Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Thanh Bình 2 - Năm học 2019-2020

Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Thanh Bình 2 - Năm học 2019-2020

Câu 1 (5 điểm):

Những Năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá? Vì sao nói toàn cầu hoá được xem là thời cơ đồng thời lại là thách thức, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển , là một công dân tương lai em làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay?

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích thành lập tổ chức Liên hiệp quốc. Viết tên các tổ chức sau đây:FAO, WTO, WHO, IMF

II. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12 ĐIỂM)

Câu 3 (4điểm):

 Hãy trình bày những nét chính diễn biến và nội dung của hội nghi Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941)? Tại sao năm 1941 Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?

 Câu 4(4 điểm):

 

doc 5 trang phuongtran 4130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Thanh Bình 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Tháp	 ĐỀ THI HỌC KHẢO SÁT SINH GIỎI
Trường THPT Thanh Bình 2	 LỚP 12- MÔN LỊCH SỬ, NH: 2019-2020
TỔ: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ-GDCD	 THỜI GIAN : 120 PHÚT
 --------	 (Không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)
Câu 1 (5 điểm):
Những Năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá? Vì sao nói toàn cầu hoá được xem là thời cơ đồng thời lại là thách thức, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển , là một công dân tương lai em làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay? 
Câu 	2: (3 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích thành lập tổ chức Liên hiệp quốc. Viết tên các tổ chức sau đây:FAO, WTO, WHO, IMF
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12 ĐIỂM)
Câu 3 (4điểm): 
 	Hãy trình bày những nét chính diễn biến và nội dung của hội nghi Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941)? Tại sao năm 1941 Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh? 
 Câu 4(4 điểm):
Trong thời kỳ từ 1945-1954, em hãy cho biết sự kiện lịch sử nào đã hoàn thành cùng lúc hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ để cho ra đời nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó? 
Câu 5(4 điểm):
 	Cho biết nội dung cơ bản của Hiệp định sơ bộ 6-3-1946? Vì Sao Đảng ta lại chủ trương là “nhân nhượng và mềm dẽo” trong vấn đề ngoại giao giai đoạn sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945? Bản thân em học hỏi được gì từ bài học ngoại giao đó trong quan hệ bạn bè và khi bước ra bên ngoài xã hội? 
	 - HẾT-
Họ Tên thí sinh: số báo danh: .
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ-KHỐI 12 
NĂM HỌC 2019-2020
----
STT
CÂU 
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
1
I/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)
a. ..biểu hiện:
-Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế 
-Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia (có khảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu
-Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti những tập đoàn lớn nhất là các công ti khoa học-kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước 
-Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế,thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như IMF,WB,.. 
b. Thời cơ và thách thức:
- Thời cơ:
+ . xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm,..........
+ Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư,kĩ thuật công nghệ , .
-Thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tất yếu của toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế , .
+ Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp,chưa có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới ,
 + Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại
c. - Là công dân tương lai :nhận thấy được xu thế toàn cầu hoá ngày càng trở nên sâu sắc và tác động nhiều đến nước ta.
 -Hiện nay nước ta đang mở cửa nên sự tác động càng sâu sắc hơn vì vậy ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt làm chủ công nghệ vì nó là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế và học tập nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ để nó đem lại hiệu quả cao cho cuộc sống, học tập kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài nhất là các tiến bộ của khoa học-kĩ thuật, luôn luôn rèn luyện để trở thành người có ý chí nghị lực,trở thành người được đào tạo có chất lượng ,
0,25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0,25
0,5
2
2
* Hoàn cảnh ra đời:
- Đầu năm 1945, CTTG II đang vào giai đoạn kết thúc, nhân dân thế giới có nguyện vọng thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình và an ninh trật tự thế giới.
- Tại hội nghị Ianta, ba cường quốc Liên xô, Anh, Mỹ thống nhất thành lập tổ chức Liên hiệp quốc. 
-Từ ngày 24/4 – 26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại San Phranxicô (Mỹ) để thông qua Hiến chương LHQ và thành lập LHQ.
 - Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực. 
* Mục đích : 
 - Là duy trì hòa bình, an ninh thế giới 
 - Phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. 
*Viết tên nguyên: 
FAO: Tổ chức lương thực, nông nghiệp thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
WHO: Tổ chức y tế thế giới
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
3
3
Hãy trình bày những nét chính diễn biến và nội dung của hội nghi Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941) ? Tại sao năm 1941 Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh ?
a. Những nét chính về Hội nghị Trung ương 8 (5-1941)
- 28/1/1941 NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo CM người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 tại Pắc Pó (Cao Bằng) từ 10 à 19/5/1941 với chủ trương: 
+ Khẳng định nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu 
+ Tạm gác khẩu hiệu: Cách mạng ruộng đất,nêu khẩu hiệu giảm tô,giảm thuế,chia lại ruộng công,tiến tới người cày có ruộng.
+Hội nghị chỉ rõ khi đánh đuổi giặc Pháp-Nhật sẽ lập chính phủ nhân dân của nước VNDCCH 
+ Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước VN, Lào, Campuchia. ở Việt Nam là “VN độc lập đồng minh”
+ Xúc tiến công tác chuẩn bị KN vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm..
b. Tại sao năm 1941 Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?
Tại vì:
 	Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba, lúc này thì ở Đông Dương thì mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với bọn phát xít Pháp-Nhật trở thành mâu thuẩn chủ yếu nhất,đặc biệt là từ khi nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức của Pháp – Nhật thì vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương .Trong lúc này thì quyền lợi của các giai cấp đang bị cướp giật, vận mệnh của dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.
	Để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc ở Đông Dương thì cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương .Mỗi nước cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng .Ở Việt Nam mặt trận lấy tên là Việt Nam độc lập Đồng Minh.
	Mặt trận Việt Minh có nhiệm vụ động viên mạnh mẽ hơn nửa tin thần của nhân dân ta trên trận tuyến đấu tranh vì độc lập tự do, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và chính sách triệt để phân hóa kẽ thù, đồng thời có trách nhiệm giúp đở đoàn kết các dân tộc ở Đông Dương. 
Trên thế giới, tình hình có chuyển biến mới sau khi phát xít Đức làm chủ phần lớn lục địa châu Âu, Phát xít Đức tiến hành tấn công Liên xô, vì thế tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã thay đổi, trên thế giới hình thành hai trận tuyến:một bên là lực lượng dân chủ do Liên xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức-Italia-nhật 
 Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc Đông Dương là một bộ phận của mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới.Việt Nam độc lập Đồng Minh đã tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chống đế quốc phát xít Pháp –Nhật giành độc lập dân tộc, đồng thời đứng trong phe đồng minh chống phát xít tích cực góp phần vào sự nghiệp của cách mạng thế giới 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
4
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM 12 ĐIỂM
*CM tháng Tám năm 1945
*Nguyên Nhân:
 - Khách quan: Quân Đồng minh đánh thắng phát xít tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta giành chính quyền.
- Chủ quan: 
 + Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước vì vậy khi Đảng kêu gọi cả dân tộc nhất tề đứng lên.
 + Sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh.
 + Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh, chớp đúng thời cơ.
 + Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng toàn dân quyết tâm cao.
0,75
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
* Ý nghĩa LS:
- Tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của Nhật gần 5 năm, lật nhào chế độ phong kiến.
- Mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng người lao động.
- Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, tạo điều kiện cho những thắng lợi sau này
- Góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
- Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
5
* Nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
 - Chính phủ ta thỏa thuận cho 15000 quân Pháp thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm, còn 20 vạn quân Tưởng phải rút hết về nước.
 - Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo thuận lợi cho cuộc đàm phán ở Paris.
*Vì:
- Vừa giành được chính quyền từ tay phát xít nhật, chính quyền còn non yếu, kinh tế, tài chính, khó khăn
- Chúng ta không đủ lực lượng để bước tiếp cuộc đụng độ bằng vũ lực với kẻ thù
- Có thêm thời gian để chuẩn bị tất cả mọi phương diện để sẳn sàng cho cuộc chiến kế tiếp
- Tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù,..
* Học sinh học từ bài học lịch sử:
- Sống giản dị, chan hòa, cầu tiến
- Gần gũi, biết khiêm tốn, chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh.
- Kiên định lập trường trong mọi tình huống
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt.doc