Đề thi học kì II môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hàm Thuận Nam
Câu 1. (NB) Ngày 16-5-1955, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng với sự kiện nào sau đây?
A. Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
B. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
C. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam.
D. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà-Hải Phòng.
Câu 2. (NB) Tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam- Bắc Việt Nam theo
A. điều khoản của Hiệp định Pa-ri. B. điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. điều khoản của Hiệp định Sơ bộ. D. điều khoản của Tạm ước Việt- Pháp.
Câu 3. (NB) Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền nào ở miền Nam Việt Nam?
SỞ GD-ĐT BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT HÀM THUẬN NAM I. MA TRẬN ĐỀ THI HK2 - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 - Hình thức: Trắc nghiệm - Số câu: 40 câu CHƯƠNG, BÀI CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG ĐIỂM NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VD THẤP VD CAO Bài 21. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) Số câu: 8 Số điểm: 2.0 Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Số câu: 0 Số điểm: 0 Số câu: Số điểm: Số câu: 12 Số điểm: 3.0 Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) Số câu: 8 Số điểm: 2.0 Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Số câu: 0 Số điểm: 0 Số câu: Số điểm: Số câu: 12 Số điểm: 3.0 Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Số câu: Số điểm: Số câu: 10 Số điểm: 2.5 Bài 24. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 Số câu: 0 Số điểm: 0 Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Số câu: Số điểm: Số câu: 6 Số điểm: 1.5 Tổng số câu: Tổng số điểm: Số câu: 20 Số điểm: 5.0 Số câu: 16 Số điểm: 4.0 Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Số câu: Số điểm: Tổng số câu: 40 Tổng số điểm: 10 ĐỀ GỐC: BÀI 21 - 3.0 ĐIỂM - 12 CÂU Câu 1. (NB) Ngày 16-5-1955, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng với sự kiện nào sau đây? A. Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. B. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. C. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. D. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà-Hải Phòng. Câu 2. (NB) Tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam- Bắc Việt Nam theo A. điều khoản của Hiệp định Pa-ri. B. điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. điều khoản của Hiệp định Sơ bộ. D. điều khoản của Tạm ước Việt- Pháp. Câu 3. (NB) Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền nào ở miền Nam Việt Nam? A. Ngô Đình Diệm. B. Nguyễn Văn Thiệu. C. Dương Văn Minh. D. Trần Trọng Kim. Câu 4. (NB) Ngày 17-1-1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở A. Bến Tre. B. Bình Thuận. C. Quảng Ngãi. D. Bình Phước. Câu 5. (NB) Từ giữa 1961, Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Chiến tranh tổng lực”. D. “Chiến tranh cục bộ”. Câu 6. (NB) Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” là A. quân đội Sài Gòn. B. cố vấn quân sự Mĩ. C. hệ thống “ấp chiến lược”. D. các đô thị lớn. Câu 7. (NB) Ngày 02- 01- 1963, quân dân miền Nam đã giành thắng lợi trong trận đánh ở A. Ấp Bắc- Mĩ Tho. B. Ba Gia- Quảng Ngãi. C. Đồng Xoài- Bình Phước. D. Vạn Tường- Quảng Ngãi. Câu 8. (NB) Khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời” là quyết tâm của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh A. chống địch “bình định-lấn chiếm”. B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. C. chống và phá “ấp chiến lược”. D. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. Câu 9. (TH) Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau năm 1954 là A. miền Bắc hoàn toàn giải phóng. B. nước ta được hoàn toàn giải phóng. C. đất nước bị chia cắt làm hai miền. D. Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam. Câu 10. (TH) Ý nào sau đây là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954? A. Xóa bỏ chế độ phong kiến. B. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. Tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 11. (TH) Nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta sau năm 1954 là A. đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. đánh Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. tiến hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc-Nam. Câu 12. (TH) Điều kiện lịch sử để phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở miền Nam? A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15(1/1959). B. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21(7/1973). C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 (9/1975). D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. BÀI 22 - 3.0 ĐIỂM - 12 CÂU Câu 1. (NB) Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, Mĩ chuyển sang chiến lược A. “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. “Chiến tranh một phía”, đơn phương phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. D. “Cam kết và mở rộng”, ra sức can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Câu 2. (NB) Với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới nào sau đây? A. “tố cộng”. B. “bình định”. C. “diệt cộng”. D. “tìm diệt”. Câu 3. (NB) Chiến thắng Vạn Tường- Quảng Ngãi (8-1965), được coi là A. đòn chí mạng đối với quân Mĩ. B. “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ. C. sự phá sản của “Chiến tranh cục bộ”. D. tiếng súng mở đầu thời kì đấu tranh mới. Câu 4. (NB) Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, thực chất, đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu A. “bình định có trọng điểm miền Nam”. B. dồn dân “lập ấp chiến lược”. C. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. D. “dùng người Việt đánh người Việt”. Câu 5. (NB) Ngày 6-6-1969, đã diễn ra sự kiện nào sau đây? A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. B. Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. D. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia họp. Câu 6. (NB) Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố A. “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược”. B. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. kí Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh. D. ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. Câu 7. (NB) Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng nhanh về số lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ là A. quân đội Sài Gòn. B. cố vấn Mĩ. C. quân đồng minh Mĩ. D. quân đội Mĩ. Câu 8. (NB) Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và A. rút quân ở miền Bắc. B. bình thường hóa quan hệ với ta. C. rút hết quân về nước. D. rút dần quân Mĩ khỏi chiến tranh. Câu 9. (TH) Trong quá trình thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, để cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Mĩ sử dụng thủ đoạn nào sau đây? A. Mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. C. Chỉ đạo tay sai đảo chính lật đổ Chính phủ Xihanúc. D. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. Câu 10. (TH) Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam là A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày kí hiệp định. B. được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn. C. có sự tham gia đàm phán và cùng kí kết của các cường quốc. D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Câu 11. (TH) Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới. B. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. C. Có sự phối hợp của lực lượng chiến đấu Mĩ. D. Do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự. Câu 12. (TH) Vì sao Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Do những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự trong các năm 1970, 1971. B. Do đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong Xuân Mậu Thân 1968. C. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không”. D. Do đòn tấn công bất ngờ của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. BÀI 23 - 2.5 ĐIỂM – 10 CÂU Câu 1. (NB) Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm , đó là A. 1972 – 1973. B. 1973 – 1974. C. 1974 – 1975. D. 1975 – 1976. Câu 2. (NB) Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973) nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. đòi Mĩ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pari. C. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. D. tiếp tục “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”. Câu 3. (NB) Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. chiến dịch đường 14- Phước Long. B. chiến dịch Tây Nguyên. C. chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 4. (NB) Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng là A. Phước Long. B. Hà Tiên. C. Đồng Nai. D. Châu Đốc. Câu 5. (TH) Sau Hiệp định Pa-ri, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều gì sau đây không đúng? A. Quân Mĩ và đồng minh rút về nước, ngụy quền Sài Gòn mất chỗ dựa. B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho ngụy quyền tăng gấp đôi. C. Miền Nam vùng giải phóng mở rộng, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn lực tại chỗ. D. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho miền Nam. Câu 6. (TH) Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” – đó là tinh thần ra quân của dân tộc ta trong A. chiến dịch Phước Long 6-1-1975. B. chiến dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. C. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. D. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 7. (TH) Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là A. đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam: cách mạng chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nức sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. C. gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quân, ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo. D. tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. Câu 8. (TH) Hoàn cảnh lịch sử nào thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? A. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa. B. Mĩ cắt giảm viện trợ về quân sự và tài chính cho chính quyền Sài Gòn. C. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. D. Khả năng chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Câu 9. (VD) Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) cho thấy: Hậu phương của chiến tranh nhân dân A. không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian. B. ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian. C. luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. D. là đối xứng của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến. Câu 10. (VD) Nhân tố quyết định nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm. C. hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, chi viện cho miền Nam. D. sự giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới. BÀI 24. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 – 1.5 ĐIỂM – 6 CÂU Câu 1. (TH) Nguyện vọng chính đáng nhất của nhân dân hai miền Bắc – Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì? A. Mong muốn đất nước được thống nhất về mặt lãnh thổ. B. Muốn nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh. C. Mong muốn mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. D. Mong muốn có một cơ quan đại diện quyền lực chung. Câu 2. (TH) Tại sao nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975? A. Nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. B. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. C. Sớm khắc phục hậu quả của chiến tranh và phát triển kinh tế. D. Để nâng cao uy tín của nước Việt Nam trên trường quốc tế. Câu 3. (TH) Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977 là gì? A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ. B. Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. C. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Được 94 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Câu 4. (TH) Điều kiện tiên quyết để nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội là gì? A. Tự do, dân chủ. B. Độc lập, dân chủ. C. Dân chủ, thống nhất. D. Độc lập, thống nhất. Câu 5. (VD) Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976? A. Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của các thế lực thù trong, giặc ngoài. B. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế và xã hội. C. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới. D. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn chống giặc ngoại xâm. Câu 6. (VD) Kết quả nào cho thấy bước tiến lớn của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1976 so với cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946. A. Nguyện vọng của nhân dân được đáp ứng đầy đủ. B. Cử tri tham gia bầu cử tăng lên. C. Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc. D. Đại biểu được bầu nhiều hơn. ..HẾT .
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt_ham_thuan_na.docx