Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Bài 13.

 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN.

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.

- Nêu được khái niệm, đặc điểm mức phản ứng.

- Phân biệt được thường biến với đột biến.

- Vận dụng được kiến thức vào thực tế trồng trọt và chăn nuôi.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực đặc thù:

+ Năng lực sinh học

- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.

- Nêu được khái niệm, đặc điểm mức phản ứng.

- Phân biệt được thường biến với đột biến

+ Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hành: Xác định mức phản ứng của kiểu gen đối với sản lượng trứng gà của một giống hoặc một giống cây trồng cụ thể.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen để giải thích các hiện tượng thực tiễn.

- Vận dụng ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

để giải các bài tập liên quan.

 

docx 7 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 13.
 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN.
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- Nêu được khái niệm, đặc điểm mức phản ứng.
- Phân biệt được thường biến với đột biến.
- Vận dụng được kiến thức vào thực tế trồng trọt và chăn nuôi.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực đặc thù:
+ Năng lực sinh học
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- Nêu được khái niệm, đặc điểm mức phản ứng.
- Phân biệt được thường biến với đột biến
+ Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hành: Xác định mức phản ứng của kiểu gen đối với sản lượng trứng gà của một giống hoặc một giống cây trồng cụ thể.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen để giải thích các hiện tượng thực tiễn.
- Vận dụng ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
để giải các bài tập liên quan.
* Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm hiểu các ứng dụng của ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
3. Phẩm chất:
 - Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
II/ Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: PHT, giáo án Powerpoint,mẫu rau muống cùng giống nhưng trồng ở cạn và ở nước...
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. 
III/ Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1. Mở đầu
a.Mục tiêu. Giúp Hs có hứng thú trong học tập. Kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu kiến thức mới.
b.Nội dung. HS tiếp nhận kiến thức mới từ GV 
c.Sản phẩm. HS trả lời yêu cầu của GV qua câu hỏi kiểm tra bài
d. Tổ chức thực hiện 
-Cho HS quan sát cùng một túi hạt rau cải đem gieo ở 3 môi trường khác nhau. Yêu cầu nhận xét về chiều cao cây, màu sắc lá, độ dày của lá, hình thái của cây, lá.
-HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
GV do gieo hạt ở 3 môi trường khác nhau nên đã hình thành kiểu hình khác nhau.
-Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng .
-Trình bày được sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường thông qua ví dụ trong SGK.
-Phân biệt được các khái niệm: mức phản ứng, thường biến. Đặc điểm của mức phản ứng, thường biến.
2.Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. Tìm hiểu - I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG.
a. Mục tiêu. nêu được bản chất mối quan hệ giữa kiểu gen-mt-KH.
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
d. Tổ chức thực hiện
c. Sản phẩm:
Bước 1 chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK cho biết: 
 1. Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen qui định có hoàn toàn đúng hay không?
 2. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như thế nào?
 Bước 2: thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân đọc mục I trong SGK và trả lời câu hỏi.
 Bước 3: báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi 1 – 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Cả lớp ngồi theo dõi và nhận xét, bổ sung câu trả lời.
 Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - GVnhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG.
* Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
 Gen(ADN)®mARN ®Pôlipeptit ® prôtêin ® tính trạng.
* Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước nên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
HĐ 2.2. Tìm hiểu - II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG.
a. Mục tiêu. Phân tích các ví dụ trong SGK để thấy được KH của cơ thể là kết quả mối tương tác giữa KG-MT.
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
d. Tổ chức thực hiện
c. Sản phẩm:
 *Hình thức hoạt động: cặp đôi.
*Kĩ thuật: tia chớp.
* GV: Tại sao ở thỏ tại vị trí đầu mút cơ thể như tai, bàn chân, đuôi, mõm... có lông màu đen, ở những vị trí khác lông trắng muốt?
* HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời.
* GV: Chính xác hóa kiến thức.
Hoạt động 3:
*Mục tiêu: 
HS phân biệt được các khái niệm: mức phản ứng, thường biến.
-Đặc điểm của thường biến.
*Hình thức tổ chức dạy học: theo nhóm.
*Cách thực hiện.
Bước 1 chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu câu học sinh đọc thông tin mục III SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :
 1. Mức phản ứng là gì? Tìm một hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh họa?
 2. Mức phản ứng được chia thành mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
 3. Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng, thường thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? Hãy chững minh điều đó?
 4. Thế nào là sự mềm dẻo về KH? Hình vẽ 13 thể hiện điều gì? 
 5. Vậy mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào yếu tố nào? Sự mềm dẻo về KH của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật? Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật?
6. Trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải làm gì?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm, đọc mục III SGK và quan sát sơ đồ hình vẽ mối quan hệ giữa một KG với các môi trường khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau để trả lời các câu hỏi.
* Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đại diện 1 -2 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm.
- Các HS khác nghe và cho ý kiến nhận xét bổ sung.
* Bước 4. đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - GV nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức:
 + GV: trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được.
 + GV: hình vẽ 13 thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường.
*Tích hợp môi trường:
-Có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen( nhiệt độ, độ pH, độ ẩm)
-Bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật và con người
*Chú ý: Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
-Muốn thay đổi KH vượt ra ngoài giới hạn của mức phản ứng thì phải thay đổi kiểu gen.
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- Nhiều yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
- Một số ví dụ: SGK.
- Kết luận: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.
1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của một KG.
VD: Con tắc kè hoa:
- Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.
- Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.
- Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.
Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng.
- Mức phản ứng được chia thành 2 loại: 
+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa
+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.
2. Xác định mức phản ứng của một kiểu gen.
- Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một KG. - Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng.
3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến):
- Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến).
- Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.
- Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen. 
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.
HĐ 2.2. Tìm hiểu – III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.
a. Mục tiêu. HS phân biệt được các khái niệm: mức phản ứng, thường biến.
-Đặc điểm của thường biến.
b. Nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu của GV nêu.
d. Tổ chức thực hiện
c. Sản phẩm:
*Hình thức tổ chức dạy học: theo nhóm.
Bước 1 chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu câu học sinh đọc thông tin mục III SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :
 1. Mức phản ứng là gì? Tìm một hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh họa?
 2. Mức phản ứng được chia thành mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
 3. Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng, thường thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? Hãy chững minh điều đó?
 4. Thế nào là sự mềm dẻo về KH? Hình vẽ 13 thể hiện điều gì? 
 5. Vậy mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào yếu tố nào? Sự mềm dẻo về KH của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật? Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật?
6. Trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải làm gì?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm, đọc mục III SGK và quan sát sơ đồ hình vẽ mối quan hệ giữa một KG với các môi trường khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau để trả lời các câu hỏi.
* Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đại diện 1 -2 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm.
- Các HS khác nghe và cho ý kiến nhận xét bổ sung.
* Bước 4. đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - GV nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức:
 + GV: trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được.
 + GV: hình vẽ 13 thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường.
*Tích hợp môi trường:
-Có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen( nhiệt độ, độ pH, độ ẩm)
-Bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật và con người
*Chú ý: Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
-Muốn thay đổi KH vượt ra ngoài giới hạn của mức phản ứng thì phải thay đổi kiểu gen.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.
1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của một KG.
VD: Con tắc kè hoa:
- Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.
- Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.
- Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.
Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng.
- Mức phản ứng được chia thành 2 loại: 
+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa
+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.
2. Xác định mức phản ứng của một kiểu gen.
- Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một KG. - Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng.
3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến):
- Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến).
- Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.
- Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen. 
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.
3.Hoạt động 3: Luyện tập. GV hệ thống hóa kiến thức 
a.Mục tiêu. giúp HS trả lời được các câu hỏi trong SGK 
 - Củng cố kiến thức trong bài .
b. Nội dung. Hs thực hiện nhiệm vụ Gv yêu cầu. 
c. Sản phẩm. Kiến thức mới được học sinh lĩnh hội. 
d. Tổ chức thực hiện. HS đọc câu hỏi cuối bài và trả lời
*Hình thức tổ chức: cá nhân
*Kĩ thuật: tia chớp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
Câu 1: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do
A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.
B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.
C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.
D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.
Câu 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?
A. Tác động của con người.	B. Điều kiện môi trường.
C. Kiểu gen của cơ thể. 	D. Kiểu hình của cơ thể.
Câu 3: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến
A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Câu 4: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Kiểu gen và môi trường.	B. Điều kiện môi trường sống.
C. Quá trình phát triển của cơ thể.	D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.
Câu 5: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là
A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen.	B. sự thích nghi kiểu hình.
C. sự mềm dẻo về kiểu hình.	D. sự mềm dẻo của kiểu gen.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
 HS vận dụng kiến thức bài học trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận.
 Sử dụng kĩ thuật tia chớp. ứng với mỗi câu 1 hs trả lời, 1-2 hs khác nhận xét, bổ xung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
-Đánh giá mức độ hoạt động của hs
-Đánh giá chuẩn kiến thức.
4.Hoạt động 4. Vận dụng.
Làm thế nào để nghiên cứ mức phản ứng của 1 giống?
+ Đối với thực vật: người ta phải tạo ra những cá thể có kiểu gen giống nhau bằng nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết, nuôi cấy tế bào, mô ) từ 1 cá thể ban đầu, sau đó nuôi trồng trong các môi trường khác nhau. Sau đó, tập hợp các kiểu hình khác nhau có được của kiểu gen này ở các môi trường khác nhau tạo nên mức phản ứng của kiểu gen.
+ Đối với động vật: Tạo nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau bằng cách tách phôi, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính 
5. Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng.
Hãy giải thích câu tục ngữ “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập lí thuyết dựa vào câu 1, 2, 3, và 4 ở cuối bài trong SGK.
- Đọc mục “ Em có biết” trang 72.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_bai_13_anh_huong_cua_moi_truong_len.docx