Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

 (.) Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu”, là một câu trong Kinh thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hòa vào đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Một mình không có nghĩa là tách khỏi những người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập.

 

docx 2 trang phuongtran 5790
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
LIÊN TRƯỜNG KHỐI THPT HUYỆN TRIỆU SƠN MỞ RỘNG
LẦN 2 - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày khảo sát: 12 tháng 11 năm 2020
(Đề khảo sát có 02 trang, gồm 06 câu)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
	(...) Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu”, là một câu trong Kinh thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hòa vào đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Một mình không có nghĩa là tách khỏi những người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập...
	(Trích “Vẻ đẹp của một người đứng một mình” – Đặng Hoàng Giang, theo Tuoitre.vn, 12.08.2015).
Câu 1 (1.0 điểm): Nêu chủ đề của đoạn trích trên? 
Câu 2 (1.5 điểm): Theo anh/chị, vì sao “Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh”. 
Câu 3 (1.5 điểm): Khi dùng cụm từ “ma lực của đám đông”, tác giả muốn nói điều gì?
Câu 4 (2.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân” không? Vì sao? 
II. PHẦN LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (4,0 điểm)
	“Một người muốn chỉ huy dàn nhạc phải quay lưng lại với đám đông”(Jam Crook).
	Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (10.0 điểm)
	Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:
“Bài thơ hay làm cho người đọc không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình.” 	
(Theo Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học sư phạm, 2011)
	Từ cảm nhận bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, liên hệ với bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
..... Hết .....
Họ tên thí sinh:................................................... SBD:................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hsg_lien_truong_khoi_thpt_h.docx