Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích đoạn hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích đoạn hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch, làm nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. Bài thơ Tây Tiến của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ và đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng man, anh hùng bi tráng trước thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, mỹ lệ ở Tây Bắc và con người Tây Bắc hào hoa đậm nghĩa tình. Song để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc hơn cả có lẽ là đoạn thơ sau:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

 

docx 4 trang phuongtran 4551
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích đoạn hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích đoạn hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch, làm nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. Bài thơ Tây Tiến của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ và đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng man, anh hùng bi tráng trước thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, mỹ lệ ở Tây Bắc và con người Tây Bắc hào hoa đậm nghĩa tình. Song để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc hơn cả có lẽ là đoạn thơ sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 .
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 do chính Quang Dũng làm đại đội trưởng có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp. Rừng núi Tây Bắc và vùng Thượng Lào là địa bàn đóng quân, là vùng hoạt động rộng lớn hoang sơ núi rừng hiểm trở khắc nghiệt. Thành phần tham gia chủ yếu là học sinh sinh viên Hà Nội. Tuy họ chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng vẫn lạc quan, chiến đấu dũng cảm với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đến năm 1948 thì cuộc chiến tranh kết thúc. Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ nên ông đã sáng tác bài thơ này. Lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi lại thành”Tây Tiến” in trong tập “Mây đầu ô”
	Nếu ở đoạn một là thế giới của cảnh quan thiên nhiên Tây Bắc khốc liệt dữ dội thì sang đoạn hai chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng thiên nhiên với những nét vẽ đẹp, thơ mộng và trữ tình. Những nét vẻ “bạo khoẻ gân guốc” giờ đây đã được hoạ sĩ mang tên Quang Dũng tô điểm bằng sự khéo léo, tinh tế, mềm mại, uyển chuyển để tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa huyền ảo, hiện thực mà vẫn đậm chất lãng mạn. Với bốn câu đầu hiện ra trước mắt một cảnh đêm liên hoan văn nghệ thắm tình quân nhân:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Cảnh đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến với đồng bào địa phương được miêu tả bằng những chi tiết rất thực. Bằng chứng là đêm liên hoan văn nghệ được tổ chức ngay ở doanh trại bộ đội. Không gian ở bốn câu thơ này không còn rộng lớn như đoạn thơ đầu mà là không gian được thu hẹp lại thành “doanh trại” – một không gian bình yên, được coi là mái nhà của người lính. ở đây những người lính không phải gồng lên để chiến thắng những khó khắn mà tâm hồn họ thực sự được thư giãn, thoải mái. Từ “bừng lên” vừa chỉ ánh lửa, ánh đuốc bừng sáng lên rực rỡ chói loá từ những ngọn “đuốc hoa” sung sướng hạnh phúc đến vỡ oà, vừa tả âm thanh tiếng nói tiếng cười tiếng hát tiếng khèn vang lên tưng bừng rộn rã náo nhiệt. Hình ảnh “đuốc hoa” là cây nến hoa chúc – biểu tượng cho hạnh phúc của các cặp đôi uyên ương thắp lên trong đêm tân hôn. Truyện Kiều có câu: “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa”. Quang Dũng sáng tạo thành “hội đuốc hoa” để nói về đêm liên hoan lửa trại tưng bừng sôi nổi trong ánh đuốc bập bùng hoà cùng tiếng nhạc rộn ràng giữa binh đoàn Tây Tiến với đồng bào các bản mường khiến cho đêm liên hoan trở thành đêm diễn ra lễ cưới có rất nhiều “đuốc hoa” thật lãng mạn và tình tứ. Đây là cách nói ẩn dụ. Hai chữ “kìa em” thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng của các chiến sĩ khi thấy các cô gái địa phương trong những bộ xiêm áo lộng lẫy tự bao giờ, vừa e thẹn vừa tình tứ trong vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ, đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến. Nét vẽ có hồn ấy đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo của các thiếu nữ miền Tây Bắc. Đằng sau hai chữ “kìa em” ta như thấy cả những nụ cười , những ánh nhìn tinh nghịch, say đắm của những chàng lính trẻ hồn nhiên yêu đời. Đây là sự phát hiện độc đáo của Quang Dũng khi viết về người lính xuất thân từ Hà Nội. Tiếng khèn là tiếng nhạc trong những man điệu rất là đặc trưng và tiêu biểu của người dân nơi đây. Nó đã khiến các anh say mê, lâng lâng và tâm hồn như bay bổng về thủ đô nước bạn – Viêng Chăn. Và các anh cũng thật sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ trước những điệu múa của người dân tộc, thích thú trước âm thanh tiếng khèn gửi về vùng đất xa xôi. Ánh sáng lung linh của lửa đuốc, âm thanh réo rắt của tiếng khèn, màu xiêm áo rực rỡ, vẻ đẹp kiều diễm của các cô gái đã “xây hồn thơ” những chàng trai Tây Tiến. Cả cảnh vật và con người đều như ngả nghiêng, bốc men say ngất ngây, rạo rực. Con người thì trẻ trung, xinh đẹp, hào hoa, đa tình, ngòi bút của thi nhân cũng rất tài hoa lãng mạn. Đoạn thơ cho thấy những khoảnh khắc bình yên vui vẻ hiếm có trong cuộc đời người lính. Quang Dũng rất hiểu, đồng cảm và phản ánh một cách chân thật đời sống tinh thần phong phú của thế hệ thanh niên lúc bấy giờ.
Nếu cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang đến cho người đọc cảm giác mê đắm, ngất ngây trước những điệu múa uyển chuyển, những bản khèn du dương thì cảnh sông nước miền Tây Bắc lại gợi vẻ đẹp mênh mang thơ mộng, huyền ảo như đang đắm chìm trong chốn bồng lai:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
Châu Mộc là một cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La, nơi có những bải cỏ bát ngát, mênh mông, những đồi chè xanh ngắt, có dãy núi Pha Luông cao 1880m, có những dốc núi như mái nhà chọc trời “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”; nơi có bản Pha Luông sầm uất của đồng bào dân tộc Thái, nhà sàn lớp lớp nhấp nhô hiện lên trong làn mưa rừng. Quang Dũng, người lính chiến sĩ với tâm hồn thi sĩ đã khám phá vẻ đẹp kỳ thú của rừng núi miền Châu Mộc. Cảnh vật như mờ đi trong chiều sương. “chiều sương ấy” có lẽ là mùa thu năm 1947, sương trắng phủ mờ núi rừng chiến khu, in đậm hồn người. Chữ “Người”, nhân vật trữ tình phiếm chỉ, vừa là đồng đội, vừa là nhà thơ. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, như nhắc khẽ một nỗi niềm với bao man mác, bâng khuâng về một miền đất đã “hoá tâm hồn” của bao người. Từ “ấy” câu trên bắt vần chữ “thấy” câu dưới tạo nên vần lưng thật tài tình, âm điệu như trĩu xuống nhắc nhở những kỉ niệm không dễ nguôi ngoai. Âm hưởng của vần thơ cất lên như tiếng thì thầm, một tiếng hơi khè nhiều xao xuyến lắng đọng. “Nẻo” là lối đi, đường đi, là nơi chốn. “nẻo bến bờ” là bến bờ, sông suối hoang sơ heo hút. Nữ sĩ xưa nhớ kinh thành Thăng Long là nhớ “hồn thu thảo”, nay Quang Dũng nhớ là nhớ “hồn lau” – hồn mùa thu, hoa lau nở trắng có lá lau xào xạc trong gió thu. Sông nước, bến bờ lặng tờ hoang dại như thời tiền sử. “hồn lau” được tác giả nhân hoá : thiên nhiên như cũng có linh hồn, như cũng cảm nhận được nỗi buồn li biệt. Theo Phan Cự Đệ, câu thơ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ đúng là “câu thơ mang đậm một tâm hồn thi nhân”. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, chiến trường miền Tây vô cùng dữ dội, ác liệt và gian khổ. Núi rừng hùng vĩ hoang dại nhưng rất thơ mộng đối với chàng lính trẻ Tây Tiến. Các từ ngữ, hình ảnh “chiều sương ấy” , “ hồn lau nẻo bến bờ” đã thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận thiên nhiên rất lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên của một hồn thơ chiến sĩ hào hoa, tài hoa. Phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích huyền thoại ấy nổi bật lên hình ảnh “dáng người trên độc mộc”. Đó là dáng người mềm mại, uyển chuyển, trẻ tráng của những chàng trai cô gái Thái đang điều khiển con thuyền độc mộc, lướt nhẹ như bay trên dòng lũ. – Hình ảnh đặc trưng chỉ có ở vùng sông nước Tây Bắc. Điệp ngữ “có nhớ” và “có thấy” trong câu hỏi tu từ như hai câu hỏi bâng quơ làm tâm hồn nhà thơ bâng khuâng nhớ về vùng đất Châu Mộc. Nhạc của thơ cũng là nhạc của lòng. Cùng mạch cảm xúc, trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: “Mình về mình có nhớ ra / Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Đảo ngữ “trôi” đưa lên đầu câu rất tinh tế, đồng thời nhấn mạnh sự đong đưa trôi nổi bập bềnh của những bông hoa trên mặt nước. Tác giả dùng từ láy “đong đưa” mà không phải “đung đưa” nhằm biến những bông hoa trở thành những sinh thể có hồn đang làm duyên làm dáng trên dòng nước lũ. Cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc. Khổ thơ khắc hoạ những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ khó quên trong cuộc đời người lính. Qua đó ta còn thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc , nó đẹp một cách trữ tình, nên thơ, lãng mạn đầy tình nghĩa. Đồng thời ta cũng cảm nhận được tâm hồn rung động của các chiến sĩ Tây Tiến trước cái đẹp. 
Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hoà giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: nhân hoá, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn, hào hoa. Những điệp ngữ “có nhớ” “có thấy” luyến láy khắc hoạ thêm nỗi nhớ lưu luyến bồi hồi. tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu giá trị.
Tóm lại, tám câu thơ trên của đoạn hai trong bài Tây Tiến đã vẽ ra một khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình bằng các nét chấm phá mềm mại mượt mà. Chất nhạc, chất hoạ, chất thơ hoà quyện chặt chẽ cùng nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. Chính vì vậy mà giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc”

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_12_phan_tich_doan_hai_trong_bai_tho_t.docx