Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương II: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa - Trần Thị Như Diệu

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương II: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa - Trần Thị Như Diệu

Chương II: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

I. Mục tiêu bài học:

1) Kiến thức:

- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự và cơ quan thoái hóa.

- Phân tích được các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: qua ý nghĩa của thuyết cấu tạo tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của AND và prôtêin của loài.

2) Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sách, rút ra kiến thức từ hình ảnh và bảng.

- Rèn luyện khả năng tư duy, làm việc độc lập cho học sinh.

3) Thái độ:

- Áp dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên.

- Hiểu biết đúng đắng về sự hình thành, nguồn gốc và mối quan hệ của sinh vật.

 

docx 9 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương II: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa - Trần Thị Như Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 6 – TIẾN HÓA
Chương II: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự và cơ quan thoái hóa.
Phân tích được các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: qua ý nghĩa của thuyết cấu tạo tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của AND và prôtêin của loài.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sách, rút ra kiến thức từ hình ảnh và bảng.
Rèn luyện khả năng tư duy, làm việc độc lập cho học sinh.
Thái độ:
Áp dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên.
Hiểu biết đúng đắng về sự hình thành, nguồn gốc và mối quan hệ của sinh vật.
Đồ dùng và phương tiện dạy học:
Hình 24.1. Cấu trúc chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người trang 105 SGK.
Bảng 24 trang 106 SGK.
Sơ đồ phân loại các bằng chứng tiến hóa.
Hình ảnh ví dụ về cơ quan tương đồng.
Hình ảnh ví dụ về cơ quan tương tự.
Hình ảnh ví dụ về cơ quan thoái hóa.
Hình cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Bảng mã di truyền.
Phương pháp dạy dọc:
Phương pháp trực quan – hỏi dáp.
Phương pháp nghiên cứu SGK.
Tiến trình dạy học:
Bước 1: Ổn định lớp (1 phút)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra bài cũ vì bài trước là phần ôn tập chương
Bước 3: Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề: (2 phút)
Trước thế kỉ 18, khi khoa học chưa phát triển người ta cho rằng thượng đế là đấng tối cao tạo nên đất trời và vạn vật trong đó con người là loài cao trọng nhất. Sau này khi khoa học học phát triển, các nhà khoa học đã chứng minh trái đất, sinh vật không do một thế lực siêu nhiêu nào tạo thành mà Trái Đất sinh vật xuất hiện tồn tại đến ngày nay phải trải qua sự hình thành, phát triển và cải tân của vũ trụ hơn hàng tỷ năm. Vậy dựa vào đâu mà con người có thể chứng minh được điều đó thì chúng ta sẽ đến với phần 6:
PHẦN 6: TIẾN HÓA
CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu về các bằng chứng tiến hóa
GV: Để chứng minh cho sự tiến hóa của sinh vật, con người đã dựa vào các bằng chứng tiến hóa để đưa ra kết luận. 
- Theo các em, thế nào là bằng chứng tiến hóa? Kể tên những bằng chứng tiến hóa mà em đã được nghe từ báo chí, tivi 
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh.
- Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau, được thể hiện thông qua việc tìm hiểu cấu tạo tương ứng của các cơ quan, của các tế bào và các cấu trúc phân tử giữa các loài với nhau.
- Phân loại bằng chứng tiến hóa.
Ở bài học ngày hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu cụ thể về bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
I. Các bằng chứng tiến hóa
- Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau.
- Phân loại:
+ Bằng chứng trực tiếp: bằng chứng hóa thạch.
+ Bằng chứng gián tiếp: bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng địa lí sinh học, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bằng chứng giải phẫn so sánh
GV: Bằng chứng giải phẫu so sánh là phân tích, nghiên cứu, so sánh sự tương ứng giữa các cơ quan trên cơ thể ở những loài sinh vật khác nhau.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 24.1 SGK, trả lời câu hỏi lệnh SGK/trang 104
HS: Sự tương đồng của xương chi của các loài động vật:
- Giống nhau: đều có xương trụ, xương quay, xương cánh,xương bàn và xương ngón.
- Chi tiết các xương biến đổi, hình dạng bên ngoài rất khác nhau.
- Sự biến đổi giúp sinh vật thích nghi với từng điều kiện môi trường sống. Ví dụ như sự biến đổi xương tay ở người: ngón cái choãi ra 90o có thể xoay chuyển nhiều chiều hướng khác nhau → Tay con người linh hoạt hơn, có thể cầm, nắm, chế tạo công cụ một cách tự do.
GV: Qua phân tích yêu cầu học sinh rút ra khái niệm về cơ quan tương đồng.
HS: Rút ra khái niệm
GV: Hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Và bổ sung thêm kiến thức:
- Các cơ quan tương đồng chứng minh sự tiến hóa theo hướng phân li.
GV: Cho học sinh quan sát cánh của bướm và cánh của dơi. Nhận xét nguồn gốc và chức năng cánh của hai loài.
HS: - Cánh của dơi và bướm đều có chức năng giúp chúng bay được.
- Cánh của dơi do biến dạng từ chi trước. Cánh của bướm phát triển từ mặt lưng.
GV: Qua phân tích yêu cầu học sinh rút ra khái niệm về cơ quan tương tự.
HS: Rút ra khái niệm
GV: Hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Và bổ sung thêm kiến thức:
- Các cơ quan tương tự chứng minh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.
GV: Cho học sinh một số hình ảnh ví dụ về có quan tương đồng và cơ quan tương tự . Yêu cầu học sinh tìm và phân loại.
HS: Quan sát, nghiên cứu hình và hoàn thành yêu cầu.
GV: Nhận xét kết quả. 
- Phân tích ví dụ cơ quan tương đồng ruột thừa ở người và mang tràng ở thỏ:
 Manh tràng của thỏ chứa hàng triệu vi khuẩn, các men cần thiết cho sự phân huỷ xenlulozơ thành glucozơ giúp cho sự tiêu hóa các tế bào xenlulozơ ở một số động vật có vú ăn cỏ. Ở người hệ tiêu hóa rất phát triển có các enzim hỗ trợ tiêu hóa tất cả các loại thức ăn. Vì vậy manh tràng đối với con người đã không còn là cần thiết nữa nên nó đã bị tiêu giảm chỉ còn lại dấu tích (ruột thừa). 
à Ruột thừa được gọi là cơ quan thoái hóa.
GV: Yêu cầu học sinh rút ra khái niệm cơ quan thoái hóa qua phân tích ví dụ.
HS: Rút ra khái niệm.
GV: Hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Và bổ sung thêm kiến thức:
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
II. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Bằng chứng giải phẫu so sánh là phân tích, nghiên cứu, so sánh sự tương ứng giữa các cơ quan trên cơ thể ở những loài sinh vật khác nhau.
1) Cơ quan tương đồng
- Khái niệm: Là những cơ quan bắt nguồn từ cùng một nguồn góc, có cấu tạo tương tự nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau.
- Các cơ quan tương đồng chứng minh sự tiến hóa theo hướng phân li.
VD: Gai xương rồng – tua cuống ở đậu hà lan.
Tay người – chi trước của mèo – cánh dơi 
Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở người.
2) Cơ quan tương tự
- Khái niệm: Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự nhau. 
- Các cơ quan tương tự chứng minh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.
VD: Gai xương rồng – gai hoa hồng.
Cánh dơi – cánh bướm.
Củ khoai lang – củ khoai tây.
3) Cơ quan thoái hóa
- Khái niệm: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng, nhưng nay chức năng không còn hoặc chứng năng bị tiêu giảm và chỉ còn lại dấu tích.
VD: Đốt sống cùng, ruột thừa, mấu thịt ở khóe mắt 
E Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
GV: Ngoài bằng chứng giải phẫu so sánh, còn một loại bằng chứng gián tiếp nữa mà cô sẽ giới thiệu cho các em đó là: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Và những bằng chứng này có gì đặc biệt giúp con người chứng minh cho sự tiến hóa, chúng ta cùng sang phần II
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống là gì?
- Tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào?
HS: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống.
- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).
GV: Qua đây rút ra kết luận gì về nguồn gốc của sinh giới?
HS: Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
GV: Nhận xét hoàn thành kiến thức:
- Qua bằng chứng tế bào học cho thấy các loài từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp, từ nhân sơ đến nhân thực, từ các loài động vật hay thực vật đều có chung cấu tạo là tế bào. Vậy các loài đều có chung nguồn gốc.
GV: Qua những kiến thức đã học, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Và có bao nhiêu loại? Protein được hình thành từ thành phần nào?
HS: Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là axit nucleic. Có 2 loại axit nucleic là ADN và ARN. Protein được hình thàn từ các axit amin.
GV: Qua nghiên cứu cho thấy vật chất di truyền của hầu hết các loài là ADN (trừ một số loài virut có vật chất di truyền là ARN) và ADN được cấu tạo chủ yếu từ 4 loại nucleotit A,T, G, X. Protein của các loài hầu hết được hình thành từ khoảng 20 loại axit amin khác nhau và dùng chung một bảng mã di truyền.
Vì vậy, ta thấy được các loài có nguồn gốc tổ tiên chung.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 24 trang 106 SGK. Rút ra nhận xét về sự sai khác trình tự các axit amin trong chuỗi hemôglôbin giữa các loài trong bộ linh trưởng:
- Số axit amin sai khác của tinh tinh và khỉ sóc so với người?
- Qua đây chứng tỏ điều gì trong quan hệ họ hàng giữa các con người với các loài linh trưởng?
HS: Tinh tinh có số axit amin sai khác với người ít nhất. Khỉ sóc có số axit amin sai khác với người nhiều nhất.
- Qua đây chứng tỏ tinh tinh có quan hệ họ hàng với người gần hơn so với khỉ sóc.
GV: Từ việc phân tích phân tích trình tự các axit amin của protein hay trình tự các nucleotit của gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
III. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
1) Bằng chứng tế bào học
- Các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. 
- Các tế bào có cấu trúc thành phần tương tự nhau.
→ Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
2) Bằng chứng sinh học phân tử
- Vật chất di truyền chủ yếu của hầu hết các loài sinh vật là axit nucleic (ADN, ARN) 
- ADN ở hầu hết các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit (A,T,G,X)
- Protein của các loài đều được hình thành từ khoảng 20 loại axit amin khác nhau.
- Tất cả các loài điều dùng chung một bảng mã di truyền.
- Phân tích phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại protein hay trình tự các nuclêôic của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Bước 4: Củng cố (5 phút)
Câu 1: Cơ quan thoái hóa đã mất đi chứa năng và đôi khi còn có hại, vậy tại sao chúng lại không bị mất đi?
Sinh vật sở hữu vốn gen từ tổ tiên chung, gen vô hại hoặc là thời gian không đủ dài để chọn lọc tự nhiên loại bỏ hết những gen đó ra khỏi quần thể.
Câu 2: Tại sao cơ quan thoái hóa thường được con người sử dụng để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về đặc điểm hình thái?
Vì cơ quan thoái hóa không có chức năng không có chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm nên không được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
Bước 5: Dặn Dò (2 phút)
Các em về nhà học bài và hoàn thành phần câu hỏi bài tập ở cuối bài.
Trả lời câu hỏi lệnh trang 106 SGK.
Xem trước bài 25, trả lời câu hỏi: nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành loài mới? 
Tìm hiểu về những thành tựu và hạn chế ở học thuyết của Lamac và Đacuyn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_chuong_ii_bang_chung_va_co_che_tien.docx