Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 24: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 24: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ giữa các loài sinh vật

- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.

- Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học

- Nêu được 1 số bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học

2. HS: HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học.

 

docx 8 trang hoaivy21 12520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 24: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./ ./ .
Ngày dạy: ./ ./ .
PHẦN 6: TIẾN HÓA
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THẾ TIẾN HÓA
BÀI 24: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ giữa các loài sinh vật
- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.
- Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học
- Nêu được 1 số bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học
2. HS: HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới 
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi dự đoán.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Hãy tìm một số bằng chứng để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc?
- HS tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bằng chứng giải phẫu so sánh
a) Mục tiêu: HS hiểu được bằng chứng giải phẫu so sánh
b) Nội dung: HS sử dụng sgk và kiến thức cá nhân để thực hiện, trao đổi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 24.1 
+ Dựa vào hình 24.1 hãy cho biết xương chi của các loài động vật trong hình tương đồng với nhau như thế nào ? 
+ Những biến đổi ở xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào ? 
+ Hãy kể tên các cơ quan thoái hoá trên cơ thể người.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi lên bảng.
+ Giáo viên nhận xét: Cơ quan thoái hoá ở người là di tích của các cơ quan rất phát triển ở động vật. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa người và động vật có vú.
I. Bằng chứng giải mẫu so sánh
- Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.
- Sự tương đồng về một số đặc điểm giải phẩu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp về mối quan hệ họ hàng.
Hoạt động 2: Bằng chứng phôi sinh học
a) Mục tiêu: HS hiểu hơn về bằng chứng phôi sinh học
b) Nội dung: HS tham khảo sgk, thực hiện hoạt động nhóm, cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục II, kết hợp quan sát hình 24.2 
+ Em có nhận xét gì về quá trình phát triển phôi người nêu trên ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi lên bảng.
II. Bằng chứng phôi sinh học 
- Các loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau và ngược lại 
- Sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống cũng gián tiếp chứng minh về mối quan hệ họ hàng.
- Sự phát triển của phôi người lặp lai các giai đoạn phát triển lịch sử mà động vật đã trải qua (khe mang ở cá, đuôi ở bò sát...) chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa người và động vật có xương sống.
Hoạt động 3: Bằng chứng địa lí sinh vật học
a) Mục tiêu: HS nắm được kiến thức phần bằng chứng địa lí sinh vật học
b) Nội dung: HS tham khảo sgk, thực hiện hoạt động nhóm, cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS trả lời:
+ Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường như thế nào ? 
+ Sự giống nhau về một số đặc điểm của 2 loài khác nhau sống ở những khu vực địa lí cách xa nhau nói lên điều gì ? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi lên bảng.
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học
- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm đã được chứng minh là chứng bắt nguồn từ một nguồn gốc tổ tiên, sau đó phát tán sang các vùng khác.
- Sự giống nhau của các loài chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là chịu sự tác động của môi trường.
Hoạt động 4: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
a) Mục tiêu: HS nắm được kiến thức phần bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
b) Nội dung: HS tham khảo sgk, thực hiện hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục IV. 
+ Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Hs tiếp nhận, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi lên bảng.
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên Trái Đất.
- Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tương đồng giữa các phân tử (ADN, prôtêin ) của chúng càng cao và ngược lại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.
c) Sản phẩm: Kết quả của hs
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập: 
Câu 1: Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh nguồn gốc chung.
C. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau.
D. Cơ quan thoái hóa là cơ quant hay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.
Câu 2: Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hóa phân li
B. sự tiến hóa đồng quy
C. sự tiến hóa song hành
D. nguồn gốc chung giữa các loài
Câu 3: Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong các nội quan
B. các giai đoạn phát triển phôi thai
C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất
Câu 4: Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn. Đây là ví dụ về
A. bằng chứng giải phẫu so sánh
B. bằng chứng phôi sinh học
C. bằng chứng địa lí sinh vật học
D. bằng chứng tế bào học (hóa sinh)
Câu 5: Cấu tạo khác nhau về chi tiết các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài
B. CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. chúng ó nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: Hs vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1: Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau.
Câu 2: Giải thích nguyên nhân hình thành đặc điểm hệ động, thực vật lục địa Úc. Từ đó rút ra được kết luận gì?
- HS về nhà thực hiện yêu cầu và báo cáo kết quả thực hiện với GV trong tiết học sau.
- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS. 
*Rút kinh nghiệm:
 ............................
Bạn muốn bộ giáo án –xin hãy liên hệ theo số đt sau: 0979691448

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_bai_24_bang_chung_va_co_the_tien_hoa.docx