Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 43 đến 51

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 43 đến 51

I. MỤC TIÊU

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần :

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.

- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.

- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức về khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ phóng to hình 41.1; H41.2 và H41.3

- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp

- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề

IV. TRỌNG TÂM

- Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

- Nguyên nhân :

+ Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.

+ Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật.).

Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái.

- Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

+ Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái.

- Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật?

- Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì? Hãy lấy vị dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?

3. Bài mới

Đặt vấn đề: Quần xã có biến đổi không?

 

docx 49 trang hoaivy21 7750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 43 đến 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 43 . Ngày soạn: .
BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài này, học sinh cần : 
1. Kiến thức
+ Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ
+ Biết được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
+ Thấy được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
2. Kỹ năng 
- Quan sát, phân tích, so sánh nội dung SGK để rút ra bài học.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ phóng to hình 41.1; H41.2 và H41.3
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Quần xã có các đặc trưng cơ bản : 
+ Đặc trưng về thành phần loài :
* Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.
* Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. 
* Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh.
+ Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng). 
- Nêu được những ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng của quần xã.
- Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật).
Quan hệ
Đặc điểm
Cạnh tranh
- Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống.
- Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn.
Kí sinh
Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó.
Ức chế – cảm nhiễm
Một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác.
Sinh vật ăn sinh vật khác
- Hai loài sống chung với nhau.
- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm : Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.
- Đưa ra được những ví dụ cụ thể minh họa cho từng mối quan hệ giữa các loài.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Biến động cá thể của quần thể là gì? Có mấy dạng? Nêu ng,nhân của sự biến động đó?
- Nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa gì? Ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới 
Đặt vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: đưa ra tranh vẽ quần xã sinh vật trong ao cho hs quan sát:
- Quan sát bức tranh và cho biết trong ao có những quần thể sinh vật nào đang sống, quan hệ giữa các quần thể sinh vật đó như thế nào?
- Trong ao có các quần thể sinh vật cùng loài hay khác loài ? Chúng sinh sống ở đâu?
- Tập hợp các quần thể sinh vật trên có mối quan hệ với nhau hay không? Nếu có thì quan hệ như thế nào?
GV:Quần thể TV nổi - quần thể ăn TV nổi.
- GV dùng sơ đồ hình 40.1 trong sách GK để phân tích: về
Quần xã có chịu tác động của ngoại cảnh hay không?
Khả năng tồn tại của từng quần xã trước tác động của ngoại cảnh.
Từ đó rút ra cấu trúc tương đối ổn định của quần xã)
- Có quần thể cá chép, quần thể cá mè, quần thể cá lóc, quần thể bèo, rong 
- Tập hợp các sinh vật khác loài..
- Có quan hệ tác động qua lại...
- Quần xã chịu tác động của ngoại cảnh..
I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
* Ví dụ: Quần xã sinh vật sống trong ao.
* Định nghĩa: 
- Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian và thời gian xác định.
- Các quần thể có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có câu trúc tương đối ổn định.
GV: yêu cầu hs kể tên 1 số loài ở quần xã rừng nhiệt đối (quần xã A) và quần xã sa mạc (quần xã B)
- So sánh số loài của quần xã A và quần xã B.
Từ đó GV phân tích về mức độ phong phú về thành phần loài trong quần xã và khái niệm độ đa dạng của quần xã
GV: căn cứ vào số lượng loài trong quần xã nhiều hay ít để phân biệt quần xã có độ đa dạng cao hay thấp.
- Số lượng cá thể trong mỗi quần thể của quần xã có bằng nhau không? Vì sao?
GV: nhấn mạnh do tác dụng của CLTN mà số lượng cá thể ờ các quần thể khác nhau loài nào có số lượng cá thể mhiều thì gọi là loài ưu thế. Vậy thế nào là loài ưu thế?
Quần thể sinh vật ở cạn thì loài nào là loài ưu thế?
Hãy kể tên quần xã sinh vật khác và xác định loài ưu thế?
Trong các loài ưu thế có một loài tiêu biểu gọi loài đặc trưng → thế nào là loài đặc trưng?
Ví dụ: Rừng cọ ở Phú Thọ (cọ), Rừng U Minh (tràm), Rừng xác (đước).
GV: Trong ao nuôi cá thường có mấy tầng?
* Xem hình 40.1 SGK cho biết rừng mưa nhiệt đối phân tầng như thế nào?
* Thềm lục địa thường có mấy tầng?
* Từ đỉnh núi đến chân núi sinh vật phân bố như thế nào?
=> Hiện tượng trên sinh vật phân bố theo chiều ngang và thường tập trung ở vùng có điều kiện sống thuận lợi nhất.
HS quan sát tranh minh họa, đếm số lượng loài từ đó rút ra - Số loài quần xã A > quần xã B 
- Số lượng cá thể trong mỗi quần thể cũng khác nhau
- Tầng mặt: TV, ĐV: cá mè, rô phi, 
- Tầng giữa: cá Chép, cá Lóc 
- Tầng đáy: Cua, Lươn 
- Gần bờ:
- Vùng triều:
- Ngoài khơi:
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
* Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:
Độ đa dạng quần xã chỉ mức độ phong phú về số lựợng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
 - Độ đa dạng cao.
 - Độ đa dạng thấp.
* Đăc trưng về loài ưu thế và loài đặc trưng:
 - Loài ưu thế: là những loài đóng vị trí quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
 Ví dụ: quần xã ở trên cạn loài thực vật có hạt là loài ưu thế .
 - Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã đó (Cá Cóc ở rừng Tam Đảo) hay là loài có số lượng nhiền hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã (Cây Cọ ở Phú thọ).
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian quần thể
* Phân bố theo chiều thẳng đứng:
Ví dụ: sự phân tầng của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới hay ao nuôi cá 
* Phân bố theo chiền ngang:
Ví dụ: Phân bố của sinh vật ở thềm lục địa từ đỉnh núi đến sườn núi.
* Các loài trong quần xã có quan hê như thế nào? Các em nghiên cứu bảng 40 và hình 40.3 SGK, cho biết các mối quan hệ trong quần xã.
- Quan hệ hỗ trợ gồm những dạng nào? Đặc điểm, ví dụ?
- Quan hệ đối kháng gồm những dạng nào? Đặc điểm, ví dụ? 
GV: nêu ví dụ: Ong kí sinh (mắt đỏ) diệt sâu đục thân lúa, làm số lượng sâu giảm => hiện tượng này là khống chế sinh học. 
Thế nào là khống chế sinh học, cho ví dụ, nêu ý nghĩa của nó?
- Ứng dụng bảo vệ cây trồng và môi trường không bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu cho vài ví dụ minh hoạ?
HS nghiên cứu nội dung bảng: nêu được đặc điểm mối quan hệ, cho ví dụ
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Các mối quan hệ sinh thái:
a. Quan hệ hỗ trợ:
- Cộng sinh
- Hợp tác 
- Hội sinh
b. Quan hệ đối kháng:
- Cạnh tranh 
- Kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác
- Ức chế - cảm nhiễm
2. Hiện tượng khống chế sinh học:
 Là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi loài luôn dao động quanh vị trí cân bằng.
- Ý nghĩa: Ứng dụng trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng
4. Củng cố
4.1. Các đặc điểm của quần xã:
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
4.2.Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong quần xã rừng U Minh, loài đặc trưng là:
	a. Rắn	b. Chim	c. Cây Tràm	d. Cá
Câu 2: Vi khuẩn lam và nốt sần rễ cây họ đậu là quan hệ:
	a. Hợp tác	b. Hội sinh	c. Cộng sinh	d. Cạnh tranh
5. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Về nhà đọc trước bài 41, tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về diễn thế sinh thái.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Tiết : 44 . Ngày soạn: .
BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài này, học sinh cần : 
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.
- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.
- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức về khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ phóng to hình 41.1; H41.2 và H41.3
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Nguyên nhân : 
+ Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu...
+ Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật...).
Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái. 
- Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
+ Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái.
- Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật?
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì? Hãy lấy vị dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
3. Bài mới 
Đặt vấn đề: Quần xã có biến đổi không?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Cho học sinh quan sát hình 41.2 SGK:
- Mô tả quá trình bồi tụ của 1 cái đầm ở 5 thời điểm khác nhau. Từ khi đầm mới đào xong cho đến khi bùn và đất lấp đầy chuyển từ môi trường nước sang môi trường cạn.
- Các em có nhận xét gì về sự thay đổi của hệ sinh vật có trong đầm và môi trường sống của nó qua các giai đoạn?
Vậy diễn thế sinh thái là gì?
GV: Các em xem hình 41.1 SGK. Hãy nhận xét đặc điểm của MT khởi đầu và giai đoạn cuối?
HS: + A: chưa có sinh vật
+ B: Mực nước sâu có động vật (cua, cá, tôm ), thực vật thuỷ sinh (rong, bèo ) đáy cò lớp bùn mỏng.
+ C: Mực nước bớt sâu, đáy có lớp bùn dày hơn => môi trường có sự thay đổi do:
Hoạt động xói mòn của đất quanh đầm
Sản phẩm trao đổi chất của hệ sinh vật trong đầm.
=> hệ sinh vật cũng thay đổi phong phú hơn có ĐV và TV ở cạn và nước.
+ D: cũng thế
+ E: Đất + bùn lấp đầy đầm → cạn → hệ sinh vật thay đổi (ĐV và TV cạn) → hình thành rừng cây bụi.
=> gọi là diễn thế. 
HS: + quá trinh biến đổi.
+ hệ sinh vật ứng với sự thay đổi của MT
HS: + Trống trơn
 + Quần xã ổn định
I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
1.Ví dụ: 
Quá trình diễn thế ở đầm hồ bị bồi cạn.
2. Khái niệm: 
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
GV: Có diễn thế sinh thái xảy ra ở môi trường khở đần không phải là môi trường trống trơn mà là quần xã sinh vật đang sinh sống và giai đoạn cuối cũng có khác.Vậy các kiểu diễn thế ấy như thế nào → sang II
Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục này bằng việc hoàn thành bảng 41 SGK
Học sinh: trả lời
HS hoàn thành nội dung bảng 41
II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI
1. Diễn thế nguyên sinh:
- Là diễn thế khởi đầu từ mt chưa có sinh vật.
- Quá trình diễn thế diễn ra theo các gđ sau:
+ Gđ tiên phong: Hình thành q.xã tiên phong.
+ Gđ giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
+ Gđ cuối: Hình thành quần xã ổn định.
2. Diễn thế thứ sinh:
- Là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống.
- Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau:
+ Gđ đầu: Giai đoạn quần xã ổn định.
+ Gđ giữa: Giai đoạn gồm các q.xã thay đổi tuần tự.
+ Gđ cuối: Hình thành q.xã ổn định khác hoặc q.xã bị suy thoái.
Giáo viên: Hãy tham khảo SGK và cho biết nguyên nhân gây ra diễn thế? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS: trả lời và cho ví dụ cụ thể
 + Ngoại cảnh: khí hậu , bão, .
 + Cạnh tranh các loài trong quần xã:
 + Con người: 
III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA DIỄN THẾ
1. Nguyên nhân bên ngoài: 
- Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lữa, sóng thần.
- Tác động khai thác tài nguyên của con người.
2. Nguyên nhân bên trong: 
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã: cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh nơi ở ...
Giáo viên: Việc nghiên cứu, tìm hiểu về diễn thế sinh thái có những ý nghĩa gì?
- Nghiên cứu và trả lời cân lệnh trong SGK.
GV kết luận: Giúp ta có thể khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
Học sinh:
 + Qui luật phát triển của QX: Dự đoán
 + Xây dựng kế hoach thai thác và bảo vệ hợp lí.
IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI
- Hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
- Dự đoán trước các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
- Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
4. Củng cố
- Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết?
5. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- Đọc trước bài 42 "Hệ sinh thái". 
- Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về diễn thế sinh thái.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Tiết : 45 . Ngày soạn: .
BÀI 42: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài này, học sinh cần : 
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thái, nêu đựơc ví dụ về hệ sinh thái và phân tích vai trò của từng thành phần cấu trúc trong hệ sinh thái.
 - Nâng cao trình độ nhận thức về bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Hình 42.1, 42.2, 42.3 SGK phóng to
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã, trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hoá. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu : Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dưới nước).
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Diễn thế sinh thái là gì? Nguyên nhân của diễn thế sinh thái? 
3. Bài mới 
Đặt vấn đề: Thế nào là hệ sinh thái?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:
Hệ sinh thái là gì?
Tại sao nói hệ sinh thái là:
+ 1 hệ thống sinh học hoàn chỉnh (ví dụ minh hoạ).
+ Tương đối ổn định.
+ 1 tổ chức sống (ví dụ minh hoạ).
Kích thước hệ sinh thái như thế nào?
GV: Kết luận.
HS nghiên cứu SGK trả lời:
- Có đủ các thành phần sinh vật tạo thành chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng.
- Có trao đổi chất và năng lượng
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Hệ sinh thái là một đợn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi chất và năng lượng giữa sinh vật với môi trường sống của chúng.
Quan sát hình 42.1 cho biết các thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái?
.
Vô sinh (sinh cảnh): ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật.
Hữu sinh (quần xã sinh vật): Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI
Gồm 2 phần: vô sinh và hữu sinh
+ Vô sinh (sinh cảnh): ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật.
+ Hữu sinh (quần xã sinh vật): Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
GV: nghiên cứu thông tin trong SGK và hình 42.2 hệ sinh thái tự nhiên được chia làm mấy nhóm chính?
 - Mỗi nhóm gồm những hệ sinh thái nào?
 - Nêu đặc điểm của những hệ sinh thái đó?
- Nhân tố nào có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các hệ sinh thái trên cạn?
- Còn hệ sinh thái nước ít chịu ảnh hưởng bởi khí hận hơn.
GV: Một số hệ sinh thái ta tự xây dựng => gọi là hệ sinh thái nhân tạo. Các em hãy cho biết một số hệ sinh thái nhân tạo và nêu vai trò của nó?
Hệ sinh thái nhân tạo khác hệ sinh thái tự nhiên?
GV: Trả lời câu lệnh trong SGK trang 189.
+ Nhân tố khí hậu?
+ Các hệ sinh thái được xắp xếp đồng đều thành các vành đai đồng tâm từ địa cực đến xích đạo như đồng rêu, rừng thông phương bắc, rừng lá rộng ôn đới, rừng địa trung hải, sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên, sa van đồng cỏ, rừng nhiệt đới.
HS: yêu cầu trả lời được 2 ý:
+ Vị trí hệ sinh thái
+ Vai trò hệ sinh thái (mục đích xây dựng).
+ Giống nhau: thành phần cấu trúc
+ Khác nhau: thành phần loài ít hơn, tính ổn định thấp hơn, dễ bị bệnh hơn, có sự tác động của con người → Năng suất sinh học cao hơn.
+ Khí hậu (mùa mưa, nắng, nắng mùa đông, mùa hè, nhiệt độ, độ ẩm .).
+ Đất: loại đất nào (cát, Cát pha, đen, phèn hay không).
+ Xác sinh vật (lượng bùn trong đất → tốt hay xấu).
 + Các quần xã sinh vật (sx, tt, phân giải).
III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT
 Chia làm các nhóm:
1. Hệ sinh thái tự nhiên:
a. Các hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, sa mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên 
 b. Các hệ sinh thái dưới nước: 
- Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ)
- Các hệ sinh thái nước ngọt:
+ Các hệ sinh thái nước đứng.
+ Các hệ sinh thái nước chảy.
2. Các hệ sinh thái nhân tạo: 
- Giống hệ sinh thái tự nhiên: nguồn năng lượng sử dụng từ thiên nhiên.
- Khác: có sự tác động của con người cung cấp thêm vật chất và năng lượng khác và các biện pháp cải tạo hệ sinh thái.
Ví dụ: 
 - Hệ sinh thái nông nghiệp.
 - Hệ sinh thái rừng trồng.
 - Hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
4. Củng cố
a. Thế nào là hệ sinh thái? tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
b. Hãy cho ví dụ một hệ sinh thái trên cạn và phân tích thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó?
c. hệ sinh thái tự nhiên vả hệ sinh thái nhân tạo có những điểm gì giống và khác nhau ?
5. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 43 "Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái".
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Tiết : 46 . Ngày soạn: .
BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài này, học sinh cần : 
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm chuổi thức ăn và cho ví dụ minh hoạ.
- Nêu được khái niệm lưới thức ăn và cho ví dụ minh học.
- Phân biệt được các bậc dinh dưỡng.
- Nêu được khái niệm tháp sinh thái, phân biệt được các dạng tháp sinh thái.
 2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích các thành phần của môi trường. 
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ hình 43.1 đến hình 43.3.
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
 III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.
	Có 2 loại chuỗi thức ăn :
	+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.Ví dụ : Cỏ® Châu chấu® Ếch® Rắn
	+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ .Ví dụ : Giun (ăn mùn) ® tôm ® người.
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
- Nêu được những ví dụ minh hoạ chuỗi và lưới thức ăn.
- Bậc dinh dưỡng : Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
- Tháp sinh thái : Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Có 3 loại hình tháp sinh thái : 
+ Hình tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là HST? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có gì giống nhau và khác nhau?
 3. Bài mới 
Đặt vấn đề: Chúng ta làm rõ tính hoàn chỉnh của hệ sinh thái thông qua mối quan hệ dinh dưỡng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
+ GV: ng/c sơ đồ, hình 43.1 ở SGK và cho biết:
- Chuỗi thức ăn là gì? Gồm có những loại nào?
- Lưới thức ăn và chuỗi thức ăn có gì khác nhau?
- Lấy ví dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
Giáo viên: Nghiên cứu SGK, quan sát hình 43.2 và cho biết: bậc dinh dưỡng là gì? Phân biệt các bậc dinh dưỡng có trong một lưới thức ăn? Hiểu biêt về chuổi thức ăn và lưới thức ăn có ý nghĩa gì?
HS trả lời được theo nội dung
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Chuỗi thức ăn:
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.
- Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, mừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các loài động vật ăn sinh vật phân giải và tiếp nữa là các động vật ăn động vật.
2. Lưới thức ăn:
- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
- Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng:
- Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
- Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (Sinh vật sản xuất)
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (SVTT bậc 1)
+ Bậc dinh dưỡng câp 3 (SVTT bậc 2)
........................................................................
+ Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất:
Giáo viên: Nghiên cứu SGK, quan sát hình 43.3 và cho biết: Tháp sinh thái là gì? Phân biệt các loại tháp sinh thái?
HS trả lời được theo nội dung
II. THÁP SINH THÁI
- Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc dinh dưỡng và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái.
- Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái:
+ Tháp số lượng:
+ Tháp sinh khối:
+ Tháp năng lượng:
4. Củng cố
- Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh họa về 2 loại chuỗi thức ăn?
5. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài 44 " Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển".
 VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Tiết : 47 . Ngày soạn: .
BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN.
I. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài này, học sinh cần : 
1. Kiến thức
- Nêu khái niệm niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.
- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.
- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 2. Kỹ năng 
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. 
3. Thái độ
- Yêu thích nghiên cứu về sinh thái học, có ý thức bảo vệ môi trường sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ hình 44.1; 44.2; 44.3; 44.4; 44.5
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
 III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Chu trình sinh địa hoá : Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần : Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...).
- Trình bày được chu trình sinh địa hoá của nước, cacbon, nitơ (SGK).
- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.
- Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó.
	Các khu sinh học chính trên cạn bao gồm đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới 
	Các khu sinh học dưới nước bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn ? cho ví dụ minh họa về 2 loại chuỗi thức ăn?
3. Bài mới 
Đặt vấn đề: Thế nào là một chu trình sinh địa hóa?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Trao đổi vật chất giữa quần xã và môi trường vô sinh được thực hiện qua quá trình nào? 
Theo chiều mũi tên trên hình 44.1 hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá.
Chu trình sinh địa hoá là gì? bao gồm các thành phần nào?
HS trả lời được:
- Chu trình sinh địa hóa
- HS giải thích
- HS trả lời
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA 
 - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước. 
GV đặt câu hỏi vấn đáp HS:
* Dạng cacbon đi vào chu trình là gì?
* Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi vật chất trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?
* Có phải lượng cacbon trong quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? vì sao?
* Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính?
*Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
*Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên?
*Lượng nitơ được tổng hợp từ con đường nào là lớn nhất?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_43_den_51.docx