Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 16 đến 27

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 16 đến 27

I. MỤC TIÊU:

 Sau khi học xong bài này học sinh cần :

1. Kiến thức

- Nêu được các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối.

- Trình bày được nội dung, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec.

- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học, tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể, tần số tương đối của các alen.

2. Kĩ năng

- Xác định được tần số alen, tần số kiểu gen trên cơ sở tỉ lệ kiểu hình của quần thể và ngược lại.

- Xác định tần số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ con của quần thể tự thụ phấn.

3. Thái độ

- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất chăn nuôi.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- Hình 17 trong sách giáo khoa

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp

- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề

IV. TRỌNG TÂM

- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :

* Các cá thể giao phối tự do với nhau.

* Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

* Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.

 

doc 81 trang hoaivy21 6270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 16 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Tiết 16 Ngày soạn: ..
BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.
- Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
2. Kĩ năng
- Xác định được tần số alen, tần số kiểu gen trên cơ sở tỉ lệ kiểu hình của quần thể và ngược lại.
- Xác định tần số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ con của quần thể tự thụ phấn.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất chăn nuôi.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
Bảng 1: Sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp trong quần thể tự thụ phấn
Thế hệ
Tỷ lệ KG đồng hợp
Tỷ lệ KG dị hợp
Kiểu gen
0
0
100(1)
Aa
1
2
3
 .
50% (1- 1/2)
75%
87,5%
50%(1/2)
25%
12,5%
n
	Bảng 16 sách giáo khoa. 
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Khái niệm quần thể : Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống. 
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
+ Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
+ Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể.
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Quần thể là gì? Quy luật di truyền của quần thể diễn ra như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể.
 GV cho học sinh quan sát tranh về một số quần thể, yêu cầu học sinh cho biết quần thể là gì?
 ? Mỗi quần thể được đặc trưng bởi những thành phần nào.
 ?Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của một quần thể?
 Yêu cầu nêu được:
+ Xác định được tần số alen.
+ Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.
 ? Tần số alen được tính bằng cách nào ?
 GV cho HS áp dụng tính tần số alen của quần thể.
(?) Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu?
 Cây hoa đỏ có KG AA chứa 2 alen A
 Cây hoa đỏ có KG Aa chứa 1 alen A và 1 alen a.
 Cây hoa trắng có KG aa chứa 2 alen a.
 GV yêu cầu HS tính tần số alen a?
 ? Tần số alen của quần thể được tính bằng cách nào ?
 GV yêu cầu HS áp dụng khái niệm tính tần số các kiểu gen trong quần thể.
GV yêu cầu HS tương tự tính tần số kiểu gen Aa và aa?
*Hoạt động 2: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể
 GV cho HS quan sát một số tranh về hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn.
 GV vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận: 
P: Aa x Aa 
F1: 50% đồng hợp ( AA + aa) : 50% dị hợp (Aa) 
F2: 75% đồng hợp : 25% dị hợp 
F3 : 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp.
Fn : Cơ thể dị hợp: ( ½)n 
 Cơ thể đồng hợp : 1 – ( ½)
 GV treo bảng 16, yêu cầu HS điền tiếp số liệu vào bảng?
GV đưa đáp án: Thế hệ thứ n có Kiểu gen AA = { () /2 }. 4n
Kiểu gen Aa = 
Kiểu gen aa = { () /2 }. 4n
GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về tần số kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn?
 GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS tham khảo SGK trả lời.
 ? Giao phối gần là gì?
 ? Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần thay đổi như thế nào?
 ? Tại sao luật hôn nhân gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?
GV liên hệ quần thể người: hôn phối gần à sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20- 30% --> cấm kết hôn trong vòng 3 đời.
HS nhớ lại kiến thức đã học kết hợp với quan sát tranh nhắc lại khái niệm quần thể.
 HS nêu đặc trưng của quần thể là vốn gen.
HS đọc thông tin SGK để trả lời.
=> Vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tỉ số KG của quần thể.
 HS nghiên cứu SGK trả lời.
 HS dựa vào kiến thức vừa học hoàn thành bài tập của GV. 
 HS dựa vào khái niệm để tính tần số alen A trong quần thể.
 HS nghiên cứu SGK trả lời.
HS áp dụng tính tần số kiểu gen AA, Aa và aa.
HS quan sát tranh, thảo luận nhanh và hoàn thành sơ đồ lai theo gợi ý của giáo viên.
HS nghiên cứu và điền vào bảng số liệu.
HS nêu được tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.
 HS tham khảo SGK, trả lời nhanh câ hỏi của GV.
HS nêu được: tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
 1. Định nghĩa quần thể:
 Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
 2. Đặc trưng di truyền của quần thể:
* Vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen.
* Tần số alen:
 - Tỉ lệ giữa số lượng 1 loại alen nào đó trên tổng số alen được tạo ra.
 Ví dụ: Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.
 Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa.
 + Tổng số alen A 
 = (500 x 2) + 200 = 1200.
 +Tổng số alen A và a 
 = 1000 x 2 = 2000.
Vậy tần số alen A trong quần thể là: = 0.6
* Tần số kiểu gen của quần thể:
 Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Tần số KG AA trong quần thể là 500 / 1000 = 0.5
Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
 1. Quần thể tự thụ phấn.
* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:
Tần số KG AA=()/2
Tần số KG Aa = 
Tần số KG aa = ()/2
* Kết luận: 
Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
2. Quần thể giao phối gần
 * Khái niệm:
 - Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần.
 - Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.
4. Củng cố:
Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A. AA = aa= (1-(1/2)n -1)/2 ; Aa = (1/2)n -1
B. AA = aa = (1/2)n ; Aa = 1 - 2(1/2)n 
C. AA = aa = (1/2)n+1 ; Aa = 1 - 2(1/2)n +1
D. AA = aa = (1-(1/2)n+1)/2 ; Aa = (1/2)n +1
E. AA=aa=(1-(1/2)n)/2 ; Aa=(1/2)n
Đáp án:
Câu 1. C Câu 3: E
Câu 2. D Câi 4: E
5. Dặn dò về nhà
- Về nhà học bài và làm bài tập cuối sách giáo khoa
- Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Tiết 17 Ngày soạn: ..
BÀI 17: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN
CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI.
I. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong bài này học sinh cần :
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối.
- Trình bày được nội dung, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec.
- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học, tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể, tần số tương đối của các alen.
2. Kĩ năng
- Xác định được tần số alen, tần số kiểu gen trên cơ sở tỉ lệ kiểu hình của quần thể và ngược lại.
- Xác định tần số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ con của quần thể tự thụ phấn.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất chăn nuôi.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
Hình 17 trong sách giáo khoa
Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
* Các cá thể giao phối tự do với nhau.
* Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. 
* Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
- Nội dung định luật Hacđi - Vanbec : Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Van bec. Khi đó thoả mãn đẳng thức : p2AA + 2 pqAa + q2aa = 1. ( Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1).
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật :
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di – nhập gen giữa các quần thể).
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể giao phối.
- Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết.
- Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể giao phối.
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phỗi có đặc điểm khác cấu trúc di truyền quần thể tự thụ như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 * Hoạt động 1: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
 ? Quần thể là gì ?
 GV cho học sinh đọc mục III.1 kết hợp kiến thức đã học.
 ? Hãy phát hiện những dấu hiệu cơ bản của quần thể được thể hiện trong định nghĩa quần thể.
? Quần thể ngẫu phối là gì.
 GV cho HS phân tích ví dụ về sự đa dạng nhóm máu ở người → sự đa dạng di truyền của quần thể.
 ? Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền gì nổi bật.
 + GV giải thích từng dấu hiệu để học sinh thấy rõ đây là các dấu hiệu nổi bật của quần thể ngẫu phối→ đánh dấu bước tiến hoá của loài.
Yêu cầu HS nhắc lại quần thể tự phối và dấu hiệu của nó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối.
? Trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu phối được duy trì nhờ cơ chế nào ?
 GV : Trạng thái cân bằng di truyền như trên còn được gọi là trạng thái cân bằng Hacđi- vanbec→ định luật
 - Về phương diện tiến hoá, sự cân bằng của quần thể biểu hiện thong qua sự duy trì ổn định tần số tương đối các alen trong quần thể → giới thiệu cách tính tỉ lệ giao tử
? p được tính như thế nào? 
? q được tính như thế nào? 
Từ hình 17.b hãy đưa ra công thức tổng quát chung tính thành phần kiểu gen của quần thể ?
 ? Một quần thể được xem là cân bằng di truyền khi nào ?
 GV viên cho bài tập, yêu cầu HS áp dụng kiến thức vừa học để hoàn thành.
* Bài toán :
 Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường
- Gọi tần số alen A là p, a là q. Tổng p và q =1
- Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa
Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là :
0,64AA+0,32Aa+ 0,04aa=1
 Hãy tính thành phần kiểu gen và tần số alen ở F1 ?
 ? HS nghiên cứu SGK, cho biết định luật Hacđi – Vanbec đúng trong những điều kiện nào ?
 HS dựa vào kiến thức đã học, nêu được khái niệm quẩn thể.
HS nêu được 2 dấu hiệu:
 + Các cá thể trong quần thể thường xuyên ngẫu phối.
 + Mỗi quần thể trong tự nhiên được cách li ở một mức độ nhất định đối với các quần thể lân cận cùng loài.
 HS nghiên cứu mục III.2
 HS nêu được nhờ cơ chế điều hoà mật độ quần thể.
 HS nghiên cứu sách giáo khoa nêu được nội dung định luật Hacđi – Vanbec.
p = số alen A có trong vốn gen/ tổng số alen trong vốn gen 
q = số alen a có trong vốn gen/ tổng số alen trong vốn gen 
HS nghiên cứu SGK, trả lời: QT có cấu trúc DT:
 p2AA+ 2pqAa +q2aa =1
Trong đó : 
+ p2 là tần số kiểu gen AA,
+ 2pq là tần số kiểu gen Aa
+ q2 là tần số kiểu gen aa
→ Một quần thể cân bằng di truyền khi thành phần kiểu gen thoả biểu thức:
p2AA+ 2pqAa +q2aa =1
 HS thảo luận, hoàn thành bài tập GV giao.
+Tỉ lệ giao tử của quần thể ban đầu.
pA = 0,64 + = 0,8
qa = 0,04 + = 0,2
+ Thành phần kiểu gen ở F1: 
 p2 AA = 0,64
 q2 aa = 0,04
 2pq = 0,32
*HS đọc SGK thảo luận về các điều kiện nghiệm đúng của định luật.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối:
 1. Quần thể ngẫu phối:
- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
* Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
- Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
* Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen ( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau:
 P2 + 2pq + q2 = 1
Định luật hacđi vanbec
* Nội dung: trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức :
 P2 + 2pq +q2 =1
* Bài toán :
 Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường
- Gọi tần số alen A là p, a là q. Tổng p và q =1
- Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa
Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là :
0,64AA+ 0,32Aa+ 0,04aa=1
 Hãy tính thành phần kiểu gen và tần số alen ở F1 ?
- Tính được p =0,8 ; q=0,2
- Thành phần KG : 
0,64AA+0,32Aa+0,04aa = 1
- Nhận xét : tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thế hệ
* Điều kiện nghiệm đúng:
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên )
- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch 
- Không có sự di - nhập gen
4.Củng cố:
	Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể này cân bằng di truyền
a) Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen cua quần thể, biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định
b) Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con bị bạch tạng.
5. Dặn dò về nhà
 - Phân biệt cấu trúc di truyền quần thể tự thụ với quần thể ngẫu phối.
- Làm bài tập 2, 3, 4 Trang 74 SGK
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Tiết 18 Ngày soạn .
BÀI 18 : CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. MỤC TIÊU:
	- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
 1.Kiến thức:
- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
- Nêu được khái niệm ưu thế lai và giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp
- Kỹ năng làm việc độc lập với sgk
- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng đẻ tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp
3. Thái độ:
- Hình thành niềm tin vào khoa học , vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng ở Việt Nam.
- Phiếu học tập:
Nội dung
Cách tiến hành
Ưu điểm
Nhược điểm
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Nguồn vật liệu chọn giống : Biến dị tổ hợp, đột biến, ADN tái tổ hợp.
- Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp :
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần.
- Tạo giống có ưu thế lai cao :
+ Ưu thế lai : Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
+ Cơ sở di truyền của ưu thế lai : Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
+ Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao : 
Tạo dòng thuần ® lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép) ® chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Quần thể là gì ? thế nào là vốn gen , thành phần kiểu gen
- Các gen di truyền lien kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec hay không, nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau?
2. Bài mới: 
Đặt vấn đề: Để tạo được giống mới trước tiên chúng ta phải có nguồn nguyên liệu chọn lọc. Nguồn nguyên liệu đó là gì ? ( chủ yếu là nguồn biến dị tổ hợp )
	Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu 1 số kỹ thuật tạo giống mới dựa trên cách thức tạo nguồn biến dị di truyền khác nhau.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách thức tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
 ? Tại sao lai tạo lại là phương pháp cơ bản tạo sự đa dạng các vật liệu di truyền cho chọn giống ?
Nêu vấn đề: ?Tại sao BDTH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo giống mới→ GV cho HS quan sát hình 18.1
 GV yêu cầu học sinh quan sát hình 18.1 và nêu cách thức tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trình bày thành tựu chọn giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp ở nước ta.
* Hoạt động 2 : tìm hiểu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao.
 Chiếu sơ đồ lai minh hoạ về lai kinh tế giữa lợn Móng Cái và lợn Landrat tạo con F1 và phân tích.
 ? Ưu thế lai là gì?
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
 GV nêu câu hỏi: vì sao ở trạng thái dị hợp con lai biểu hiện ưu thế lai ?
 GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhanh và điền thông tin vào phiếu học tập.
 GV tổng kết, đánh giá và công bố đáp án của phiếu họ tập.
 ? Nếu lai giống thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào ? 
 GV yêu cầu HS trình bày những thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống đã sưu tầm được. 
 GV nhận xét, kết luận.
 Vì lai tạo đã tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú và đa dạng → có vai trò đặc biệt quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
 HS nghiên cứu SGK, quan sát hình để hoàn thành yêu cầu của GV.
HS thảo luận nhanh, hoàn thành yêu cầu của GV.
HS quan sát sơ đồ, so sánh và rút ra nhận xét →khái niệm ưu thế lai.
 HS nêu được giả thuyết siêu trội.
HS nêu được do sự tương tác giữa hai gen khác nhau trên cùng lôcut.
 HS nhận phiếu học tập, nghiên cứu SGK, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập.
 Các nhóm lên trình bày, bổ sung và nhận xét.
HS nêu được: lai luân chuyển ở ĐV và sinh sản sinh dưỡng ở TV.
Các nhóm trình bày những tài liệu đã sưu tầm đựoc.
I.TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP:
 1. Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:
- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính.
- Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
- Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn ( dòng thuần )
2. Ví dụ minh hoạ: 
P: Peta x Dee-geo woo-gen
 ↓
 Giống IR8
P: IR8 x Takudan
 ↓
 Giống IR22
II.TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO:
Khái niệm:
 Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
 2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
 - Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc. Do sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut→ hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện của tính trạng
3. Phương pháp tạo ưu thế lai.
- Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ.
- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.
Lưu ý: cần tiến hành lai thuận nghịch để tìm được tổ hợp gen mong muốn.
+ Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế
+ Nhược điểm: tốn nhiều thời gian, chỉ biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
4. Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở việt nam như : IR5, IR8, 
4. Củng cố
 1 Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng:
A. Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
C. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao.
D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
	Đáp án: câu c
5. Dặn dò: 
	- Học thuộc bài đã học.
	- Xem trước bài 19, SGK Sinh học 12.
	- Tìm hiểu thành tựu chọn giống ở nước ta bằng cách gây đột biến nhân tạo.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: .. 
 Người kí duyệt giáo án: . 
Tiết: 19 . Ngày soạn ..
BÀI 19 : TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.
- Nêu được 1 số thành tựu tạo giống ở Việt Nam.
- Trình bày được 1 số quy trình và thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào.
- Trình bày được kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với SGK.
- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng qua chọn tạo giống mới từ nguồn biến dị đột biến và công nghệ tế bào.
3. Thái độ:
- Xây dựng niềm tin vào khoa học về công tác tạo giống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Hình 19, tranh ảnh giới thiệu về các thành tựu chọn giống đông thực vật liên quan đến bài học
- Phiếu học tập 1:
Nội dung
Cách tiến hành
Đối tượng
Thành tựu
Phiếu học tập 2:
Lai tế bào
Nuôi cấy hạt phấn
Cách tiến hành
Thành tựu
Triển vọng
Phiếu học tập 3:
Nội dung
Cách tiến hành
Thành tựu
Ý nghĩa
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
- Phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm các bước :
+ Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích hợp.
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+ Tạo dòng thuần chủng.
- Công nghệ tế bào thực vật :
 + Lai tế bào sinh dưỡng : * Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.→ * Cho các tế bào đã mất thành của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau" tế bào lai.→ * Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn :
* Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n).
* Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt ® phát triển thành mô đơn bội ® xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào động vật :
+ Nhân bản vô tính : * Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm ; tách tế bào trứng của cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.→ * Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân. → * Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. → * Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
+ Cấy truyền phôi :Lấy phôi từ động vật cho ® tách phôi thành hai hay nhiều phần ® phôi riêng biệt ® Cấy các phôi vào động vật nhận (con cái) và sinh con.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nguồn biến dị di truyền của quần thể vậy nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách nào? sao
- Thế nào la ưu thế lai? tại ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Trong phạm vi của bài chúng ta đi tìm hiểu 2 phương pháp tạo giống mới đó là tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và tạo giống bằng công nghệ tế bào.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: tìm hiểu tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.
 GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1, hoàn thành phiếu học tập 1.
 GV nhận xét, kết luận và đưa đáp án của phiếu học tập.
 ? Tại sao sau khi gây đột biến nhân tạo cần phải chọn lọc ?
 * GV cho HS quan sát một số hình ảnh về thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, yêu cầu HS trình bày những thành tựu chọn giống đã sưu tầm được.
 GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
*Hoạt đông 2 : tìm hiểu tạo giống bằng công nghệ tế bào.
 GV cho học sinh quan sát sơ đồ lai tế bào, yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1
 Phát phiếu học tập 2 yêu cầu HS hoàn thành PHT
 GV tổng kết và đưa đáp án của phiếu học tập.
 GV yêu cầu HS về nhà tự rút ra quy trình và ý nghia của phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu công nghệ tế bào động vật
GV đặt vấn đề: nếu bạn có 1 con chó có KG quý hiếm, làm thế nào để bạn có thể tạo ra nhiều con chó có KG y hệt con chó của bạn→ thành tựu công nghệ tế bào động vật.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 19 mô tả các bước trong nhân bản vô tính cừu Đôli bằng cách hoàn thành phiếu học tập 3.
 GV nhận xét, kết luận và đưa đáp án của phiếu học tập.
 GV yêu cầu HS nêu ý gnhĩa thực tiễn của công nghệ tế bào động vật.
GV cho HS quan sát hình, nêu câu hỏi, gọi HS đứng lên trả lời.
? Cấy truyền phôi là gì
? Ý nghĩa của cấy truyền phôi.
 HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh và điền thông tin vào phiếu học tập.
 Các nhóm cử đại diện lên trình bày, nhóm còn lại bổ sung.
 Dựa vào tính vô hướng của đột biến, trả lời.
HS quan sát, ghi nhận. Sau đó trình bày những tài liệu đã sưu tầm được.
 HS quan sát hình, rút ra nhận xét.
 Sau đó, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và điền thông tin vào phiếu học tập. 
 Từng nhón báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét.
HS lắng nghe tình huống, ghi nhận và xác định được nhờ công nghệ tế bào động vật.
HS quan sát hình, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.
 Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại bổ sung.
 HS nghiên cứu SGK, nêu được ý nghĩa của công nghệ tế bào thực vật.
 HS quan sát hình, nghiên cứu SGK, trả lời.
I. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
1. Quy trình: 
 - Gồm 3 bước
 + Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
 + Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
 + Tạo dòng thuần chủng.
 - Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật.
2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam.
- Xử lí các tác nhân lí hoá thu được nhiều chủng vsv, lúa, đậu tương .có nhiều đặc tính quý.
- Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội → dâu tằm tam bội có năng suất cao.
- Táo Gia Lộc xử lí NMU → ‘táo má hồng’ cho năng suất cao.
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
 1 Công nghệ tế bào thực vật:
 - Cách tiến hành:
+ Tạo tế bào trần bằng cách loại bỏ thành tế bào.
+ Cho tế bào trần của hai loài đem lai vào môi trường đặc biệt, kết dính → tế bào lai.
+ Cho tế bào lai vào môi trường đặc biệt→ cây lai khác loài.
 - Thành tựu: lai thành công tế bào của cây khoai tây và cây cà chua.
 - Triển vọng: tạo giống mới có nguồn gen khác x

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_16_den_27.doc