Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 19: Xuân Diệu

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 19: Xuân Diệu

Yêu cầu

1. Đánh giá một cách trung thực khách quan tài năng của Xuân Diệu và giá trị cũng nh hạn chế của thơ Xuân Diệu trớc CMT8.

2. Từ đó giúp học sinh có một nhận định đúng đắn về Thơ mới mà Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu.

3. Giúp học sinh thấy sự tiếp nối và phát triển giữa hai chặng đờng sáng tác của Xuân Diệu trớc và sau CMT8.

Nội dung và phơng pháp lên lớp.

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Bài mới.

I. Giới thiệu bài.

II. Tiến trình thực hiện các bớc dạy và học.

Hoạt động 1: Hớng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Xuân Diệu

 

doc 18 trang hoaivy21 9370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 19: Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Diệu
(1916 - 1986)
Yêu cầu
1. Đánh giá một cách trung thực khách quan tài năng của Xuân Diệu và giá trị cũng như hạn chế của thơ Xuân Diệu trước CMT8.
2. Từ đó giúp học sinh có một nhận định đúng đắn về Thơ mới mà Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu.
3. Giúp học sinh thấy sự tiếp nối và phát triển giữa hai chặng đường sáng tác của Xuân Diệu trước và sau CMT8.
Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới.
I. Giới thiệu bài.
II. Tiến trình thực hiện các bước dạy và học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Xuân Diệu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - gợi ý trả lời
* Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu ngắn gọn những nét lớn về cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu?
GV để HS tự trình bày phần này, không cần bổ sung nhiều.
I. Tiểu sử.
1. Cuộc đời.
Tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1916, tại quê mẹ là Vạn Gò Bồi - Tùng Giản - Tuy Phước -Bình Định, kết quả của một sự gắn bó giữa: "Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong - Ông đồ Nghệ lấy cô hàng nước mắm". Từ nhỏ ông học chữ nho và chữ quốc ngữ với cha, sau đó đi học tại nhiều trường tây học tại Quy Nhơn, Hà Nội, rồi Huế. 
 Lớn lên giữa lúc phong trào thơ Mới đang diễn ra sôi nổi, Xuân Diệu sớm đến với thơ ca và khẳng định tên tuổi của một "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh) bằng tập "Thơ thơ" (1938). Năm 1940, ông làm tham tá tại Mỹ Tho song chỉ sau bốn năm, bỏ việc ra Hà Nội và sống hẳn bằng nghề viết văn.
 - CMT8 thành công, Xuân Diệu hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ CM và 2 cuộc kháng chiến. Ông đã từng giữ nhiều trọng trách trong Hội nhà văn VN, sáng tác dồi dào với nguyện ước "làm con gà đẻ trứng vàng cho thơ ca đất nước". 1985, nhà thơ qua đời, để lại một tấm gương đáng trân trọng về thái độ lao động nghệ thuật cần mẫn không ngừng nghỉ của mình. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
* Theo em, điều gì đã tạo nên một nhà thơ sống và viết theo một tín niệm :"Sự sống chẳng bao giờ chán nản"?
HS căn cứ vào SGK, chỉ ra những nét nổi bật về con người Xuân Diệu.
GV có thể kể thêm một số chi tiết, sự việc để làm rõ hơn các đặc điểm con người thơ Xuân Diệu
2. Con người
- Trước hết phải nói đến ảnh hưởng từ gia đình, cụ thể ở đây là người cha "Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ"- thái độ cần mẫn, kiên trì trong học tập và lao động. ậ Xuân Diệu, học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật vừa là một quyết tâm khắc khỏ, vừa là một lẽ sống , mọt niềm say mê lớn.
- Xuân Diệu cũng thường nhắc đến tác động của thiên nhiên quê mẹ- vùng biển Quy Nhơn mặn mòi, phóng khoáng- đối với hồn thơ nồng nàn sôi nổi của ông. Nhưng cũng không thể không nói đến những thiệt thòi trong cuộc sống riêng tư ngay từ nhỏ đã tạo nên một tâm hồn nhạy cảm, luôn khao khát tình thương yêu và sự cảm thông của người đời.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá phương Đông truyền thống từ cha, Xuân Diệu trước hết vẫn là một trí thức Tây học, hấp thu một cách hệ thống tư tưởng và văn hoá Pháp , vì thế có thể thấy trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ của Xuân Diệu có sự kết hợp hai yếu tố: cổ điển và hiện đại, trong đó hiện đại vẫn sâu đậm hơn.
- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, viết phê bình, dịch thuật. Nhưng trước hết, ông vẫn là một nhà thơ, một trong những nhà thơ lớn nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu.
* Con đường hoạt động nghệ thuật của XD có thể chia làm mấy giai đoạn?
* Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn?
II. Sự nghiệp văn học:
&
- Trước và sau CMT8.
- Trước CMT8: Chủ yếu là thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió và tập truyện ngán: Phấn thông vàng.
_ Sau CMT8: nhiều thẻ loại: SGK.
* Trước CMT8, hồn thơ Xuân Diệu có gì độc đáo?
A. Thơ Xuân Diệu trước CMT8:
- Thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này tồn tại hai tâm trạng trái ngược: nhà thơ rất yêu đời, thiết tha với cuộc sống nhưng đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi và cô đơn. đây à một mối mâu thuẫn có quan hệ nhân quả.
* Như vậy, nói đến Xuân Diệu trước hết là nói đến một tâm hồn yêu đời, tha thiết với cuộc sống. Dựa vào hiểu biết về thơ ông và phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy khẳng định nhận xét trên?
Gv nên tuỳ thời gian, dừng lại ở một số câu thơ để các em bình giảng, cảm nhận...
1. Xuân Diệu rất yêu đời, thiết tha với cuộc sống.
HS 3-4 em lần lượt nêu lên những biểu hiện cụ thể của nội dung thứ nhất. GV tóm tắt và sắp xếp lại ý cho các em ghi bài. Nhìn chung, thấy được:
* Nguyên nhân: Xuân Diệu là một con người có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, nhất là ông luôn tha thiết được giao cảm với cuộc đời. Nhà thơ đã từng viết: 
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm.
* Biểu hiện:
a.- Lòng yêu đời, khát sống đã khiến nhà thơ trẻ không ít lần bộc lộ thái độ sống của mình một cách mãnh liệt và tha thiết:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suôt trăm năm
Sự đối lập giữa mọt phút toả sáng với ngàn năm "mờ mờ nhân ảnh" là thái độ sống mạnh mẽ, quyết liệt của cái tôi Xuân Diệu khi đã giải phóng và ý thức sâu sắc vè cá nhân. Đó cũng đồng thời trở thành lẽ sống của thanh niên thời đại Xuân Diệu.
- Tình yêu nồng nhiệt đó đã khiến nhà thơ khác với nhiều thi sỹ cùng thời, không trốn tránh cuộc đời mà theo ông, được làm người và tận hưởng cuộc đời trần thế, đấy là hạnh phúc lớn nhất:
Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
b. Bởi thái độ sống minh bạch và quyết liệt ấy mà Xuân Diệu phát hiện và ghi nhận những lạc thú trong cuộc sống mà nhiều người khác nếu sống hời hợt và nông nổi không thể nhận thấy:
- Với XD, cảnh vật trong đời sống, dù là thời điểm nào đi nữa cũng bộc lộ những vẻ đẹp tuyệt đích, tuyệt mỹ:
+ Mùa xuân: Của ong bướm này đây tuần tháng mật...
 Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
+ Mùa thu: Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên...
 Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang...
+ Đêm trăng: Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh...
+ Buổi chiều: Một tối bầu trời đắm sắc mây...
+ Hoa nở: Hoa nhài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời...
...v...v...
Lòng yêu của Xuân Diệu đã khiến nhà thơ phát hiện ra thiên đường đáng sống và đáng yêu ngay trên mặt đất này. và ông thấy mình sống giữa một không gian đầy mật ngọt, hương thơm:
+Khí trời quanh tôi làm bằng thơ...
+Không gian như có dây tơ...
+Này lắng nghe em khúc nhạc thơm...
c. Sự yêu thích nồng nhiệt đến nhiều khi thành tham lam đã khién nhà thơ cảm yêu cuộc sống như một nhu cầu được chiém đoạt và hưởng thụ, thưởng thức bằng mọi giác quan:
+ Ta bấu vào da thịt của đời
Ngoạm sự sống để làm êm dói khát
Muôn nỗi ấm...................trời xanh.
 + Tháng giêng ngon như một cặp môi gần...
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
 + Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời...
Kẻ uống tình yêu dập cả môi...
d. Yêu đời, khát sống, Xuân Diệu là người hiểu hơn ai hết, bản chất của sự sống là sinh sôi, vì vậy, biểu hiện đầy đủ nhất của sự sống không gì khác là tình yêu. Riêng ở lĩnh vực này, Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu. Nói thé, không phải chỉ Xuân Diệu mới viết về tình yêu. Nhà thơ lãng mạn nào lại không có ít nhất dăm ba bài thơ tình. Song, phải đến XD, tình yêu mới được bộc lộ một cách đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất, sâu sắc nhất và chân thành, đắm say nhất. Đúng như nhận định trong SGK: "Tình yêu trong thơ XD là một khu vườn đủ mọi hương sắc, là một bản nhạc đủ mọi thanh âm..."
+Ngây thơ, e ấp: Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
+ Nhớ nhung: Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
 Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em...
+ Hờn giận: Thôi đã hết hờn ghen và giân dỗi
 Được giân hờn nhau, vui sứng biết bao nhiêu...
+ Say mê: Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
 Hãy trộn nhau hai mái tóc ngắn dài...
...GV nên nhấn mạnh với học sinh một sự so sánh khác biệt giữa thơ mới mà đại diện tiêu biểu là Xuân Diệu với thơ ca trung đại, để qua đó thấy được Xuân Diệu đã nói lên được đầy đủ và chân thành tiếng nói của trái tim, cái tiếng nói tha thiết nhất và nhân bản nhất của con người, nhất là của tuổi trẻ vốn bị bế quan toả cảng, bị niêm phong hàng ngàn năm trong lễ giáo phong kiến ngột ngạt....
*Tại sao là một con người rất mực yêu đời và khao khát sống, Xuân Diệu lại thấy cô đơn, hoài nghi, chán nản? 
2. Thơ Xuân Diệu cũng nói lên rất nhiều hoài nghi, chán nản và cô đơn.
Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn, vì vậy, luôn đòi hỏi sự hoàn mỹ và tuyệt đích, tự nuôi mình bằng ảo tưởng, ảo vọng. Bên cạnh đó, mang nặng mặc cảm của thân phận một người dân mất nước, nhà thơ càng thấm thía nỗi buồn chán của một cuộc sống trói buộc mất tự do, bị tù túng. Chính bởi vậy, đối mặt với thực tế, thi sĩ cảm thấy thất vọng, lạc lõng, bơ vơ. Tâm trạng chán nản, hoài nghi và cô đơn từ đó nảy sinh. Càng yêu đời, càng đau đớn vì đời không như ý muốn...Nhà thơ Thế Lữ khi giới thiệu về Xuân Diệu cũng nhận thấy điều mâu thuẫn mà thống nhất này:"...Thơ Xuân Diệu do đấy mà buồn tịch mịch ngay cả trong những điều ấm nóng reo vui. Lạnh lùng ám khắo mọi nơi, xa vắng gồm tự muôn đời, ở đâu cũng là nỗi nhớ nhung, thương tiếc. Lòng thi sĩ thấy rõ những điều trái ngược ; nồng nàn bởi vì thê lương, khăng khít nhưng vẫn hững hờ, bao nhiêu éo le của cảnh đời mà XD yêu tới đau khổ..."
* Biểu hiện cụ thể?
Có thể vận dụng cách thức như trên.
- Luôn bị dằn vặt bởi thấy mình bơ vơ, lạc lõng giữa cuọc đời:
+ Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối
+ Tôi chỉ là...
+Ta là một, là riêng, là thứ nhất...
- Là nhà thơ của tình yêu, một tình yêu rất chân thực trần thế song cũng luôn hướng tới vô biên và tuyệt đích- Xuân Diệu khao khát tình yêu không chỉ là sự hoà hợp của thân xác mà trước hết và trên hết phải là sự hoà hợp của hai tâm hồn:
Cốt nhất là em chớ lạnh như đông
Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng
Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ...
. Đây là điều không dễ đạt được. Chính bởi vậy, là nhà thơ của tình yêu, của triết lý:"Làm sao sống được mà không yêu..."Xuân Diệu cũng đồng thời là nhà thơ của những niềm yêu đau đớn và tan vỡ, thất vọng:
+ Yêu là chết ở trong lòng một ít...
+ Lòng anh là một cơn mưa lũ
Đã gặp tình em là lá khoai
Mưa lũ tha hồ rơi giọt ngọc
Lá khoai không ướt đến da ngoài
* Tâm hồn nhạy cảm của Xuân Diệu "run rẩy tựa dây đàn" nên ông cũng đồng thời luôn bị ám ảnh về thời gian qua đi, tuổi trẻ trôi mất và mọi lạc thú đời sống không thẻ hưởng thụ được:
+ Thong thả chiều vàng, thong thả lại...
Rồi đi...đêm cứ xám dần dần
Cứ thế mà bay đi đến hết
Những ngày, những tháng, những mùa xuân
+ Vừa mới khi mai tôi cảm thấy
Trong tay ôm một bó hoa cười
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tan như những cánh hoa rơi
+ Nói làm chi rằng Xuân vẫn tuần hoàn
nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại...
....v...v...
, vì vậy, trong thơ, Xuân Diệu bộc lộ một quan niệm sống gấp gáp, vội vàng đến mức nhiều khi trở nên cực đoan, liều lĩnh:
+ Mau lên chứ, vội vàng đi với chứ
Em ơi em, tình non sắp già rồi
+ Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy, tình ta không vĩnh viễn.
+ Mau đi thôi...
...
* Bằng những sáng tác dồi dào và tài hoa, Xuân Diệu đã có những đóng góp to lớn như thế nào trên phương diện cách tân nghệ thuật thơ ca dân tộc?
3. Nghệ thuật thơ Xuân Diệu
Hs trình bày ý hiểu của các em. GV nhận xét và lưu ý các em trên một vài nét lớn:
a. Tiếp thu một cách sâu sắc và có chọn lọc thơ phương Tây - thơ Pháp - Xuân Diệu thực sự là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
+ Chịu ảnh hưởng thơ ca phương Tây là điều hoàn toàn bình thường ở các nhà thơ mới. Rất nhiều người còn nhìn nhận yếu tố hiện thực này ở thơ ca lãng mạn một cách cực đoan:hoặc phê phán gay gắt, hoặc phủ nhận hoàn toàn ảnh hưởng ấy. Chịu ảnh hưởng văn hoá nước ngoài, đó không phải là điều xấu, đặc biệt trong hoàn cảnh văn hoá xã hội nước ta lúc bấy giờ.
+ Xuân Diệu chịu ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp từ cảm hứng, đề tài đến nhịp điệu, tứ thơ, cú pháp, từ ngữ. Tức là, tâm hồn thơ và cảm xúc thơ của ông đều tìm được sự đồng điệu, thích hợp từ các yếu tố nghệ thuật của thơ Pháp, thể hiện được một cách tương thích với các hình thức nghệ thuật thơ Pháp.
VD: Khát khao sống đến điên cuồng, gần như sẵn sàng phá bỏ mọi đường biên của luân lý, phong tục, cũng như tâm trạng mặc cảm, cô đơn ở Xuân Diệu xuất phát từ những đặc điểm con người của nhà thơ nhưng cũng đồng thời là những biểu hiện của căn bệnh thế kỷ của phần đông các nghệ sỹ khoảng cuỗi thế kỷ 18- đầu 19 ở châu Âu. Hạt giống văn học phương Tây, đặc biệt là văn học thế kỷ XIX theo gió bay đi bốn phương gặp được điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai thích hợp là đời sống xã hội Việt Nam đã nảy mầm, bén rễ, đâm bông kết trái để cho ra đời những sản phẩm tinh thần VN.
- ảnh hưởng về nghệ thuật biểu hiện: đậm nét nhất trong thơ Xuân Diệu là ảnh hưởng của thơ tựơng trưng Pháp đề cao sức mạnh và giá trị của cảm xúc, cảm giác. Người nghệ sỹ phải luôn luôn đón nhận được những biến thái tinh vi nhất của thế giới bên trong, cảm nhận bằng mọi giác quan, song đặc biệt coi trọng cảm giác. Chính bởi tiếp nhận ảnh hưởng này, ta dễ dàng thấy Xuân Diệu đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng của mình: một thế giới tràn đầy cảm xúc và cảm giác, màu sắc âm thanh và sự sống phập phồng. Những hình ảnh thơ hết sức táo bạo: (D/C...), thậm chí có lúc quá Tây, khó tiếp nhận đối với thị hiếu thơ ca truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, không hề có sự sao chép máy móc mà vẫn được gia công, tái tạo từ một tài năng thông minh, chính vì vậy, Xuân Diệu hơn ai hết, đã đem vào thơ Việt một cái Tôi độc đáo, mới mẻ, mạnh mẽ, dám nói và dám viết bằng tất cả con người và tâm hồn của mình.
Tất cả GV đều cần lấy ví dụ cụ thể để học sinh tiếp nhận, tránh áp dặt suông.
* Nếu thơ Xuân Diệu tây quá, liệu có xa lạ với công chúng yêu thơ VN?
+ ảnh hưởng phương Tây,song trong bề sâu gốc rễ, hồn thơ Xuân Diệu được nảy nở và phát triển trước hết bởi cội nguồn văn hoá, văn học truyền thống. Là con ciủa một ông đồ xứ Nghệ, lại sống trên quê hương miền biển của mẹ, Xuân Diệu đón nhận hương vị và màu vẻ của Đường thi, Tống từ, của những khúc hát, câu hò rất VN, rất dân gian. Tuy nhiên, đến Xuân Diệu, những yếu tố dân tộc ấy được hồn thơ Xuân Diệu hiện đại hoá: từ cảm hứng dồi dào về thiên nhiên, tình yêu, số mệnh...đến lối biểu hiện banừg các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, giàu thanh điệu, vần điệu.
+ Những bài thơ Xuân Diệu được xem là thành công nhất chính là những bài thơ kết hợp được nhuần nhuyễn giữa yếu tố dân tộc và màu sắc phương Tây: Nguyệt cầm, đây mùa thu đến, thơ duyên...
*Sau CMT8, thơ Xuân Diệu có gì thay đổi?
B. Thơ Xuân Diệu sau CMT8:
Nói một cách công bằng, đây là giai đoạn thơ Xuân Diệu có phần chững lại, chưa đạt được những thành công lớn. Tuy nhiên, điều đáng quý là nhà thơ đã cố gắng đến với đời sống nhân dân, tìm hiểu những đề tài mới và cách biểu hiện quần chúng, giản dị hơn. Đặc biệt là tâm huyết và niềm tin yêu mãnh liệt đối với cuộc sống và nhân dân đã đem đến sức sống mới mẻ cho hồn thơ ông.
- Thái dộ sống cởi mở và tin yêu ấy cũng đã làm mới không ít thơ tình Xuân Diệu,. Không còn giọng thơ ảo ão, cô đơn của những mối tình tan vỡ, thất vọng mà là tình yêu đằm thắm, đôn hậu, nói nhiều đén chung thuỷ, tin yêu, hạnh phúc: Hoa ngọc trâm, biển...
C. Kết luận.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nắm vững những nét lớn về con người và thơ Xuân Diệu, đặc biệt là thơ XD trước CMT8.
- Chuẩn bị bài: Thơ duyên.
Những nhận xét về thơ Xuân Diệu:
@.. Đó là một tâm sự nồng nàn kín đáo, một linh hồn rạng rỡ và say mê, đằm thắm, hiện ở trong những điệu thơ êm dịu và ái ân, thiết tha và bồng bột. Cảnh sắc của sự vật, nỗi âm thầm của tình ái, dáng tươi cười của mùa xuân, nỗi tiếc thương lạnh lẽo của mùa thu, lời van xin, khuyên nhủ của tấm lòng yêu thấm thía nhưng rụt rè; tất cả những tình cảm ấy đều tả trong thơ Xuân Diệu một cách mới lạ, ý nhị, vừa đơn giản, vừa đầy đủ, gợi cho ta thấy những hình ảnh, những tư tưởng bát ngát và tươi đẹp không ngờ...
	(Một nhà thi sỹ mới: Xuân Diệu - Thế Lữ)
@ Nhà thơ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trán ngây thơ, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng, Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu.
Loài người hãy hiểu con người ấy!
Xuân Diệu là một người của đời, mọt người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất của tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời và lời nguyền ước của ong có bao nhiêu là sức mạnh:
Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hoá mùa dưới đất
Là mọt người sinh ra để mà sống, Xuân Diệu rất sợ chết, sợ im lặng và bóng tối, hai hình ảnh của hư vô. Mục đích của đời người có phải hạnh phúc đâu!Mục đích chính là sự sống. Mà còn gì làm cho sự sống đầy đủ hơn là Xuân và Tình?
Cho nên Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong bầu tim mây trời thanh sắc. Ông hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại. Khi ông kháo khát vô biên và tuyệt đích, chẳng phải ông muốn lên đỉnh cao nhất của sự sống đó sao? Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu , vì ông thấy tình yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa.
Nhưng Xuân không dài dặt, tình có bền đâu! Xuân Diệu với tình cũng như sự thực không bền, và lại còn mong manh hơn cuộc đời chảy trôi. Bởi thế, Xuân Diệu vội vàng, bao giờ cngx lo âu, thắc mắc luôn luôn tận tâm, siêng năng mà sống, ông mau mau đem hết cả tâm hồn mà tặng cho đời, và ông cũng đòi hết cả tâm hồn của người yêu dấu, của trời đất, của mọi sự vật trên trần gian...
...Sở dĩ. Xuân Diệu tham lam tình yêu, chất chứa vào lòng, không chán, không đủ, không nguôi, là bởi thi sỹ rất sợ cô độc. ông muốn biến ra nhiều thân, hoá thành muôn ức triệu, vì ong thấy người ta đến chỉ trơ trọi một mình. Ông tìm gần gụi vì ông riêng tây, ông thấy nỗi mênh mông của tâm hồn nên ông muốn thành một cây kim để hút mình vào thiên hạ.
Thơ Xuân Diệu do đấy mà buồn tịch mịch ngay trong những điều ấm nóng, reo vui. Lạnh lùng ám khắp mọi nơi, "Xa vắng gần tự muôn đời", ơr đâu cũng là nơi nhớ nhung, nuối tiếc. Lòng thi sỹ thấy rõ điều trái ngược: nồng nàn bởi vì thê lương, khăng khít nhưng vẫn hững hờ, bao nhiêu éo le của cảnh đời mà Xuân Diệu yêu tới đau khổ...Rồi càng khó hiểu, người thi sỹ càng cố tìm. Ông dò xét cái "thế giới bên trong"; lượm lặt từng sợi tơ mềm yếu, từng mảnh nhớ thương, từng vụn sầu tủi...Ông còn nghe thấu sự mơ hồ, như đã thạo dò la những điều tinh tế. Con người phức tạp cũng đơn sơ, con người thiết thực cũng mơ mộng: ông có một trái tim, ông còn có một linh hồn. Ông tỏ ra đã từng vào trong thế giới cả sự u huyền: hương trầm, âm nhạc; thời khắc, khói sương...tất cả đều nói cho ông nghe những lời chi li và nnhững sợi dây liên lạc. Với những câu thơ ít lời nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dang và cần mẫn.
	( Tựa "thơ thơ" - Thế Lữ)
Thơ duyên
- Xuân Diệu -
Yêu cầu:
Giới thiệu một bài thơ tình trong sáng, để HS nhận thức đúng đắn về thơ tình trong phong trào thơ Mới: không phải tất cả chỉ là sùi sụt, rên rỉ hoặc truỵ lạc, tội lỗi.
- Từ bài thơ này giáo dục cho học sinh những tình cảm lành mạnh, tình khiết, kể cả tình yêu.
Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
* Những yếu tố nào trong cuộc đời và con người Xuân Diệu đã góp phần tạo nên th ca ông?
* Trước CMT8, thơ Xuân Diệu có đặc điểm gì đáng nói? Lý giải nguyên nhân tạo nên hai cảm hứng thơ mâu thuẫn mà thống nhất ở ông?
Em thích nhất bài, đoạn thơ nào của Xuân Diệu? Nhận xét? ...
B. Bài mới:
Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời và khao khát sống, khao khát yêu, như bài học trước chúng ta đã nhận thấy. Với ông, thơ ca chính là cách để ông bày tỏ lòng yêu ấy, niềm khao khát mãnh liệt ấy, tức là để thi sỹ làm duyên với cuộc đời và con người. Chúng ta sẽ đến với một bài thơ chất chứa rất nhiều tình cảm nồng nàn và trong trẻo ấy của ông, bài :thơ duyên để phần nào thực hiện cái nhã ý mà nhà phê bình Hoài Thanh nhắn nhủ: Loài ngươì hãy hiểu con người ấy! 
I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Gợi ý trả lời
* Bài thơ có tựa đề: Thơ duyên. Từ gợi ý trong SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy thử nêu ý hiểu của mình về chữ Duyên ở đây?
GV có thể nhấn manh thêm:duyên ở Xuân Diệu có thể nói đến một cuộc gặp không ngờ, không hẹn mà thành, cũng bởi thế, có thể xem bài thơ là nhịp cầu bắc khéo của Xuân Diệu để đến với tình yêu.
I. Tiểu dẫn:
HS đọc tiểu dẫn trong SGK.
Duyên: chỉ quan hệ hoà hợp, tương giao và hài hoà. Thơ duyên là bài thơ về mối quan hệ hoà hợp ấy giữa ngừời với người, giữa ngừời với vũ trụ, và giữa vạn vật cỏ cây...
* Tính chất hoà hợp tương giao ấy đã được thể hiện như thế nào trong kết cấu của bài thơ?
- Hs nhận thấy có thể chia bài thơ này thành các phần: quan hệ hoà hợp giữa cảnh với cảnh, giữa cảnh với người, giữa người với người...
- Cũng có thể chia bài thơ thành hai phần như ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn: Khu vườn tình ái và hoang mạc cô liêu...
* Gv cùng học sinh tìm cách đọc hợp lý để diễn cảm bài thơ.
II. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết bài thơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Gợi ý trả lời.
* Hs đọc hai khổ thơ đầu.
Cảnh được thể hiện trong những câu thơ đầu là cảnh nào? Có gì đẹp?
1. Mối tương giao hoà hợp giữa cảnh với cảnh.
Hs tự do trình bày ý kiến. GV hướng các em nhận thấy:
- đây là một cảnh thu rất Xuân Diệu bởi nhiều lẽ:
+ Trước hết là một thiên nhiên hữu tình: Khu vườn mở ra trong mắt người đọc có vẻ thực mà lại như mộng ảo: bởi chiều ở đây là chiều mộng và nhánh lại là nhánh duyên. Vì sao như thế? tất cả có thể hướng tới sự lý giải thú vị : đó là sự ríu rít của cặp chim chuyền xuất hiện trên vòm lá me xanh. Nó trở thành duyên cớ tạo ra tất cả sự bất thường của cảnh vật: biến chiều thành chiều mộng và nhánh cành thành nhánh duyên. Cuộc tình tự ríu rít thanh âm kia không phải là tiếng kêu vô nghĩa, không dừng lại ở tiếng hót của chim chóc thường tình, nó đã là cuộc hoà thơ, khiến vạn vật đều như say sưa ngây ngất, đất trời như cũng đang châu tuần về đây để tô điểm cho điểm hẹn hò của cặp uyên ương hạnh phúc. Từ cặp được dùng rất chính xác, giàu sức liên tưởng về sự nhiệm màu của tình yêu. Vì thế nên: đổ trời xanh ngọc qua muôn lá: sắc xanh lấp lánh ánh sáng của vòm trời và cây cỏ đã kết nên mái vòm dành cho đôi lứa. Cấu trúc câu thơ khiến trời đất giao hoà không thể tách bạch, và mối tơ duyên vô hình mà hữu tình ấy đang được giăng mắc trong không gian, đang vương vấn dìu dặt bởi sự hỗ trợ của tiếng thu:
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.
Khắp đất trời, đâu đâu cũng dìu dặt tiếng thu, đâu đâu cũng chan hoà sắc xanh và sự sống. Có thể nói, tâm hồn trẻ trung và cái nhìn đắm đuối của chàng thi sỹ trẻ đã biến tất cả cảnh vật thiên nhiên trong giờ khắc cuối ngày trở thành mộng ảo, đã tạo ra một trời thu như được lột xác, không ủ dột, buồn bã, thê lương mà trái lại, ngập tràn sức xuân, sự hân hoan, tươi tắn...
* Nếu xem khu vườn là địa điểm hạnh phúc của cặp chim chuyền, thì con đường, lối đi để ngỏ nối với khu vườn kia có gì lạ lùng, thú vị. Nó là địa chỉ cho ai? Con người hay vạn vật?
- Đoạn thơ tiếp: Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
 Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
đã bày sắn một cảnh khác: cảnh con đường nho nhỏ, như ngỏ ý, như mời gọi bước chân người. Con đường nhỏ như dụi đầu vào gió, cành hoang lại lả mình vào nắng. Đó phải là con đường tình, lả lơi, mời gọi, tình tứ. và khi lạc bước trên con đường ấy, dẫn vào khu vườn đang là vương quốc của yêu đương, chìm ngập trong hạnh phúc, thi sỹ đã nhận ra một biến đổi kỳ diệu vừa diễn ra trong lòng:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi yêu thương
Có một ranh giới mơ hồ mà rõ rệt đánh dấu một biến đổi âm thầm của tâm hồn qua hai từ: Buổi ấy và Lần đầu. Buổi ấy là khi nào? không thể xác định, nhưng cũng chính nó đã tạo ra lần đầu của những xao xuyến, những rung động tinh tế mà đẹp đẽ, tinh khôi của tâm hồn tuổi trẻ. Khi những rung động đầu đời thức dậy, nó lập tức biến cậu bé thành một chàng trai, phát hiện ra biết bao điều đẹp đẽ của cuộc đời - được hiện diện trong vẻ đẹp của khu vườn tình ái kia.
* Giữa khu vườn đầy mơ và mộng ấy, điều gì đã xảy ra với con người?
* Có thể xem đây là cuộc gặp gỡ vô tâm hay không? Em cảm và hiểu như thế nào về hình ảnh so sánh :"...giữa bài thơ dịu - Anh với em như một cặp vần"?
* Có ý kiến cho rằng, bức tranh cảnh chiều thu trong ba đoạn thơ trên giống như một buổi sáng mùa xuân tràn đầy sức sống. Em suy nghĩ ra sao về điều này?
2. Mối tương giao hoà hợp giữa con người với con người.
Đoạn thơ tiếp theo nhắc đến sự hiện diện rõ hơn của con người đó là ânh và em. Cả hai có vẻ rất xa lạ, cách biệt bởi:
Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Hai từ:điềm nhiên và lững đững đã tạo nên khoảng cách giữa anh và em. Nhưng con đường lả lơi mời gọi kia, khu vườn như thơ như mộng đang ríu rít tiếng ca hạnh phúc của cặp chim chuyền kia không đểợư cách biẹt ấy tồn tại mà chúng đã kéo cái điềm nhiên lại bên lững đững, biến sự vô tâm thành hữu ý, hữu tình. Giữa một bài thơ lớn đang dạt dào thi tứ, hai con người trẻ tuổi, nhất là trẻ lòng đó đã trở thành mọt cặp vần không thiếu, làm nên nhạc điệu, tạo nên linh hồn của bài thơ cuộc đời. Trong một bài thơ khác, Xuân Diệu cũng đã viết:
Chúng tôi ngồi giữa một bài thơ
Một bài thơ mênh mông như vũ trụ.
Trong cuộc hoà thơ hối hả và vấn vương quyến luyến của sự sống ấy, anh và em là một cặp vần. Sao có thể thành thơ khi thiếu mất vần, vả lại cặp vần còn nói cái không thể tách rời. Và cuộc đời kia còn gì là ý nghĩa khi không có anh và em. Không thể có cách diễn đạt, cách so sánh nào phù hợp và giàu sức gợi hơn thế nữa.
Hs có thể trình bày ý kiến theo chủ quan, không áp đặt các em. Nhìn chung, các em nhận thấy, tâm trạng và tình cảm của con người có chi phối rất nhiều đến cảm hứng thơ, như câu thơ Nguyễn Du đã khái quát...
* Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở đây? Thiên nhiên ấy có tác động ra sao đến con người?
3. Mối tương giao hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.
- Thien nhiên có sự chuyển biến nhanh chóng: Từ một khung cảnh tình ái rạo rực đắm say chuyển sang cảnh buồn bã, hiu quạnh. đây là một thiên nhiên gợi buồn: mây biệc bayvề cuối trời, con cò trơ trọi lẻ loi giữa ruộng đồng, chim cũng thấy chơi vơi giữa mênh mông trời đất và hoa ngả buồn vì cái lạnh của chiều thu thấm xuống trong sương. Hai câu thơ phảng phất bóng dáng cổ thi trong thơ 
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
nhưng đúng như nhận xét của hoài Thanh, nó có sự cách biệt của một nghìn năm và hai thế giới. Con cò trong thơ Xuân Diệu giữa mênh môngbđất trời, không cùng bay với ráng chiều mà phân vân, ta đọc đực trong đó cái run rẩy rất mơ hồ của cánh cò chớp trong chều muộn và nó chính là sự hoá thân của nỗi cô đơn, đã từng đựơc Xuân Diệu cụ thể trong một hình ảnh thơ khác:
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
không biết đi đâu đứng sầu bóng tối.
Tất cả đều cũng tô đậm nỗi trống trải cô đơn lên đến tột cùng, con người cũng như thấy nỗi buồn khổ bởi lẻ loi xâm chiếm. Xuân Diệu từng nói: Xuân - người ta vì ấm mà cần đôi. Thu - người ta vì lạnh mà cần tình. Chính bởi vậy, trống trải khiến con người muốn tìm sự nương tựa, sự gần gụi, cần đôi lứa. Tơ duyên vì thế cần mau hình thành bởi đó là con đường duy nhất để con người thoát khỏi nỗi cô đơn.
Đoạn thơ cuối vì thế khép lại như một lời khẳng định:
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm....
...
III. Tổng kết:
Nhấn mạnh lại về nội dung và nghệ thuật bài thơ, thể hiện những đặc sắc cuả nghệ thuật thơ Xuân Diệu.
Đây mùa thu tới
- Xuân Diệu -
Yêu cầu:
Mùa thu được miêu tả rất nhiều trong thơ văn xưa và nay. Giảng bài này, cân cho học sinh thấy:
1. Những đặc sắc của cảnh thu trong một thời điểm nhạy cảm: chuyển mùa.
2. Nghệ thuật thể hiện và cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu.
Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:
* Học thuộc bài thơ duyên, Trình bày ý hiểu về nhan đề bài thơ. 
* Nêu cảm nhận cá nhân về một đoạn thơ, một hình ảnh thơ theo em là độc đáo nhất, Xuân Diệu nhất.
B. Bài mới:
Giơí thiệu bài:
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu tiểu dẫn:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Gợi ý trả lời
* Bài thơ này nằm trong mảng đề tài như thế nào của thơ ca nói chung?
* Nói vậy, lẽ nào bài thơ thu này của Xuân Diệu không có gì mới mẻ, sáng tạo mà chỉ là đề tài quen thuộc? Căn cứ vào nhan đề của bài thơ, em hãy thử phát hiện nét mới trong thi tứ?
I. Tiểu dẫn:
GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu về đề tài, chủ đề bài thơ:
1. Thu trong thơ và thơ thu Xuân Diệu:
_ Đề tài viết vè mùa thu vốn hết sức quen thuộc trong thơ ca từ cổ chí kim. Những mùa thu đượm vẻ hiu hắt và thương nhớ bâng khuâng trong thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch...còn phổ vào cả sắc thu ly biệt man mác trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Mùa thu đất Việt còn ai thu góp và tái tạo tài tình hơn hồn thơ thôn quê là cụ Tam nguyên Yên Đổ mà chính Xuân Diệu tôn là "quán quân về mùa thu". Trước thơ Mới, không ít người đọc đã lắng lòng mình trong dáng thu man mác, huyền hồ bởi Giọt lệ thu của Tương Phố hay Cảm thu, Tiễn thu của Tản Đà, những thi phẩm mở đầu cho dòng thơ và cả nhạc về mùa thu hiu hắt, thê lương sau này gồm những Tiếng thu, Giọt mưa thu...
- Tiếp nối người trước và cũng không thể dửng dưng trước vẻ đẹp quyến rũ của thu, Xuân Diệu là nhà thơ của mùa thu trong thời đại thơ Mới. Nhà thơ từng bộc bạch: "Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa: XUân với thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh...Từ đông sang Xuân, sao mà sướng thé! Lạnh chuyển sang ấm, từ một điều rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lệ ấy, Hè sang thu là bao nhiêu khoái trá cho giác quan: được rời bỏ nắng lửa chói chang mà vào trong nước hiền hoà mát mẻ...đầu Xuân là bình minh ấm của lòng tôi. Và ấm hay mát, Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa, ái tình hé môi gọi mời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_19_xuan_dieu.doc