Đề thi thử đại học môn Ngữ văn Khối C - Năm 2010

Đề thi thử đại học môn Ngữ văn Khối C - Năm 2010

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

 Câu I (2,0 điểm)

 Trình bày vắn tắt quan điểm sáng tác văn học của của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

 Câu II (3,0 điểm)

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn

(1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự

hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình

bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

 II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

 Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

 Một trong những nét phong cách nghệ thuật của của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoc nghệ sĩ.

 Anh / chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tùy bút “Người lái đó sông Đà” để làm sàng tỏ nhận định trên.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học môn Ngữ văn Khối C - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – NĂM 2010
MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI C
(Thời gian 180 phút – không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
 Câu I (2,0 điểm)
 Trình bày vắn tắt quan điểm sáng tác văn học của của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 Câu II (3,0 điểm)
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn
(1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự
hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình
bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
 II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
 Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
 Một trong những nét phong cách nghệ thuật của của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoc nghệ sĩ.
 Anh / chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tùy bút “Người lái đó sông Đà” để làm sàng tỏ nhận định trên.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
 Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, 
 Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
 Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
 (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, 
 Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
 ---------- Hết ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................
 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
 ĐỀ THI ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC NĂM 2010
 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
 (Đáp án - Thang điểm có 04 trang)
Câu
 ý
Nội dung
Điểm
 I
II
III.a
III.b
1
2
3
4
1
2
3
1
2
 3
4
5
 1
 2
 3
4
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, có tác dụng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng và văn học phải gắn bó với cuộc sống, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.Quan điểm đó thể hiện sâu sắc trong một số tác phẩm:
+ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”: “Nay ở trong thơ nên có thép,
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
+Trong “Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951” Người viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận . Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại mới phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ.Người luôn nhắc nhở người cầm bút phải có ý thức trách nhiệm: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Cách viết như thế nào?
- Hồ Chí Minh đề cao tính chân thật của tác phẩm văn chương. Người quan niệm tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa và nay. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng,hấp dẫn, ngôn từ phải chon lọc.
- Hồ Chí Minh quan niệm tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Người đặc biệt quan tâm tới việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. -Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. 
Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (2,0 điểm)
- Trong khi thi (1,0 điểm)
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. 
- Trong cuộc sống (1,0 điểm) 
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quí.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân,ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
Phân tích nhân vật ông lái đò.(5 điểm)
- Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân, được in trong tập “Sông Đà”(1960). Trong thiên tùy bút này, nhà văn Nguyễn Tuân không những miêu tả bức tranh thiên nhiên thơ mộng ,hùng vĩ mà còn khắc họa được vẻ đẹp của người dân Tây Bắc nơi thượng nguồn sông Đà lắm thác, nhiều ghềnh.
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái thật và cái đẹp. Khi phản ánh vẻ đẹp của con người ,ông đặc biệt quan tâm vẻ đẹp tài hoa ,nghệ sĩ.Nguyễn Tuân quan niệm rằng : vẻ đẹp tài hoa của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.Khi con người đạt đến trình độ điêu luyện trong công việc của mình là khi họ bộc lộ vẻ đẹp tài hoa. Với quan niệm đó, sau cách mạng thàng Tám, Nguyễn Tuân đã khám phá được vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những người dân lao động bình thường. Nhân vật người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà cũng là tài hoa nghệ sĩ.
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò trước hết thể hiện qua sự hiểu biết sâu rộng của ông về quy luật của dòng sông.Ông “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở” .Hơn thế nữa, ông” nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá” và làm chủ được dòng sông.
- Người lái đó là một nghệ sĩ trong nghề sông nước. Ông có trình độ lái đò điêu luyện và bản lĩnh vững vàng khi băng ghềnh vượt thác.
 ( HS phân tích ba trùng vi thạch trận trên sông)
- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác.Khi miêu tả người lái đò, nhà văn đã sử dụng nhiều tri thức khác nhau, đặc biệt là ông đã tổng hợp được tinh hoa của nhiều ngành nghệ thuật trong những trang tùy bút của mình. Từ hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói lên rằng: vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người không phải tìm đâu xa mà nó có ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động. Người lái đò nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo cũng là người nghệ sĩ tái hoa và cũng là người anh hùng trong công cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt.
 Cảm nhận hai đoạn thơ trong bài Tương tư - Nguyễn Bính và Việt Bắc - Tố Hữu
 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát.	
Tương tư là bài thơ đặc sắc củaông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến.
Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0 điểm)
Nội dung (1,0 điểm) 
 + Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu
nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu.
 + Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
Nghệ thuật (1,0 điểm) 
 + Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao. 
 + Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến,khoa trương...
Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
Nội dung (1,0 điểm) 
 + Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.
- Nghệ thuật (1,0 điểm) 
 + Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào. 
 + Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo
Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách đối sánh táo bạo...; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng...
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 0,5
 0,5
0,5
0,25
0,25
 1,0
 1,0
1,0
1,0
1,0
0,25
0,25
1,0
 1,0
 1,0
1,0
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về
kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
 --Hết --

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_mon_ngu_van_khoi_c_nam_2010.doc