Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 14, Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 14, Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Tiết 14 - Bài 12.

DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm NST và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.

- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính (X và Y).

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.

- Nêu được 1 số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.

- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết 1 gen nằm ở trong nhân hay ngoài nhân.

- Vận dụng được kiến thức về di truyền liên kết giới tính trong thực tế chọn giống

 

docx 6 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 14, Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 - Bài 12.
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
1. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm NST và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.
- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính (X và Y).
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính. 
- Nêu được 1 số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết 1 gen nằm ở trong nhân hay ngoài nhân.
- Vận dụng được kiến thức về di truyền liên kết giới tính trong thực tế chọn giống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực đặc thù:
 + Năng lực sinh học
- Nêu khái niệm NST và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính( X và Y)
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính. 
- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết 1 gen nằm ở trong nhân hay ngoài nhân.
+ Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu những tính trạng tuân theo quy luật di truyền liên kết với giới tính (Ở động vật, người), những tính trạng di truyền ngoài nhân ở TV, động vật, người
+ Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
- Vận dụng kiến thức về di truyền liên kết giới tính trong thực tế chọn giống.
- Vận dụng quy luật di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân để giải được các bài tập liên quan.
2.2. Năng lực chung 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về quy luật liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm hiểu các ứng dụng của quy luật di truyền liên kết trong chăn nuôi.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
II/ Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Hình 12.1 SGK
- Tranh ảnh mô tả sơ đồ lai thuận và lai nghịch nhằm phát hiện ra gen trong tế bào chất.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. 
III/ Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1. Mở đầu
a.Mục tiêu. Giúp Hs có hứng thú trong học tập. Kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu kiến thức mới. Tại sao bố mẹ bình thường lại sinh con bị bệnh, có bệnh chỉ gặp ở 1 giới.
b.Nội dung. HS tiếp nhận kiến thức mới từ GV 
c.Sản phẩm. HS trả lời yêu cầu của GV qua câu hỏi kiểm tra bài
d. Tổ chức thực hiện 
Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG ? Tần số HVG phụ thuộc vào điều gì ?
- Điều kiện đối với các gen có thể xảy ra hiện tượng liên kết gen hay hoán vị gen ?
2.Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. Tìm hiểu - I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
a. Mục tiêu. 
-HS biết được một số bệnh di truyền ở người nằm trên NST giới tính.
-Viết được sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con.
-Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
d. Tổ chức thực hiện
c. Sản phẩm: 
.
* Hình thức: nhóm
*Cách thực hiện.
Bước 1 chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu câu học sinh đọc thông tin mục I SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :
 1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính?
 2. Yêu cầu HS phân tích sơ đồ 12.2 trang 51 SGK để giải đáp lệnh trong SGK.
 + Có nhận xét gì về sự khác nhau ở phép lai thuận và phép lai nghịch?
 + Giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm?
3. GV cho công thức lai :
 P : XX x XYa
 G : X X, Ya
 F1 : XX ; XYa
Từ sơ đồ công thức lai trên hãy rút ra nhận xét về tính qui luật của gen trên Y ?
 4. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính đối với thực tiễn sản xuất ?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm, nghiên cứu thông tin mục I SGK trang 50, 51 kết hợp với kiến thức đa học ở lớp 9 để trả lời các câu hỏi.
* Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đại diện 1 -2 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm.
- Các HS khác nghe và cho ý kiến nhận xét bổ sung.
* Bước 4. đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - GV nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức:
Hoạt động 2: 
*Mục tiêu
-HS nhận diện được hiện tượng di truyền ngoài nhân.
-Giải thích hiện tượng di truyền ngoài nhân.
-giái thích hiện tượng thực tế: vì sao có bệnh chỉ di truyền theo mẹ.
*Hình thức cá nhân.
PP: vấn đáp- tìm tòi
*Kĩ thuật: tia chớp
*Cách thực hiện:
-GV cho HS quan sát tranh mô tả sơ đồ lai thuận và lai nghịch
GV: Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện KH của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép lai thuận nghịch? Kết quả thí nghiệm này có điểm gì khác so với phép lai thuận nghịch ở TN phát hiện hiện tượng di truyền liên kết với giới tính và hiện tượng phân li độc lập của Menđen?
 + Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào?
I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH.
1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.
a. NST giới tính:
- NST giới tính là loại NST có chứa gen qui định giới tính và các gen khác.
- Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tơng đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.
- Kiểu XX và XY :
+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY.
+ ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm :
con cái XY, con đực XX.
- Kiểu XX và XO :
+ châu chấu, rệp, bọ xít : con cái XX, con đực XO.
+ Bọ nhậy : con cái XO, con đực XX.
2. Di truyền liên kết với giới tính:
a. Gen trên NST X.
- Thí nghiệm: SGK.
- Giải thích :
+ Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y.
+ Cá thẻ đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã biểu hiện ra kiểu hình.
- Sơ đồ lai: SGK
- Kết luận: Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại(P)® con gái(F1) ®Cháu trai(F2)
b. Gen trên NST Y.
- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.
- Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biwur hiện ở 1 giới.
- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính.
- Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào những TT liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
- VD: SGK.
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.
- Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có KH giống mẹ.
- Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng.
- Kết luận: Tính trạng DT ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không theo QLDT)
HĐ 2.2. Tìm hiểu 
a. Mục tiêu. HS nhận diện được hiện tượng di truyền ngoài nhân.
-Giải thích hiện tượng di truyền ngoài nhân.
-Giải thích hiện tượng thực tế: vì sao có bệnh chỉ di truyền theo mẹ.
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
d. Tổ chức thực hiện
c. Sản phẩm: 
*Hình thức cá nhân.
PP: vấn đáp- tìm tòi
*Kĩ thuật: tia chớp
*Cách thực hiện:
-GV cho HS quan sát tranh mô tả sơ đồ lai thuận và lai nghịch
GV: Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện KH của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép lai thuận nghịch? Kết quả thí nghiệm này có điểm gì khác so với phép lai thuận nghịch ở TN phát hiện hiện tượng di truyền liên kết với giới tính và hiện tượng phân li độc lập của Menđen?
 + Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào?
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.
- Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có KH giống mẹ.
- Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng.
- Kết luận: Tính trạng DT ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không theo QLDT)
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a.Mục tiêu. giúp HS trả lời được các câu hỏi trong SGK , GV hệ thống hóa kiến thức
 - Củng cố kiến thức trong bài .
b. Nội dung. Hs thực hiện nhiệm vụ Gv yêu cầu. 
c. Sản phẩm. Kiến thức mới được học sinh lĩnh hội. 
d. Tổ chức thực hiện. HS đọc câu hỏi cuối bài và trả lời câu hỏi trắc nghiệm 
*Hình thức: cặp đôi.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1 : Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính
A. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào. 
B. chỉ có trong các tế bào sinh dục.
C. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
D. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác.
Câu 2 : Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền
A. theo dòng mẹ.	B. thẳng.
C. như các gen trên NST thường.	D. chéo.
Câu 3: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền
A. theo dòng mẹ.	B. thẳng. C. như gen trên NST thường. D. chéo.	
Câu 4: Gen ở vùng tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính XY di truyền
A. thẳng. B. chéo. C. như gen trên NST thường. D. theo dòng mẹ.
Câu 5: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới
A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 6. Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho
A. thể đồng giao tử.	B. thể dị giao tử.	
C. cơ thể thuần chủng.	D. cơ thể dị hợp tử.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
 HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận
 Sử dụng kĩ thuật tia chớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
-Đánh giá hoạt động cặp đôi.
-Đánh giá khả năng thuyết trình.
-Đánh giá mức độ chính xác khoa học
Đáp án: 
1B
2D
3B
4C
5C
6B
4.Hoạt động 4. Vận dụng.
aMục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào giải thích hiện tượng thực tế.
b. Nội dung. Hs thực hiện nhiệm vụ Gv yêu cầu. 
c. Sản phẩm. Kiến thức mới được học sinh lĩnh hội. 
d. Tổ chức thực hiện. HS làm bài tập
*Hình thức: hoạt động nhóm.
*Cách thức hiện: giải bài tập
Bài tập: Ở ngô, lá có màu xanh do gen A nằm ở lục lạp quy định, alen đột biến a quy định lá có màu trắng.
Giải thích vì sao ở một số cây ngô có lá đốm (lá xanh có đốm trắng)?
Lấy hạt phấn của cây ngô có lá xanh thụ phấn cho cây ngô có lá đốm. Hãy dự đoán kiểu hình của các cây con?
Đáp án.
a. Nếu trong tế bào có lục lạp mang gen A thì tế bào có màu xanh, nếu chỉ có lục lạp mang gen a thì có màu trắng. Nếu ở lá vừa có tế bào mang lục lạp có gen A, vừa có tế bào chỉ mang lục lạp có gen a thì sẽ có lá đốm (lá xanh có đốm trắng).
b. Cây có lá đốm làm mẹ thì trong số các giao tử cái được tạo ra có thể sẽ có loại giao tử chỉ mang lục lạp có A, có loại giao tử chỉ mang lục lạp có a, có loại giao tử mang hai loại lục lạp. Cho nên đời con sẽ có 3 loại kiểu hình: Lá xanh, lá đốm, lá trắng (chết ở giai đoạn non).
5.Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
- HS làm bài tập mục ” câu hỏi và bài tập”
-HS đọc mục ” em có biết ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_14_bai_12_di_truyen_lien_ket_vo.docx