Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 36, Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 36, Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

TIẾT 36 BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh ; lớp: 12B5-12B10

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái.

- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)

- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn

- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái

- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh

- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường

 2. Về năng lực

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, sáng tạo.

- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.

3. Về phẩm chất

- Yêu thích khoa học, bảo vệ môi trường sống của sinh vật.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 7010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 36, Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Triệu Phong Họ và tên giáo viên:
Tổ: Sinh
 TIẾT 36 BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh ; lớp: 12B5-12B10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái.
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)
- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường
 2. Về năng lực
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, sáng tạo.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức. 
- Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.
3. Về phẩm chất
- Yêu thích khoa học, bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy vi tính, máy chiếu.
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Tranh phóng to các hình 35.1 – 35.2 SGK.
- Học sinh: Hình vẽ sưu tầm được về các loại môi trường sống của các loài sinh vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu
- Tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho học sinh.
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm có sẵn của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức cần lĩnh hội mới.
- Học sinh thấy được môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh vật. 
2. Nội dung
- HS quan sát một đoạn phim
- GV đặt vấn đề vào bài: Sinh vật tồn tại trong môi trường chịu tác động của những yếu tố nào? Giữa sinh vật và môi trường sống của chúng có mối quan hệ như thế nào?
3. Tổ chức thực hiện
* GV yêu cầu học sinh quan sát đoạn phim về cuộc sống của sinh vật ở rừng Amazon, và tìm hiểu các vấn đề:
+ Những yếu tố tác động đến đời sống của các sinh vật
+ Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của chúng 
+ Nếu môi trường bị biến đổi thì sinh vật có tồn tại được không?
- HS quan sát đoạn phim, trao đổi, thảo luận
* GV tổ chức cho HS trả lời, giải thích
- Hs thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm.
* GV đánh giá những hiểu biết ban đầu của HS
- Hs theo dõi, tiếp nhận sự đánh giá của GV.
- Giáo viên nhấn mạnh: Nếu sinh vật thích nghi được với những biến đổi của môi trường thì sẽ tồn tại, nếu không thích nghi thì sẽ bị đào thải. 
4. Sản phẩm
- HS nêu được những yếu tố tác động dến sự tồn tại của sinh vật: khí hậu, thức ăn, kẻ thù....
- HS nêu được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống: tác động qua lại
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Mục tiêu
- HS trình bày được khái niệm môi trường sống, nhân tố sinh thái
- Phân biệt được các loại môi trường sống.
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)
- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp quy luật giới hạn.
- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống.
- Nêu được các khái niệm giới hạn sinh thái, nơi ở và ổ sinh thái
- Phân biệt được khoảng chống chịu, khoảng thuận lợi
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh
- Nêu được sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ
- Lấy được ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ và phân tích được ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.
2. Nội dung
 3. Tổ chức thực hiện
4. Sản phẩm
Nội dung 1: Môi trường sông và các loại môi trường sông.
HS nêu khái niệm môi trường sống, phân biệt các loại môi trường sống, liên hệ thực tế và lấy ví dụ.
Nội dung 2: Nhân tố sinh thái.
- HS trình bày khái niệm nhân tố sinh thái, nêu các nhóm nhân tố sinh thái.
- HS trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)
- HS nêu một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp quy luật giới hạn, liên hệ thực tế và lấy ví dụ.
Nội dung 3. Giới hạn sinh thái
- HS nêu khái niệm giới hạn sinh thái.
- HS phân biệt khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu, lấy VD minh họa
- HS nêu một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh
Nội dung 4. Ổ sinh thái
- HS nêu khái niệm ổ sinh thái
- HS phân biệt nơi ở và ổ sinh thái, lấy VD minh họa
Nội dung 5. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
- HS trình bày sự thích nghi của thực vật và động vật với ánh sáng
- HS phân biệt các nhóm thực vật và động vật dựa vào sự thích nghi của chúng với ánh sáng
Nội dung 6. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
- HS phân tích và lấy VD về quy tắc kích thước cơ thể
- HS phân tích và lấy VD về quy tắc kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi...của cơ thể.
Mục 1. Môi trường sống
GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK, hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi:
Môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? 
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
Mục 2. Nhân tố sinh thái
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo bàn các vấn đề sau:
- Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái bao gồm những nhân tố nào, ảnh hưởng ra sao tới sinh vật? Lấy VD
- Giữa sinh vật và môi trường sông có quan hệ như thế nào? VD
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
Mục 1. Giới hạn sinh thái
GV: Yêu cầu HS phân tích về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi VN dựa vào hình 35.1, thảo luận theo cặp đôi, từ đó trả lời các câu hỏi:
+ Như thế nào là giới hạn sinh thái
+ Khoảng thuận lợi là gì? Như thế nào là khoảng chống chịu?
+ Lấy VD về các nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái về các nhân tố vô sinh.
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
GV: Đánh giá, nhận xét và hoàn thiện kiến thức
Mục 2. Ổ sinh thái
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi:
+ Như thế nào là ổ sinh thái
+ Nơi ở có phải là ổ sinh thái không? Giải thích.
HS: nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi
GV: Đánh giá, nhận xét và hoàn thiện kiến thức
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, 1 bàn/nhóm. Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm về 2ND sau:
ND1: Thích nghi của SV với nhiệt độ:( Nhóm 1-6)
ND2: Thích nghi của SV với ánh sáng ( Nhóm 7-12)
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận và trình bày
GV: Đánh giá, nhận xét và hoàn thiện kiến thức
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.
 1. Môi trường sống
* Khái niệm môi trường sống: - Môi trường sống là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
* Các loại môi trường sống: 
- Môi trường trên cạn: Mặt đất, lớp khí quyển.
- Môi trường nước: Vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
- Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau có sinh vật đất sinh sống.
- Môi trường sinh vật: TV, ĐV và con người.
 2. Nhân tố sinh thái
* Khái niệm nhân tố sinh thái: Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố trong môi trường sống tác động đến sinh vật.
* Các nhóm NTST: 
- Nhân tố vô sinh: Tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của MT xung quanh SV
- Nhân tố hữu sinh: Thế giới hữu cơ của MT( Con người ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều SV )
* Quy luật tác động của các NTST: 
- Quy luật tác động tổng hợp: Tất cả các NTST gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên SV. Ví dụ như chế độ chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và vi sinh vật đất, từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật.
- Quy luật giới hạn: Đối với mỗi yếu tố, sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được.
* Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường
- Mối quan hệ tương hỗ: Môi trường tác động lên SV, đồng thời các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI.
 1. Giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
- VD: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các rô phi VN
 2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường qui định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.
- VD: SGK.
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
- TV thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường: về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí.
Có 2 nhóm TV(Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau đối với đời sống): Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng, giữa 2 nhóm cây sáng và ưa bóng là nhóm cây chịu bóng, gồm những loài phát triển được cả nơi giàu ánh sáng và nơi ít ánh sáng, tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng.
- ĐV có cơ quan tiếp nhậ ánh sáng, chúng thích ứng tốt hơn với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi
Có 2 nhóm ĐV: Nhóm ĐV ưa hoạt động ban ngày, nhóm ĐV ưa hoạt động ban đêm.
 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
- Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật. Sống ở nơi giá rét, thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm; động vật có lớp mỡ dưới da và lớp lông dày, di cư trú đông và ngủ đông.
- Với thân nhiệt, sinh vật được chia thành 2 nhóm: nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt.
- 2 quy tắc thể hiện sự thích nghi về hình thái của SV với nhiệt độ:
+ Quy tắc về kích thước cơ thể
+ Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi của cơ thể.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại các kiến thức vừa học bằng cách giải quyết các bài tập tình huống.
- Hình thành thói quen tự học và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
2. Nội dung:
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
3. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thành đáp án các câu hỏi trắc nghiệm trong 5p và thu 10 bài nhanh nhất.
HS: hoàn thành bài tập
4. Sản phẩm
Câu 1: Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 2: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? 
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 3: Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm cư trú của chúng.	B. địa điểm sinh sản của chúng.
C. địa điểm thích nghi của chúng.	D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
Câu 4: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật 
A. phát triển thuận lợi nhất.	B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.	D. chết hàng loạt.
Câu 5: Có các loại môi trường phổ biến là: 
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Hoạt động 4: Vận dụng 
1. Mục tiêu:
 - Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến kiến thức bài học trong thực tế.
 - Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống.
2. Nội dung
HS trả lời câu hỏi sau:
Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:
- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt
- Mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt 
- Trắm cỏ ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặt và tầng giữa.
- Chép: ăn tạp, sống ở tầng đáy
- Trôi: ăn vụn hữu cơ, sống ở tầng đáy
Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài cá trên trong một ao được không? Vì sao?
3. Tổ chức thực hiện
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi vận dụng
HS: Suy nghỉ, trả lời
4. Sản phẩm
Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài cá trên trong một ao, vì mỗi loài cá có một ổ sinh thái khác nhau...
IV. Hướng dẫn về nhà.
Quan sát hình 36.2, 36.3 và 36.4 kết hợp với những nội dung đã học hãy nêu những biểu hiện của và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36. 
Quan hệ hỗ trợ là gì? Nêu ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể ?
Nghiên cứu thông tin mục II-2-sgk trang 158 trả lời các câu hỏi sau :
Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nào? Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? 
Nêu nguyên nhân của hiện tượng tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_36_bai_35_moi_truong_song_va_ca.docx