Giáo án môn Sinh học Lớp 12 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập

Giáo án môn Sinh học Lớp 12 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập

Tiết 10 - Bài 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm lai 2 tính trạng của Menđen.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

- Nêu được ý nghĩa của quy luật Menđen.

- Vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai: tỷ lệ giao tử, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình, . trong các phép lai nhiều cặp tính trạng

 

doc 10 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 4390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 12 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 - Bài 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm lai 2 tính trạng của Menđen.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. 
- Nêu được ý nghĩa của quy luật Menđen.
- Vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai: tỷ lệ giao tử, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình, ... trong các phép lai nhiều cặp tính trạng
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực sinh học
- Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm lai 2 tính trạng của Menđen và phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập
(1)
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
(2)
- Nêu được ý nghĩa của quy luật Menđen.
(3) 
Tìm hiểu thế giới sống
- Tìm hiểu các tính trạng ở cơ thể người di truyền theo quy luật phân ly độc lập
(4)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng kiến thức về quy luật phân li để giải thích các hiện tượng thực tiễn. 
(5)
- Vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai: tỷ lệ giao tử, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình, ... trong các phép lai nhiều cặp tính trạng
(6)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(7)
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về quy luật phân ly độc lập.
(8)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Tìm hiểu các ứng dụng của quy luật phân ly độc lập trong thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt.
(9)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(10)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(11)
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
(12)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
-Hình ảnh của các bài 9 SGK 
- Một số hình ảnh về cơ sở tế bào học quy luật phân ly độc lập
2. Học sinh.
- Đọc trước nội dung bài 9
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu: 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về quy luật Men Đen: Quy luật phân ly độc lập.
2. Nội dung: 
- HS hoạt động cặp đôi: Làm bài tập nhận thức sau đây: Cho biết chữa cái viết hoa quy định trội hoàn toàn so với chữ cái thường và tuân theo quy luật phân ly của Men Đen
Bài 1: Viết sơ đồ phép lai
 Ptc: AA ( Hạt vàng) x aa ( Hạt xanh)
Gp:
F1
F1 x F1
Gf1:
F2: KG:
KH:
Bài 2: Bài 1: Viết sơ đồ phép lai
Ptc: BB (Hạt trơn) x bb ( Hạt nhăn)
Gp:
F1:
F1 x F1:
Gf1:
F2: KG:
KH:
3. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS:
Bài 1: Viết sơ đồ phép lai
 Ptc: AA ( Hạt vàng) x aa ( Hạt xanh)
Gp: A a
F1: Aa ( 100% Hạt vàng)
 F1 x F1: Aa x Aa
GF1: 1/2 A, 1/2a 1/2 A, 1/2a 
F2: KG: 1/4AA: 2/4Aa: 1/4aa 
 KH:3/4 hạt vàng : 1/4 hạt xanh
Bài 2: Bài 1: Viết sơ đồ phép lai
Ptc: BB (Hạt trơn) x bb ( Hạt nhăn)
Gp: B b
F1: Bb ( 100% hạt trơn)
F1 X F1: Bb x Bb
Gf1: (1/2B: 1/2b) (1/2B: 1/2b) 
F2: KG: 1/4BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
KH: 3/4 Hạt trơn : 1/ 4 hạt nhăn
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : 
- GV chiếu 2 bài tập nhận thức và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành, đồng thời gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 bài
 - HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Cá nhân HS làm bài trên bảng dựa trên quy luật phân ly
- HS thảo luận cặp đôi dựa trên quy luật phân ly làm bài ra nháp.
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: 
- HS nộp sản phẩm và trình bày theo yêu cầu của GV
- Các HS khác lắng nghe và nhận xét
Bước 4: Kết luận – Nhận định: GV nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài mới: .
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lai 2 cặp tính trạng của Men Đen
a. Mục tiêu: (1), (7), (8), (10), (11), (12).
b. Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân : Đọc SGK mục I trang 38, 39, quan sát hình ảnh về phép lai 2 cặp tính trạng: 
- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Phép lai hai cặp tính trạng:
Thí nghiệm phép lai 2 cặp tính trạng
Ptc: Bố ( mẹ) Vàng trơn x Mẹ ( bố): xanh nhăn
Men Đen phân tích phép lai
Tách từng cặp tính trạng ở F2:
 = 
 = 
Tích các tỷ lệ từng cặp tính trạng: ( Vàng : Xanh) x ( Trơn : Nhăn) = 
Nhận xét
- F2 xuất hiện 2 KH khác bố mẹ: Vàng nhăn và xanh trơn gọi là .
- Tách riêng từng cặp tính trạng đều có tỉ lệ . tuân theo quy luật 
- Tích tỷ lệ từng cặp tính trạng . kết quả KH phép lai thu được ở F2 
-> Các cặp tính trạng đã phân ly .
Nội dung quy luật
c. Sản phẩm học tập:
Nội dung phiếu học tập số 1: phiếu học tập số 1: Phép lai hai cặp tính trạng
Thí nghiệm phép lai 2 cặp tính trạng
Ptc: Bố ( mẹ) Vàng trơn x Mẹ ( bố): xanh nhăn
F1: 100% vàng trơn
F2 : 315 vàng trơn: 108 vàng nhăn: 
 101 xanh trơn: 32 xanh nhăn
 * ( Tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1)
Men Đen phân tích phép lai
Tách từng cặp tính trạng ở F2:
 = = 
 = = 
Tích các tỷ lệ từng cặp tính trạng: ( Vàng : Xanh) x ( Trơn : Nhăn) = 
( 3: 1) x ( 3: 1) = 9 : 3 : 3 :
Nhận xét
- F2 xuất hiện 2 KH khác bố mẹ: Vàng nhăn và xanh trơn gọi là: Biến dị tổ hợp
- Tách riêng từng cặp tính trạng đều có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn tuân theo quy luật phân li
- Tích tỷ lệ từng cặp tính trạng giống kết quả KH phép lai thu được ở F2 
Các cặp tính trạng đã phân ly độc lập ( Không phụ thuộc nhau)
Sơ đồ lai
Quy ước: Hạt vàng: A-> Hạt xanh: a
Hạt trơn: B -> Hạt nhăn: b
(Mỗi cặp nhân tố di truyền quy định 1 cặp tính trạng)
PTC: Vàng,trơn X xanh, nhăn
 AABB aabb
F1 : AaBb (100% vàng, trơn)
GF1 : 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab ( Phân ly không phụ thuộc nhau)
F2: + Kiểu gen: 1/16AABB: 2/16AaBB: 2/16AABb: 4/16AaBb: 1/16AAbb: 2/16Aabb: 1/16aaBB: 2/16aaBb: 1/16aabb
 + Kiểu hình: 9/16 vàng, trơn (A-B-): 3/16 vàng, nhăn (A- bb) : 3/16 Xanh, trơn ( aaB-) : 1/16 xanh, nhăn (aabb).
Nội dung quy luật
Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân ly độc lập trong quá trình hình thành giao tử
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 38, 39 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, gv chiếu hình ảnh phép lai 2 cặp tính trạng yêu cầu HS quan sát thêm.
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát:
+ Quan sát giúp đỡ nhóm yếu hơn
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh
- Các nhóm thảo luận: Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên tự hoàn thành vào phiếu cá nhân, sau đó thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập chung của nhóm.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày;
- Gv hỏi thêm: dựa vào đâu Men Đen có thể đưa đến kết luận: Các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm trên lại phân ly độc lập trong quá trình hình thành giao tử?
- Các các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Các nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi của GV
(Từ tỷ lệ đời F2 ≈ 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) -> tỷ lệ chung = tích các tỷ lệ của từng tính trạng riêng rẽ -> Vì sự biểu hiện của tính trạng này không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của tính trạng khác. (giống như 2 biến cố độc lập)
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận 
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện và ghi vào phiếu cá nhân.
*Kết luận: 
 I. Thí nghiệm lai 2 tính trạng.
Nội dung phiếu học tập số 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở tế bào học.
a. Mục tiêu: (2), (7), (8), (10), (11), (12).
b. Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục II trang 39, sau đó quan sát các hình ảnh GV chiếu về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập 
Giảm phân Thụ tinh
- HS hoạt động nhóm: Thảo luận nhóm điền vào bảng sau:
Quá trình
Nguyên nhân (NST)
Hệ quả ( Gen)
Kết quả
Giảm phân: Tại sao F1 tạo 4 loại giao tử?
Thụ tinh: ( Tại sao có kết quả F2?)
3. Sản phẩm học tập:
Bảng kiến thức: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập
Quá trình
Nguyên nhân (NST)
Hệ quả ( Gen)
Kết quả
Giảm phân: Tại sao F1 tạo 4 loại giao tử?
Do sự phân li độc lập, đồng đều của các cặp NST tương đồng tại kì sau I, II
Dẫn tới sự phân li độc lập, đồng đều của 2 cặp alen tương ứng nằm trên 2 cặp NST tương đồng
F1 tạo 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau
Thụ tinh: ( Tại sao có kết quả F2?)
Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồngtừ 2 giao tử ( đực, cái) trong thụ tinh
Dẫn tới sự tổ hợp tự do của các cặp alen tương ứng trên các cặp NST tương đồng
F2 tạo nên 4 x 4 = 16 tổ hợp giao tử
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu đọc mục II trang 39, 40 và quan sát các hình ảnh về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập
- Thảo luận nhóm điền vào bảng kiến thức sau:
Quá trình
Nguyên nhân (NST)
Hệ quả ( Gen)
Kết quả
Giảm phân: Tại sao F1 tạo 4 loại giao tử?
Thụ tinh: ( Tại sao có kết quả F2?)
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tậ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát:
+ Quan sát giúp đỡ nhóm yếu hơn
- HS đọc SGK
- Các nhóm thảo luận: Phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân viết vào phiếu cá nhân rồi tổng hợp ý kiến ghi vào bảng nhóm.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Các các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Các nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận 
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện và ghi vào phiếu cá nhân.
*Kết luận: 
 II. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập.
Bảng kiến thức: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập
Hoạt động 3: Ý nghĩa của các quy luật Men Đen
a. Mục tiêu: (3), (6), (7), (8), (10), (11), (12).
b. Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục III trang 40, 
- HS hoạt cặp đôi: Điền đầy đủ thông tin vào bảng sau: Bảng công thức tổng quát cho các phép lai nhiều cặp tính trạng: Điền vào dấu hỏi chấm (?) và rút ra công thức tổng quát cũng như ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập
Số cặp gen dị hợp tử (F1)
Số loại giao tử của F1
Số loại kiểu gen ở F2
Số loại kiểu hình ở F2
Tỉ lệ kiểu hình F2
1
2
3
2
3: 1
2
4
9
4
9: 3: 3: 1
3
8
27
8
27: 9: 9: 9: 3: 3: 3: 1
N
?
?
?
?
Ý nghĩa của quy luật phân li
3. Sản phẩm học tập:
Bảng công thức tổng quát cho các phép lai nhiều cặp tính trạng
Số cặp gen dị hợp tử (F1)
Số loại giao tử của F1
Số loại kiểu gen ở F2
Số loại kiểu hình ở F2
Tỉ lệ kiểu hình F2
1
2
3
2
3: 1
2
4
9
4
9: 3: 3: 1
3
8
27
8
27: 9: 9: 9: 3: 3: 3: 1
N
2n
3n
2n
(3:1)n
Ý nghĩa của quy luật phân li
- Dự đoán đc tỉ lệ phân li KH ở đời sau.
- Tạo ra số lượng lớn các biến dị tổ hợp ( với nhiều tổ hợp gen khác nhau) + Là nguyên liệu cho tiến hóa: Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống
+ Trong chăn nuôi, trồng trọt giúp tạo giống mới có các biến dị theo mong muốn của con người.
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu đọc mục III trang 40 
- GV chiếu bảng công thức tổng quát cho các phép lai nhiều cặp tính trạng chưa đủ thông tin và yêu cầu thảo luận cặp đôi điền đủ thông tin vào bảng ( dấu chấm hỏi) và rút ra công thức tổng quát cũng như ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập ?
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát:
+ Quan sát giúp đỡ nhóm yếu hơn
- HS đọc SGK
- Các cặp đôi thảo luận dựa trên quy luật phân ly độc lập và điền đủ nội dung trong bảng.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện một số cặp đôi trả lời từng câu hỏi
- Các cặp đôi cử đại diện trả lời câu hỏi
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận 
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
*Kết luận: 
 III. Ý nghĩa của các quy luật Men Đen
Bảng công thức tổng quát và ý nghĩa quy luật Men Đen
C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi GV yêu cầu để khắc sâu mục tiêu (1), (2), (3), (6). 
2. Nội dung: Hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi tắc nghiệm:
Câu 1.Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì
A. tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. 
B. F2 có 4 kiểu hình. 
C. tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn. 	
D. F2 có xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 2.Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là 
A. sự tự nhân đôi, phân ly của NST trong cặp tương đồng.
B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. 
D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 3. Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. 
C. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.	
 D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
Câu 4. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai sau, phép lai cho F1 có nhiều kiểu hình nhất là:
A. AaBb x aaBB	B. AaBB x AaBb	C. AABb x AaBb	D. AaBb x aaBb
Câu 5. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbccDd x AaBbCcDd cho đời con có số cá thể aabbC-D- chiếm tỷ lệ: 
 A. 3/128	B. 5/133	C. 4/128	D. 4/9
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm:
1A, 2B, 3C, 4D, 5A.
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu các câu hỏi luyện tập và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành
 - HS nhận nhiệm vụ: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và hoàn thành
Bước 3: Báo cáo kết quả:
HS được chỉ định trình bày câu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
D. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: (4),(5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12).
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập về nhà:
Câu 1. Giải thích tại sao không thể tìm được hai người có kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng ? 
Câu 2. Làm thế nào để biết được hai gen nào đó trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa vào kết quả của các phép lai.
Câu 3: a.Tìm các ứng dụng thực tiễn của quy luật phân ly độc lập trong trồng trọt hoặc chăn nuôi? 
b. Tìm hiểu các tính trạng ở người tuân theo quy luật phân ly
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các bài tập:
Câu 1: Vì số tổ hợp giao tử mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là : 223 × 223 = 246 là rất lớn 
Câu 2: Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F ta có thể biết được hai gen nằm trên 2 nhiễm sắc thể nếu tỉ lệ kiểu hình ở lai phân tích là 1 : 1 : 1: 1 hoặc ở F là 9 : 3 : 3 : 1.
Hai gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau sẽ phân ly độc lập, tỷ lệ kiểu hình chung sẽ bằng tích các tỷ lệ kiểu hình riêng.
Câu 3: Tìm trên mạng internet và viết báo cáo
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ: Làm các bài tập sau: ( Phần nội dung)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Về nhà
+Các nhân từng HS trả lời vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
 - GV kiểm tra vở ghi và bài tập về nhà của một số HS
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét ( có thể chấm điểm) và đưa ra đáp án.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_12_tuan_10_tiet_10_bai_9_quy_luat_m.doc