Đề thi khảo sát lần 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lý Thánh Tông - Năm học 2019-2020

Đề thi khảo sát lần 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lý Thánh Tông - Năm học 2019-2020

 Không ai có thể đạt được thành công mà chỉ dựa vào bản thân mình. Nếu bạn muốn đóng cửa với thế giới, cánh cửa đó sẽ giam hãm chính bạn lại. Chúng ta có thể nhận sự trợ giúp của người khác khi cần. Hãy có một trái tim biết ơn và nhanh chóng nhận biết ai là người đã giúp đỡ bạn . Đồng thời, bạn hãy khiến mình trở thành không thể thay thế đối với một ai đó. Rất dễ dàng để đổ lỗi cho người khác vì những gì bạn không đạt được, nhưng bạn đã bao giờ biết ơn họ vì những thành công mà bạn có chưa?

 Tầm nhìn hạn hẹp khiến bạn nghĩ rằng chẳng ai làm việc chăm chỉ như bạn cả. Tầm nhìn đó là kẻ thù của làm việc theo nhóm. Đó là cánh cửa mời sự chia rẽ và xung đột bước vào. Những gánh nặng sẽ giảm bớt khi mọi người cùng nhau góp sức Nếu bạn không tin ai khác ngoài bản thân mình, bạn sẽ sống trong một thế giới vô cùng nhỏ bé. Người mà tự cho là mình biết hết rồi thì sẽ chẳng biết thêm được điều gì nữa. Tất cả những người vĩ đại đều được ai đó giúp đỡ.

docx 11 trang phuongtran 41971
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát lần 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lý Thánh Tông - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG ................................
 --------------
ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN II
 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 12
Thời gian làm bài : 120 phút
 Năm học 2019-2020
Họ và tên thí sinh............................................................Số báo danh...................
Phòng thi...............................................................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích :
 Không ai có thể đạt được thành công mà chỉ dựa vào bản thân mình. Nếu bạn muốn đóng cửa với thế giới, cánh cửa đó sẽ giam hãm chính bạn lại. Chúng ta có thể nhận sự trợ giúp của người khác khi cần. Hãy có một trái tim biết ơn và nhanh chóng nhận biết ai là người đã giúp đỡ bạn . Đồng thời, bạn hãy khiến mình trở thành không thể thay thế đối với một ai đó. Rất dễ dàng để đổ lỗi cho người khác vì những gì bạn không đạt được, nhưng bạn đã bao giờ biết ơn họ vì những thành công mà bạn có chưa? 
 Tầm nhìn hạn hẹp khiến bạn nghĩ rằng chẳng ai làm việc chăm chỉ như bạn cả. Tầm nhìn đó là kẻ thù của làm việc theo nhóm. Đó là cánh cửa mời sự chia rẽ và xung đột bước vào. Những gánh nặng sẽ giảm bớt khi mọi người cùng nhau góp sức Nếu bạn không tin ai khác ngoài bản thân mình, bạn sẽ sống trong một thế giới vô cùng nhỏ bé. Người mà tự cho là mình biết hết rồi thì sẽ chẳng biết thêm được điều gì nữa. Tất cả những người vĩ đại đều được ai đó giúp đỡ. Bạn càng bước lên cao hơn trên nấc thang sự nghiệp thì bạn sẽ càng cần nhiều người ở bên cạnh mình.Wilson đã từng nói “Tôi không chỉ sử dụng bộ não của mình mà cả của những người khác nữa”. Đằng sau thành công của một người luôn có bóng dáng của những người hỗ trợ.
 Hãy làm việc với người khác. Bạn sẽ không thể có thành công lâu dài nếu thiếu đi những mối quan hệ tích cực. 
 ( Theo Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao- NXB Lao động ) 
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định nội dung chính được đề cập trong đoạn trích trên? 
Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu văn Không ai có thể đạt được thành công mà chỉ dựa vào bản thân mình. : ?
Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng Người mà tự cho là mình biết hết rồi thì sẽ chẳng biết thêm được điều gì nữa.?
Câu 4: Bằng trải nghiệm thực tế, hãy cho biết ít nhất 02 tác dụng của hoạt động làm việc nhóm trong học tập?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): 
 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến nêu trong đoạn trích trên: Những gánh nặng sẽ giảm bớt khi mọi người cùng nhau góp sức .
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả tâm lí của nhân vật Mị sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: 
“Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt ”
Và ở cảnh đêm tình mùa xuân, nhà văn viết:
“Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. 
( “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2018, trang 6 và trang 8)
Anh/ chị hãy phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của Mị và tư tưởng của nhà văn.
 -----------------------------HẾT-----------------------------
 SỞ GD & ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT lần 2
TRƯỜNG THPT LÝ THÁNH TÔNG	 MÔN: NGỮ VĂN 12
	 NĂM HỌC 2019 – 2020
PHẦN I( 3 điểm)
Câu
 Nội dung
Điểm
1
Nội dung chính của đoạn trích: Thành công của mỗi người cần có sự hỗ trợ, hợp tác tích cực với nhau.
0,5 
 2
Nội dung câu văn: Không ai .bản thân mình có nghĩa là mọi thành công mà chúng ta có được không thể thiếu những yếu tố tác động, giúp sức từ bên ngoài.Vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cá nhân và cộng đồng không thể tách rời, có mối quan hệ qua biện chứng 
0.5
3
Tác giả cho rằng : Người mà tự cho điều gì:
+ Khi tự cho mình biết sẽ mất dần nhu cầu khám phá, tìm hiểu vấn đề, kiến thức. Mà tri thức là vô cùng phong phú. 
+ Mọi sự vật hiện tượng đều có thể vận động, biến đổi không ngừng, khi ta cho rằng biết tất cả thì sẽ dẫn đến chính ta trở thành lạc hậu.
1,0 
4
Học sinh đưa ra 2 tác dụng của hoạt động nhóm trong học tập hợp lí, thuyết phục:
- Hoạt động nhóm trong học tập giúp chúng ta phát huy được năng lực bản than, hình thành kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, phát triển tư duy phản biện.
- Giúp gắn kết các thành viên, tạo không khí sôi nổi, cởi mở .
1.0
PHẦN II( 7 điểm)
Câu 1
 ( 2,0 đ)
Câu 2
 ( 5,0 đ)
1. Về kĩ năng:
- Biết cách viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
2. Về kiến thức:
* Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
*Giải thích ý kiến: Gánh nặng chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Ý nghĩa của cả câu là nếu có sự chung tay góp sức thì những khó khăn trong cuộc sống sẽ giảm đi và được giải quyết. 
* Bàn luận:
- Cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn, thử thách và những thuận lợi, những cơ hội. Có những khó khăn ngoài khả năng của cá nhân, sự góp sức của nhiều người sẽ giải quyết được.( Dẫn chứng)
- Giá trị của sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái làm nên thành công.( Dẫn chứng trong thực tế)
- Nếu không có sự chung tay góp sức thì mọi việc khó khăn sẽ khó giải quyết.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp, liên hệ bản thân.
 1. Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của Mị và tư tưởng của nhà văn?
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong hai giai đoạn, qua đó cho thấy sự vận động, phát triển tính cách của nhân vật và giá trị hiện thực, nhân đạo mà nhà văn gửi gắm.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các TTLL; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, nghệ thuật xây dựng nhân vật 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”
* Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị: 
+ Mị là cô gái xinh đẹp, có tài năng 
+ Mị là cô gái hiếu thảo, có lòng tự trọng, có khát vọng tự do
+ Nhưng cuối cùng Mị cũng không thoát khỏi thế lực của nhà thống lí. Gia đình Pá Tra lợi dụng tục cướp dâu bắt Mị về làm vợ A Sử. Cuộc đời Mị bước vào những ngày tăm tối nhất.
* Phân tích nhân vật Mị trong hai chi tiết
- Chi tiết thứ nhất: 
+ Vị trí của chi tiết: nằm ở phần đầu của tác phẩm, 
+ Chi tiết 1 cho thấy sự chai lì, tê liệt, mất hết ý thức và tinh thần phản kháng của Mị. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. 
+ Chi tiết cũng cho thấy nỗi đau khổ cả về thể xác và tinh thần của Mị. 
+ Ý nghĩa: Khái quát về thân phận khổ đau của người lao động nghèo, tố cáo tội ác, sự bóc lột, đày đọa vô nhân tính của bọn chúa đất phong kiến miền núi Tây Bắc trước cách mạng tháng Tám.
- Chi tiết thứ hai: 
+Vị trí của chi tiết: nằm ở đoạn giữa của tác phẩm, miêu tả diễn biến
tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân. 
+ Mị dần dần thức tỉnh, sống dậy cảm nhận và sức sống, khát vọng tự do, hạnh phúc. 
+ Chi tiết 2 chứng tỏ Mị đã nhận thức được cái tối tăm của căn phòng mà mình ở bao năm qua, cũng là cái tối tăm của chính cuộc đời Mị. 
+ Ý nghĩa : thể hiện niềm khao khát được sống cuộc sống tươi sáng, tự do. Mị đã thực sự hồi sinh trong tâm hồn Mị và bùng ra thành những hành động lặng lẽ, tự phát nhưng cũng thật quyết liệt.
* Nhận xét về sự thay đổi của Mị và tư tưởng của nhà văn
- Hai chi tiết cho thấy sự vận động và phát triển tính cách của Mị từ cam chịu, nhẫn nhục, chai lì, tê liệt đến thức tỉnh và phản kháng. Từ đó, giúp người đọc hình dung về bức chân dung của nhân vật Mị: một cô gái miền núi cực nhục khổ đau nhưng có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt. 
- Giá trị nội dung, tư tưởng :
+ Khắc họa xã hội phong kiến miền núi trước Cách mạng tháng Tám
+ Bày tỏ niềm cảm thông, thương xót của nhà văn đối với số phận đau khổ, lên án, tố cáo các thế lực thực dân chúa đất.
+ Thể hiện niềm tin tưởng mãnh liệt của nhà văn vào sức sống, khát vọng sống và tinh thần phản kháng luôn tiềm tàng mãnh liệt trong lòng những người lao động khốn khổ ấy
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
0.25
1,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
 0,5
0,25
Đề dự bị 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích :
 Vào giờ này năm ngoái, không nhiều người trong giới báo chí cũng như người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake new” – tin giả. Trước nữa lại càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh, vả lại, có rất nhiều thiết bị thông minh quanh mình – cái gì cũng được gắn thêm từ smart(*), từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại – nên không dễ bị lừa.
 Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hoàn toàn bịa đặt như việc ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng “những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến” đã đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
 Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm chat(**) hoặc các mạng xã hội.
[ ] Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó.
 Fake news không chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, fake news không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo Hơn thế, fake news đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức lao đao khốn khổ, fake news thậm chí còn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội 
(Lê Quốc Minh – Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí, dẫn theo VietnamPlus)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội?
Câu 4: Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): 
 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tác hại của việc truyền bá những thông tin sai lệch, giả mạo trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
 Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn truyện Đêm tình mùa xuân trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ ( Ngữ văn 12). Từ đó bình luận về giá trị nhân đạo mà nhà văn trong tác phẩm.
 SỞ GD & ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI 
TRƯỜNG THPT LÝ THÁNH TÔNG	 MÔN: NGỮ VĂN 12
	 NĂM HỌC 2019 – 2020
PHẦN I( 3 điểm)
Câu
 Nội dung
Điểm
1
Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
0,5 
 2
Fake new có thể hiểu là những tin tức giả, tin tức bịa đặt về một vấn đề, sự kiện nào đó.
0.5
3
“Fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội” vì:
_ Fake new đang lan tỏa với tốc độ khủng khiếp từ châu Âu sang châu Á, châu Phi.
_ Nhờ mạng xã hội mà fake new bùng phát tới cấp độ vô cùng khủng khiếp như hiện nay.
_ Fake new tự tìm đến với người dùng, chủ động tiếp cận và tấn công người dùng.
1,0 
4
Cách ứng xử để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội:
_ Đối với người đọc cần lựa chọn trang tin tức uy tín để đọc; khi đọc phải trở thành người đọc thông minh, biết lựa chọn và phân tích vấn đề trong mỗi tin tức; luôn có quan điểm của bản thân, phản biện vấn đề để không bị truyền thông dắt mũi.
_ Với người viết, cần phải là người có tâm với nghề, đưa tin trung thực, chính xác.
1.0
PHẦN II( 7 điểm)
Câu 1
 ( 2,0 đ)
Câu 2
 ( 5,0 đ)
1. Về kĩ năng:
- Biết cách viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
2. Về kiến thức:
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận:
* Bàn luận:
_ Thực trạng: hiện nay việc truyền bá thông tin giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê có đến 63% người đọc các bài trên facebook đều đang đọc thông tin giả mạo.
_ Nguyên nhân:
+ Người viết muốn kiếm tiền quảng cáo, vì lợi ích cá nhân.
+ Người đọc muốn đọc những tin ngắn, giật gân.
_ Tác hại:
+ Khiến cho người đọc hoang mang.
+ Gây nên bất ổn xã hội
+ Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp, liên hệ bản thân.
+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.
+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.
c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 
a.Yêu cầu về kĩ năng:
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học bàn về một ý kiến để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, lôgic chặt chẽ.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh một Đất nước giản dị, quen thuộc với tất cả mọi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm ( trong đó sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận), biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng.
Cụ thể:
1.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
* Giải thích ý kiến : Ý kiến này khẳng định: nhà thơ đã xây dựng hình ảnh một Đất nước giản dị, quen thuộc với tất cả mọi người chứ không phải là một Đất nước kì vĩ, xa xôi.
* Cảm nhận về đoạn trích:
-Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi đẹp, hiền hòa, đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác phẩm)
b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước : Đất Nước có từ xa xưa, nhưng xa mà gần vì nó hiện hữu ngay trong cuộc sống thường nhật của mỗi con người
– Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về đất nước, mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa 
– Sự ra đời của Đất nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, truyền thuyết, của phong tục ăn trầu và tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường và bền bỉ, của truyền thống lao động cần cù, của cách ăn cách ở trong sinh hoạt 
=> Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi con người.
– Điều đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về sự ra đời của Đất Nước bằng một cách nói giản dị đến bất ngờ. 
+ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian 
+ Kết hợp chất trữ tình và chính luận
+ Ngôn ngữ dung dị,giọng điệu thủ thỉ tâm tình.
*Đánh giá
– Nét riêng này đánh dấu sự tài hoa trong ngòi bút của nhà thơ.
– Tác phẩm thực sự có khả năng thức tỉnh, khơi gợi , lắng đọng trong lòng độc giả. 
*Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận.
* Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
0.25
1.5
0,25
0,25
0,5
3,25
0.5
0,25 
0,25 
 SỞ GD& ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
TRƯỜNG THPT LÝ THÁNH TÔNG MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
 _______________ Năm học 2019 -2020 
 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian phát đề)
 _____________________
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn trích: 
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi.
Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn.
Người có thái độ sống không tốt thường nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề, họ cho rằng không thể giải quyết được và tự tăng mức độ trầm trọng lên. Những người này luôn chú ý đến những nhược điểm của bản thân, có thái độ nuối tiếc, suy nghĩ về những điều mất mát và lo sợ điều tồi tệ sẽ xảy đến. 
Trong cuộc sống, vốn dĩ hai mẫu người này đã có sự khác nhau về cách cư xử, suy nghĩ, cách giao tiếp Nhưng đến khi họ cùng gặp một vấn đề, sự khác biệt này mới thể hiện rõ và từ đó, cuộc sống của họ cũng được tạo nên từ những yếu tố này. 
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, NXB Tổng Hợp TP.HCM, năm 2016, tr.17) 
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt trong cách nhìn cuộc sống của người có thái độ tích cực và người có thái độ tiêu cực là gì? Vì sao có sự khác biệt đó?
Câu 3. Hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản trên .
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm được thể hiện trong câu văn: Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc không ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu nói: Người lạc quan luôn nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn, người bi quan thì luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội?
Câu 2 (5.0 điểm)
 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Từ đó, nhận xét về phong cách thơ Xuân Quỳnh qua đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
 (Trích “Sóng”-Xuân Quỳnh- SGK Ngữ Văn 12, tập 1- trang 155-156, NXB Giáo Dục VN, 2017)
 ---- --------Hết------------
Đề ôn tập
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn trích: 
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi.
Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn.
Người có thái độ sống không tốt thường nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề, họ cho rằng không thể giải quyết được và tự tăng mức độ trầm trọng lên. Những người này luôn chú ý đến những nhược điểm của bản thân, có thái độ nuối tiếc, suy nghĩ về những điều mất mát và lo sợ điều tồi tệ sẽ xảy đến. 
Trong cuộc sống, vốn dĩ hai mẫu người này đã có sự khác nhau về cách cư xử, suy nghĩ, cách giao tiếp Nhưng đến khi họ cùng gặp một vấn đề, sự khác biệt này mới thể hiện rõ và từ đó, cuộc sống của họ cũng được tạo nên từ những yếu tố này. 
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, NXB Tổng Hợp TP.HCM, năm 2016, tr.17) 
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt trong cách nhìn cuộc sống của người có thái độ tích cực và người có thái độ tiêu cực là gì? Vì sao có sự khác biệt đó?
Câu 3. Hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản trên .
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm được thể hiện trong câu văn: Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc không ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu nói: Người lạc quan luôn nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn, người bi quan thì luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội?
Câu 2 (5.0 điểm)
 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Từ đó, nhận xét về phong cách thơ Xuân Quỳnh qua đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
 (Trích “Sóng”-Xuân Quỳnh- SGK Ngữ Văn 12, tập 1- trang 155-156, NXB Giáo Dục VN, 2017)
 ---- --------Hết------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_lan_2_mon_ngu_van_lop_12_truong_thpt_ly_than.docx