Đề thi khảo sát THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề: 001
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc.
B. Sự thất bại của phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến.
C. Ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam.
D. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam.
Câu 2: Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Việt Nam năm 1945?
A. “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (8-1945).
B. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945).
C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945).
D. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
Câu 3: Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam gặp phải khó khăn mới nào?
A. Pháp ngày càng lâm vào tình thế khó khăn, phải nhận viện trợ từ Mĩ.
B. Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.
C. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp được quốc tế hóa.
D. Trung Quốc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18-1-1950).
Câu 4: Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là
A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa thực dân mới. D. giai cấp địa chủ phong kiến.
KỲ THI KHẢO SÁT THPT MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề 001 Câu 1: Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc. B. Sự thất bại của phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến. C. Ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam. D. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam. Câu 2: Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Việt Nam năm 1945? A. “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (8-1945). B. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945). C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945). D. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941). Câu 3: Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam gặp phải khó khăn mới nào? A. Pháp ngày càng lâm vào tình thế khó khăn, phải nhận viện trợ từ Mĩ. B. Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. C. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp được quốc tế hóa. D. Trung Quốc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18-1-1950). Câu 4: Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chế độ phân biệt chủng tộc. C. chủ nghĩa thực dân mới. D. giai cấp địa chủ phong kiến. Câu 5: Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn nào dưới đây? A. Từ năm 1991 đến cuối thế kỉ XX. B. Thập niên 50 – 60 của thế kỉ XX. C. Thập niên 70 – 80 của thế kỉ XX. D. Khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 6: Đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là A. quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú. B. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để. C. lần đầu tiên giai cấp công – nông đoàn kết đấu tranh. D. phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 7: Bản chất các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) là A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới. C. đồng minh chống Cộng. D. khai hóa văn minh. Câu 8. Nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của công cuộc Đổi mới ở nước ta là A. nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước tiến lên. B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. coi trọng giáo dục, khoa học - kĩ thuật là quốc sách hàng đầu. D. nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới. Câu 9. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Mĩ, Anh và Liên Xô. B. Mĩ, Pháp và Liên Xô. C. các nước Đông Âu. D. các nước phương Tây. Câu 10: Sự kiện Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng) tháng 5 năm 1956 chứng tỏ A. miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng. B. cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đã hoàn thành. C. đất nước Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. D. miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Câu 11: Tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ra đời trong thời điểm lịch sử nào? A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-1975). B. Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa I (3-1946). C. Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7-1976). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976). Câu 12. Điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay là A. cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước ở Mĩ Latinh. B. tăng cường sự phụ thuộc vào Mĩ và chỉ mở rộng quan hệ với các nước tư bản. C. mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển khác và các nước đang phát triển. D. chú ý mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các nước Đông Âu. Câu 13: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập dần trở thành thuộc địa của thực dân Pháp? A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Hiệp ước Hác măng (1883). C. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Câu 14: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào dưới đây? A. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất. B. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất. C. Sản xuất – kĩ thuật – khoa học. D. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật. Câu 15: Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc? A. Tòa án Quốc tế. B. Ủy ban châu Âu. C. Hội đồng Bảo an. D. Ban Thư kí. Câu 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là sản phẩm kết hợp của những nhân tố nào? A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào yêu nước, phong trào công nhân. B. Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào công nhân, phong trào yêu nước. C. Phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. D. Chủ nghĩa Mác - Lê nin, phong trào yêu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu 17: Phong trào thi đua của phụ nữ miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là phong trào A. “Sóng duyên hải”. B. “Ba sẵn sàng”. C. “Chắc tay súng, vững tay cày”. D. “Ba đảm đang”. Câu 18: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong thời kì 1919 - 1925 là A. thành lập Hội Phục Việt. B. lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã. C. thành lập Đảng Thanh niên. D. “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”. Câu 19. Từ cuối tháng 3 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam tiến công vào phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với mục đích chủ yếu là A. giành thế chủ động trên chiến trường. B. bao vây, chia cắt, khống chế địch. C. phân tán cao độ lực lượng quân Pháp. D. buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán. Câu 20: Từ sau thất bại nào trong chiến tranh xâm lược Việt Nam buộc Pháp thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). B. Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947). C. Chiến dịch Biên Giới thu đông (1950). D. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954. Câu 21: Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam vì A. buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách. B. lực lượng tham gia đông đảo. C. công nhân đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. D. chủ nghĩa Mác – Lê nin được thực hành trong thực tiễn. Câu 22: Cách mạng tháng Mười Nga (1917) để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cách mạng vô sản thế giới là A. xây dựng lực lượng. B. phương pháp đấu tranh. C. hình thức đấu tranh. D. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu 23: Nhận định nào dưới đây đúng và đầy đủ về ý nghĩa của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986)? A. Chuẩn bị những tiền đề cần thiết để Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới. B. Khắc phục khủng hoảng và đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. C. Mở ra một bước ngoặt trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. D. Tạo tiền đề phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Câu 24: Bài học chủ yếu rút ra từ sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cho cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì? A. Đoàn kết toàn dân đánh giặc. B. Đường lối kháng chiến đúng đắn. C. Cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài. D. Đấu tranh vũ trang kết hợp ngoại giao. Câu 25: Cuộc đấu tranh ngoại giao của nhà Nguyễn (1858-1884) ở Việt Nam có đặc điểm là A. cương quyết giữ độc lập. B. sách lược “hòa để tiến”. C. nhân nhượng có nguyên tắc. D. thương thuyết để chuộc đất. Câu 26: Mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam - Bắc Việt Nam thời kì 1954-1975 là A. độc lập với nhau. B. mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau. C. song song với nhau. D. hợp tác với nhau. Câu 27: Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân (1968) tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam vì A. lần đầu tiên quân dân Miền Nam giành được thế chủ động trên chiến trường Miền Nam. B. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. Mĩ phải thay đổi chiến lược chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam. D. buộc Mĩ phải đàm phán để bàn về kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 28. Nguyễn Ái Quốc rút ra được "muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình" từ sự kiện A. gửi đến hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B. sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa. C. đọc bản sơ thảo về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. D. gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 29. Tháng 5/1945, những tổ chức nào dưới đây hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân? A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội tự vệ Cao Bằng. B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Ba Tơ. C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Vệ quốc quân. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân. Câu 30. Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI? A. Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế. B. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt. C. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai hệ thống xã hội: TBCN và XHCN. D. Tạo điều kiện chính trị ổn định để phát triển kinh tế cho mọi quốc gia, dân tộc. Câu 31: Mâu thuẫn Đông - Tây tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam trong khoảng thời gian nào dưới đây? A. 1946 - 1954. B. 1954-1975. C. 1950 - 1975. D. 1914 - 1918. Câu 32: Năm 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì lí do chủ yếu nào dưới đây ? A. Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn. B. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. C. Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới. D. Phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới. Câu 33: Đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1978 có điểm gì mới so với trước? A. Nền dân chủ nhân dân. B. Con đường xã hội chủ nghĩa. C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. D. Thực hiện cải cách mở cửa. Câu 34: Thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian từ khi A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đến khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh. B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. D. quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật đến khi quân Đồng minh rút khỏi Việt Nam. Câu 35: Đặc điểm nào của tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng là tích cực, phù hợp với yêu cầu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Đánh Pháp giành độc lập dân tộc. B. Lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt trong quân đội Pháp. C. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản dân tộc. D. Hình thức đấu tranh là bạo động vũ trang. Câu 36: Nhận xét nào dưới đây đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam? A. Chỉ nhằm vào mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam. B. Giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam. C. Chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến. D. Giải quyết mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. Câu 37: Thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là khoảng thời gian nào? A. Từ Hội nghị Đảng cộng sản Đông Dương (5-1941) đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh. B. Từ ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh. C. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. D. Từ khi Đức đầu hàng Đồng minh đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Câu 38: Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hiểu là A. sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp. B. Mĩ thành công trong “chiến lược toàn cầu”. C. sự chiến thắng của chủ nghĩa tư bản đối với hệ thống xã hội đối lập. D. bản chất của chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nhân loại. Câu 39: Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật những năm 30 của thế kỉ XX so với sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. dùng sức mạnh kinh tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng. B. trở về với châu Á, tăng cường hợp tác với Đông Nam Á. C. sử dụng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài. D. mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Câu 40: Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là A. đánh chắc, tiến chắc. B. đánh lâu dài. C. vừa đánh, vừa đàm. D. đi nhanh đến, đánh nhanh thắng. ------------------HẾT----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_thpt_mon_lich_su_ma_de_001.doc