ta có:
DẠNG 2: TÍNH CHIỀU DÀI
Mỗi mạch có N/2 nu, chiều dài của 1 nu là 3,4 A0 .
1 micromet (µm) = 104 A0.
1 micromet =106nanomet (nm).
1 mm = 103 µm = 106 nm = 107 A0 . 
L = N x 3,4 A0
 2
DẠNG 3: TÍNH SỐ LIÊN KẾT HIDRO VÀ SỐ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1)Số liên kết Hidro: 
A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hidro.
H = 2A + 3G
G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hidro.
2)Số liên kết cộng hóa trị:
Trong mỗi mạch đơn, 2 nu kế tiếp nối với nhau bằng một liên kết hóa trị, vậy N/2 nu sẽ có số liên kết hóa trị là N/2 – 1 liên kết.
	 Số liên kết hóa trị giữa các nu trong cả 2 mạch của AND là: ( N/2 – 1 )2 = N – 2 
Trong mỗi nu có một liên kết hóa trị ở axit photphoric với đường C5H10O4.
 Số liên kết hóa trị trong cả phân tử AND là: 
N – 2 + N = 2N – 2 .
Hoạt động 2: Ôn lý thuyết- bài tập ARN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS tổ 3. Nhắc lại cấu trúc, chức năng của ARN.
HS tổ 4. Viết các công thức liên quan đến cấu trúc ARN.
Cả lớp làm bài tập.
Bài 5: Mạch 1 của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần lượt là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306Mm
1. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của mỗi mạch đơn và của gen
2. Tính số nu từng loại trên mARN biết mạch 2 là mạch mã gốc.
3. Tính số liên kết hoá trị có trong 1 mARN.
4. Chiều dài của mARN.
II. ARN
Cấu trúc.
Chức năng.
Bài tập
rN = rA + rU + rG + rX =N/2 
rN = khối lượng phân tửARN
300
DẠNG 1: TÍNH SỐ NUCLEOTIT CỦA ARN
DẠNG 2: TÍNH CHIỀU DÀI VÀ SỐ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ CỦA ARN.
1)Chiều dài:
LARN = rN x 3,4 A0
LARN = LADN = N x 3,4 A0
	 2
2)Số liên kết cộng hóa trị:
Trong mỗi ribonu: rN 
HTARN = 2rN – 1 
Giữa các ribonu: rN – 1
Trong phân tử ARN : 
4. Củng cố: 
Phiếu bài tập trắc nghiệm
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1 : Trên một mạch của gen có chứa 150 A và 120 T. Gen nói trên có chứa 20% số nuclêôtit loại X. Số liên kết hiđrô của gen nói trên bằng : A. 990 B. 1020 C. 1080 D. 1120
Câu 2 : Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết phôtphođieste giữa đường với axit photphoric là 4798. Khối lượng của gen và số liên kết hiđrô của gen bằng :
A. 720000đ.v.c và 3120 liên kết B. 720000 đ.v.c và 2880 liên kết.
C. 900000 đ.v.c và 3600 liên kết D. 900000 đ.v.c và 3750 liên kết.
Câu 3 :Một gen có chiều dài 214,2 namômet. Kết luận nào sau đây không đúng về gen nói trên ?
A. Gen chứa 1260 nuclêôtit B. Số liên kết phốtphođieste của gen bằng 2418
C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn D. Khối lượng của gen bằng 378000 đơn vị cacbon.
Câu 4 : Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng :
A. A = T = 360, G = X = 540 B. A = T = 540, G = X = 360
C. A = T = 270, G = X = 630 D. A = T = 630, G = X = 270
Câu 5 : Số vòng xoắn của một gen có khối lượng 504000 đơn vị cacbon là :
A. 64 B. 74 C. 84 D. 94
Câu 6 : Một gen có 3598 liên kết phôtphođieste và có 2120 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng :
A. A = T = 360, G = X = 540 B. A = T = 540, G = X = 360
C. A = T = 320, G = X = 580 D. A = T = 580, G = X = 320
Câu 7 : Một gen có hiệu số giữa G với A bằng 15% số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10%T và 30%X. Kết luận đúng về gen nói trên là :
A. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1 = 2,5%, X1 = 30%. B. A1 = 10%, T1 = 25%, G1 = 30%, X1 = 35%
C. A2 = 10%, T2 = 25%, G2 = 30%, X2 = 35% D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2 = 30%, X2 = 2,5%
Câu 8 : Một phân tử ADN có 30% A. Trên một mạch của ADN đó có số G bằng 240000 và bằng 2 lần số nuclêôtit loại X của mạch đó. Khối lượng của phân tử ADN nói trên (tính bằng đơn vị cacbon) là : A. 54.107 đ.v.c B. 36.107 đ.v.c C. 10,8.107 đ.v.c D. 72.107 đ.v.c
Câu 9 : Sô liên kết giữa đường với axit trên một mạch của gen bằng 1679, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác của gen bằng 20%. Số liên kết của gen nói trên bằng : A. 2268 B. 1932 C. 2184 D. 2016
Câu 10 : Một gen có chiều dài trên mỗi mạch bằng 0,2346 micrômet thì số liên kết phôtphođieste giữa các đơn phân trên mỗi mạch của gen bằng bao nhiêu ? A. 688 B. 689 C. 1378 D. 1879
Câu 11: Một mạch của phân tử ADN có khối lượng bằng 36.107 đơn vị cacbon, thì số vòng xoắn của phân tử ADN nói trên bằng : A. 480000 B. 360000 C. 240000 D. 120000
Câu 12 : Trên mạch thứ nhất của gen có 15% A, 25% T và tổng số G với X trên mạch thứ hai của gen bằng 840 nuclêôtit. Chiều dài của gen nói trên (được tính bằng namômet) bằng :
A. 489,6 B. 4896 C. 476 D. 4760
Câu 13 : Một gen có 93 vòng xoắn và trên một mạch của gen có tổng số hai loại A với T bằng 279 nuclêôtit . Số liên kết hiđrô của các cặp G – X trong gen là :
A. 1953 B. 1302 C. 837 D. 558
Câu 14 : Một gen có khối lượng 540000 đơn vị cacbon và có 2320 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng :
A. A = T = 520, G = X = 380 B. A = T = 360, G = X = 540
C. A = T = 380, G = X = 520 D. A = T = 540, G = X = 360
Câu 15 : Một gen có chiều dài 469,2 namômet và có 483 cặp A – T. Tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là :
A. A = T = 32,5%, G = X = 17,5% B. A = T = 17,5%, G = X = 32,5%
C. A = T = 15%, G = X = 35% D. A = T = 35%, G = X = 15%
Câu 16 : Một mạch của gen có số lượng từng loại nuclêôtit A. T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỷ lệ 1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nuclêôtit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micrômet. Số liên kết hiđrô của gen bằng : A. 1840 B. 1725 C. 1794 D. 1380
Câu 17: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020.	
Câu 18: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. C. A = 450; T = 150; G= 750; X = 150.
B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.
Câu 19: Ở người, hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội là 6,6.10-12g. Một tế bào sinh trứng tham gia giảm phân tạo tế bào trứng, trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân 1 là 
A. 13,2.10-12g.	B. 3,3.10-12g.	C. 6,6.10-12g.	D. 26,4.10-12g.
Câu 20 : Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 OC ; B = 78 OC ; C = 55OC ; D = 83 OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D → B → C → E → A 	B. A → E → C → B → D
C. A→ B → C → D →E 	D. D→ E → B → A → C
Câu 21: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là
A. A = T = 300; G = X = 1200. C. A = T = 900; G = X = 600.
B. A = T = 1200; G = X = 300. D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 22: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là (A+G/T+X) = 1/2. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,5. B. 0,2 C. 2,0. D. 5,0.
Câu 23:Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có (T+X)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 80%; T + X = 20%.	C. A + G = 25%; T + X = 75%.
B. A + G = 20%; T + X = 80%. D. A + G = 75%; T + X = 25%.
Câu 24. Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen?	
A. Đầu 5’mạch mã gốc.	C. Đầu 3’ mạch mã gốc.	
B. Đầu 5’mạch bổ sung.	D. Đầu 3’ mạch bổ sung.	
Đáp án : 1 - C ; 2 - b; 3 - B; 4 - A; 5 - C; 6 - D; 7 - C; 8 - A; 9 - B; 10 - B; 11 - D; 12 - C; 13 - A; 14 - C; 15 - B; 16 – A, 17- B; 18- A; 19- A; 20- A; 21- D; 22- C; 23- A; 24- B
 Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
	- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.
	- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
	- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.
	- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.
2. Về kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, kỹ năng so sánh và tổng hợp.
3. GDMT:
	- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức: 
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống: 
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. GV: 	
- Tranh phóng to hình 1.1, 1.2 và bảng 1 SGK, bảng phụ.
- Phim( ảnh động) về sự tự nhân đôi của ADN, máy chiếu projector, máy tính...
 2. HS:
	- Xem trước bài mới.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra: kiểm tra chất lượng đầu năm: 10’
a. Đề bài: 
- Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Nêu nguồn gốc của cá thể mới được sinh ra từ các hình thức sinh sản vô tính.
b. Đáp án – biểu điểm: 
- Khái niệm: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. 2đ
- Cá thể mới được sinh ra từ hình thức phân đôi có nguồn gốc từ cư thể cũ chia đôi mà thành. 2đ
- Cá thể mới được hình thành từ chồi trong hình thức nảy chồi. 2đ
- Cá thể mới được hình thành từ mảnh vụn vỡ của cơ thể mẹ trong hình thức phân mảnh. 2đ
- Cá thể mới được hình thành từ trứng không thụ tinh trong hình thức trinh sinh. 2đ
2. Bài mới: 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về di truyền
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Giáo viên cho học sinh xem ảnh so sánh sự giống nhau và khác nhau ở con cái và bố mẹ . Từ đó tạo tình huống trong sinh sản người ta bắt gặp hiện tượng con cái sinh ra giống bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị. Vậy cơ chế di truyền nào đảm bảo cho con cái sinh ra giống bố mẹ? Vì sao lại có sự sai khác đó
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm gen và cấu trúc chung của gen
1. Yêu cầu học sinh đọc mục I kết hợp quan sát hình 1.1 SGK và cho biết: gen là gì? Gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực giống và khác nhau ở điểm nào?
2. Gọi 1- 2 học sinh bất kì trả lời và yêu cầu một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
3. GV chỉnh sửa và kết luận để học sinh ghi bài.
GDMT : có rất nhiều loại gen như : gen điều hoà, gen cấu trúc.... Từ đó chứng tỏ sự đa dạng di truyền của sinh giới.
Hoạt động 2: 
Giải thích về bằng chứng về mã bộ 3 và đặc điểm của mã di truyền.
1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II và hoàn thành những yêu cầu sau:
- Nêu khái niệm về mã di truyền.
- Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.
- Nêu đặc điểm chung của mã di truyền
2. Với mỗi nội dung, gọi 1 học sinh bất kì trả lời, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, cuối cùng GV giải thích các đặc điểm chung của mã di truyền dựa vào bảng 1.1 và kết luận.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.
1. Giới thiệu đoạn phim về quá trình nhân đôi ADN.
2. Yêu cầu học sinh quan sát phim, hình 1.2 SGK kết hợp đọc SGK mục III để mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.
3. Gọi một HS bất kì mô tả, sau đó gọi 1 vài học sinh khác nhận xét, bổ sung.
4. GV hoàn thiện, bổ sung và vấn đáp học sinh để làm rõ thêm về nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và cơ chế nửa gián đoạn.
HS tìm hiểu khái niệm gen và cấu trúc chung của gen
- Đọc mục I và quan sát hình 1.1.
- Trả lời/nhận xét, bổ sung.
- Ghi bài
=> Phải bảo vệ vốn gen để bảo vệ sự đa dạng di truyền.
HS tìm hiểu về mã di truyền
- Đọc SGK
- Trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
- Trả lời câu hỏi và nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.
- Ghi bài.
HS tìm hiểu và mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.
- Theo dõi GV giới thiệu
- Quan sát phim, hình và đọc SGK mục III.
- Mô tả/ nhận xét/ bổ sung
- Theo dõi GV nhận xét, trả lời câu hỏi và ghi bài.
I/ Gen: (10’)
1. Khái niệm: 
 Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.
2.Cấu trúc chung của gen:
 - Gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều có cấu trúc gồm 3 vùng :
 + Vùng điều hoà : mang tín hiệu khởi động và điều hoà phiên mã.
 + Vùng mã hoá : Mang thông tin mã hoá các axit amin.
 + Vùng kết thúc : mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
 Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục còn ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục.
II/ Mã di truyền. (10’)
- Khái niệm: Là trình tự các nu trong gen quy định trình tự các axit amin trong prôtêin.
- Bằng chứng về mã bộ ba, trong ADN có 4 loại nu là (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có 20 loại aa, nên :
 Nếu 1 nu xác định 1 aa thìo có 41 = 4 tổ hợp ( chưa đủ mã hoá 20 loại aa.
 Nếu 2 nu....42= 16 tổ hợp (chưa đủ mã hóa 20 loại aa)
 Nếu 3 nu ....43= 64 tổ hợp( thừa đủ) => mã bộ ba là mã hợp lí.
- Đặc điểm chung của mã di truyền: 
+ Mã di truyền được đọc từ một điểm xác đinh theo từng bộ ba nuclêôtít mà không gối lên nhau.
 + Mã di truyền mang tính phổ biến, túc là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền( trừ một vài ngoại lệ).
 + Mã di truyền mang tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
 + Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
III/ Quá trình nhân đôi ADN(tái bản ADN) ( 10’)
 Diến ra trong pha S của chu kì TB.
- Bước 1: Tháo xoắn phân tử
- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
- Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành
*) ý nghĩa của quá trình : Nhờ nhân đôi, thông tin di truyền trong hệ gen ( ADN) được truyền từ TB này sang TB khác.
C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.
- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).
3. Củng cố: ( 3’)
Chọn phương án trả lới đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau:
1) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
A. điều hoà đầu gen, mã hoá, kết thúc.
B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.
C. điều hoà, vận hành, kết thúc.
D. điều hoà, vận hành, mã hoá.
2) Bản chất của mã di truyền là một bộ ba mã hoá cho một axitamin. 
- 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. 
- Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
3) Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, .
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
4) Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò
tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
Đáp án: 1A, 2C , 8A, 9A
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
Học bài và làm bài tập SGK, sách bài tập.
Tiết 4 - Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã.
- Giải thích được sự khác nhau về nơi xảy ra phiên mã và dịch mã.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã và dịch mã.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền.
- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
3. Thái độ
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. 
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
4. Phát triển năng lực
a. Năng lực kiến thức: 
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b. Năng lực sống: 
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính( nếu dạy ƯDCNTT).
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Giấy rôki, bút phớt.
- Học bài cũ và xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra: ( 5’)
a. Câu hỏi : Mã di truyền là gì ? Nêu các đặc điểm của mã di truyền.
b. Đáp án – biểu điểm
- Khái niệm: Là trình tự các nu trong gen quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. (2đ)
- Đặc điểm chung của mã di truyền: 
 + Mã di truyền được đọc từ một điểm xác đinh theo từng bộ ba nuclêôtít mà không gối lên nhau. ( 2đ)
+ Mã di truyền mang tính phổ biến, túc là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền( trừ một vài ngoại lệ). ( 2đ)
+ Mã di truyền mang tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
+ Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin, trừ AUG và UGG. ( 2đ)
2. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về phiên và dịch mã
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
GV cho HS chơi trò Đếm ngược
Cho học sinh 30 – 60 giây sắp xếp lại trật tự của một từ khoá PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
	- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã.
	- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ chế phiên mã.
1. Phát phiếu học tập 1 theo nhóm bàn.
2. Giới thiệu đoạn phim( hoặc ảnh động) về quá trình phiên mã.
3. Yêu cầu học sinh quan sát phim, hình 2.1, kết hợp độc lập đọc SGK mục I-2, sau đó thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung phiếu học tập 1 trong thời gian 7'.
4. Yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu kết quả để kiểm tra chéo, GV đưa kết quả một phiếu bất kì để cả lớp cùng quan sát sau đó gọi bất kì một học sinh nhóm khác nhận xét, phân tích.
5. Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, và đưa ra đáp án, tóm tắt những ý chính để học sinh hiểu và tự đánh giá cho nhau.
6. Trên cơ sở nội dung đã tóm tắt và đoạn phim, yêu cầu một học sinh trình bày lại diễn biến của quá trình phiên mã
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của quá trình dịch mã.
1. Yêu cầu học sinh đọc mục II-1 SGK và tóm tắt giai đoạn hoạt hoá axit amin bằng sơ đồ. Sau đó giáo viên hướng dẫn để học sinh hoàn thiện và ghi vở. ( có thể chiếu minh hoạ cho học sinh xem đoạn phim về quá trình hoạt hoá các axit amin)
 2. ĐVĐ chuyển ý: Các aa sau khi được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng, giai đoạn tiếp theo diễn ra như thế nào? 
3. Phát phiếu học tập số 2 theo nhóm bàn.
4. Giới thiệu 3 đoạn phim( ảnh động) về cơ chế dịch mã.
5. Yêu cầu học sinh quan sát phim kết hợp độc lập đọc SGK mục II-2 trang 13, sau đó thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung phiếu học tập 2 trong thời gian 10 phút.
 6. Yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu kết quả để kiểm tra chéo và lấy một phiếu bất kì để cả lớp cùng quan sát sau đó gọi bất kì một học sinh nhóm khác nhận xét, phân tích.
7. Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, đưa ra đáp án, giải thích và tóm tắt những ý chính để học sinh hiểu và tự đánh giá cho nhau.
Lưu ý cho học sinh: 
- Nhờ một loại enzim, aa mở đầu được tách khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
- Trên mARN thường có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã gọi là pôlixôm.
8. Hãy giải thích sơ đồ cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền: 
ADN-> mARN-> prôtêin-> tính trạng
HS tìm hiểu cơ chế phiên mã.
- Nhận phiếu học tập 1.
- Theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Quan sát phim, hình 2.1, độc lập đọc SGK, thảo luận nhóm và ghi nội dung vào tấm bản trong( hoặc giấy rôki).
- Trao đổi phiếu kết quả cho nhóm bạn.
- Quan sát phiếu giáo viên treo trên bảng, cùng nhận xét để hoàn thiện kiến thức.
- Đánh giá kết quả cho nhóm bạn.
- Ghi nội dung tóm tắt vào vở hoặc hoàn thiện phiếu học tập và về nhà tóm tắt vào vở.
- Trình bày diễn biến cơ chế phiên mã.
HS tìm hiểu diễn biến của quá trình dịch mã.
- Đọc mục II SGK.
- Tóm tắt giai đoạn hoạt hoá aa bằng sơ đồ.
- Ghi bài theo sơ đồ giáo viên đã chỉnh sửa. 
- Nhận phiếu học tập số 2.
- Theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Quan sát phim, độc lập đọc SGK, thảo luận nhóm và ghi nội dung vào tấm bản trong( hoặc giấy rôki).
- Trao 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_ban_day_du_ca_nam.doc