Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Chi tiết nghệ thuật

1. Một số kiến thức về lí luận

– “Chi tiết nghệ thuật là một bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của mỗi tác phẩm mà nhờ bộ phận này thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới hiện ra một cách cụ thể sinh động”.

– “Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.

– “Mỗi tác phẩm có một hệ thống chi tiết nghệ thuật. Có thể đó là một hệ thống dày đặc như trong tác phẩm truyện hoặc chỉ chấm phá vài nét như trong tác phẩm thơ. Nhờ hệ thống chi tiết này mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ con người đến cảnh vật hiện ra một cách cụ thể, sinh động, đồng thời cũng góp phần soi tỏ ý nghĩa của tác phẩm”.

– “Chi tiết có ý nghĩa rất sâu sắc trong việc cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật. Qua chi tiết, người đọc có thể nhận ra tư tưởng mà nhà văn muốn nhắn gửi”

Đang tải.

– “Sáng tạo chi tiết độc đáo đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn nghiêm ngặt, sao cho cô đọng, hàm súc, ấn tượng, ám ảnh”.

– “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”.

– “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn đầy ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”.

– “Chi tiết có thể rất nhỏ nhưng làm nên nhà văn lớn”.

 

docx 11 trang hoaivy21 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi tiết nghệ thuật
Một số kiến thức về lí luận
– “Chi tiết nghệ thuật là một bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của mỗi tác phẩm mà nhờ bộ phận này thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới hiện ra một cách cụ thể sinh động”.
– “Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.
– “Mỗi tác phẩm có một hệ thống chi tiết nghệ thuật. Có thể đó là một hệ thống dày đặc như trong tác phẩm truyện hoặc chỉ chấm phá vài nét như trong tác phẩm thơ. Nhờ hệ thống chi tiết này mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ con người đến cảnh vật hiện ra một cách cụ thể, sinh động, đồng thời cũng góp phần soi tỏ ý nghĩa của tác phẩm”.
– “Chi tiết có ý nghĩa rất sâu sắc trong việc cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật. Qua chi tiết, người đọc có thể nhận ra tư tưởng mà nhà văn muốn nhắn gửi”
Đang tải...
– “Sáng tạo chi tiết độc đáo đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn nghiêm ngặt, sao cho cô đọng, hàm súc, ấn tượng, ám ảnh”.
– “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”.
– “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn đầy ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”.
– “Chi tiết có thể rất nhỏ nhưng làm nên nhà văn lớn”.
Một số dạng chi tiết cần chú ý
Chi tiết hành động
– Chi tiết chen ngang đoàn xe tang của Xuân Tóc Đỏ.
Đang tải...
– Chi tiết dúi đồng giấy bạc gấp tư vào tay Xuân của ông Phán Mọc Sừng.
Chi tiết lời nói
– Tiếng chửi của Chí Phèo.
Bản quyền bài viết này thuộc về Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
– Tiếng kêu khóc của Vũ Như Tô.
Chi tiết cái chết
– Chí Phèo, Bá Kiến, Lão Hạc.
– Vũ Như Tô, Huấn Cao.
– Lor-ca, Tiểu Thanh.
Chi tiết hình ảnh
– Hình ảnh giọt nước nước mắt A Phủ.
– Hình ảnh giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài.
– Giọt nước mắt của bà cụ Tứ.
– Bát cháo hành của thị Nở.
– Đôi bàn tay của Tnú.
Cách làm bài về chi tiết
– Xác định vị trí của chi tiết trong tác phẩm.
– Tái hiện chi tiết.
– Ý nghĩa chi tiết.
– Vai trò của chi tiết trong tác phẩm.
Đang tải...
– Nhận xét về tài năng chọn lọc và xây dựng chi tiết nghệ thuật của nhà văn.
* Ví dụ minh họa về chi tiết “tiếng chửi của Chí Phèo”
Vị trí chi tiết
– Mở đầu thiên truyện, tạo tiền đề cho hàng loạt những chi tiết sau đó.
– Khơi mào cho một cốt truyện, chi tiết như là một “thắt nút” cho xung đột tác phẩm đẩy đến cao trào sau đó.
-> Cách khai truyện rất có ý đồ nghệ thuật -> lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc ngay chi tiết đầu tiên.
Miêu tả Chí Phèo chửi
– Hắn vừa đi vừa chửi: chân đi lảo đảo, mồm làu bàu chửi -> Chửi trong cơn say và không biết đây là lần thứ bao nhiêu.
– Lúc đầu chửi trời, sau đến chửi đời, rồi chửi cả làng Vũ Đại nhưng không ai chửi lại với hắn.
– Hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn.
Ý nghĩa
– Cứ rượu vào là hắn chửi: chửi với Chí đã trở thành một phản xạ tự nhiên, chửi để vơi đi những ẩn ức chất chứa trong lòng.
– Chửi để có người chửi lại: khát khao, thèm muốn người ta chửi mình. Có như thế Chí còn là một con người và còn được người khác coi mình là người.
– Không ai chửi lại Chí Phèo: Hắn đã bị tẩy chay, không được kết nạp vào xã hội loài người.
-> Chửi với Chí là một “kênh” giao tiếp cuối cùng nhưng cũng không ai đáp lại -> Trong tận cùng tâm can, trong thẳm sâu của tiềm thức, vô thức Chí cô đơn vô cùng.
– Chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn: chửi cái xã hội đã đẻ ra những kẻ biến dạng cả nhân hình và nhân tính và đang quằn quại đau đớn vì bị cự tuyệt quyền làm người.
-> Chửi rất nhiều và vừa chửi vừa hi vọng có người nào đó chửi lại mình nhưng không. Chí uất ức và bế tắc.
-> Trong tiếng chửi có nỗi đau, có hi vọng, có thấp thỏm lo âu, nhưng rồi hoàn toàn tuyệt vọng.
-> Tiếng chửi là toàn bộ bi kịch Chí Phèo.
Vai trò của chi tiết trong tác phẩm
– Giới thiệu chi tiết mà khái quát đầy ẩn ý về nhân vật và tạo đà cho câu chuyện phát triển.
– Là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi sự kiện, tình tiết của tác phẩm.
– Là một hành động thường xuyên, lặp lại của nhân vật thể hiện tình trạng bế tắc của số phận một con người.
– Chí chửi vào khoảng không im lặng, vào thành lũy kiên cố của những thành kiến bất di bất dịch -> Chí chơi vơi giữa cuộc đời: đối diện trực tiếp với nỗi cô đơn và bi kịch.
Nhận xét tài năng miêu tả của Nam Cao
– Là chi tiết rất nhỏ, thoáng qua, tưởng chừng vụn vặt song lại góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
– Miêu tả rất có tình tự: có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Bản thân chi tiết “tiếng chửi” của Chí Phèo đã là một câu chuyện nhỏ lồng vào một câu chuyện lớn. Cách lồng ghép của Nam Cao rất có ẩn ý và nghệ thuật.
– Chi tiết “tiếng chửi” của Chí đã bao quát cả cuộc đời Chí: một đứa con hoang vô thừa nhận, bị đời giày vò, tận cùng đau đớn, rơi sâu vào bi kịch không lối thoát.
– Kết hợp điêu luyện giữa trần thuật và miêu tả, giữa những câu ngắn và câu dài, câu hỏi, câu cảm thán và câu kể. Đặc biệt là sự lồng ghép đan xen và hài hòa giữa câu trần thuật trực tiếp và nửa trực tiếp.
-> Một phát hiện độc đáo và sắc sảo của Nam Cao: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ngay cả từ nhu cầu giao tiếp thông thường.
Xây dựng thành những luận đề
Luận đề 1: Chi tiết giọt nước mắt và nỗi lòng của nhà văn khi miêu tả tiếng khóc qua các tác phẩm truyện.
Lí luận về chi tiết nghệ thuật
– Chi tiết nghệ thuật mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Nhờ các chi tiết nghệ thuật mà các hình tượng hiện lên cụ thể, gợi cảm và sống động.
– Chi tiết nghệ thuật thường được miêu tả chân thực và chính xác, nó có tính tạo hình và góp phần thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật.
– Chi tiết nghệ thuật còn chuyển tải thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi. Chi tiết nghệ thuật vì vậy mà có khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó.
– Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò là vật liệu xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, cũng có nhiều chi tiết thể hiện cả quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
Chi tiết về giọt nước mắt
– Hầu hết những tác phẩm có giá trị nhân đạo đều xuất hiện chi tiết giọt nước mắt. Trong số đó phải kể đến Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
– Nước mắt, trước hết là nỗi niềm của nhân vật và sau đó là những thông điệp của chính nhà văn.
– Chi tiết liên quan đến nước mắt thường gắn liền với xúc động, nỗi đau hay tận cùng tuyệt vọng nên thường có sức ám ảnh lớn.
Những giọt nước mắt của nhân vật và nỗi lòng của nhà văn khi miêu tả tiếng khóc
Chí Phèo
* “Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”
– Cảm động vì lần đầu tiên được người khác cho, lần đầu tiên được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà, lần đầu tiên được đối xử như một con người.
– Nam Cao nhận ra chất người trong bộ dạng quỷ. Nhà văn luôn tìm cách phát hiện ra phần người của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
* “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”
– Quằn quại đau đớn, đỉnh điểm của bi kịch, hoàn toàn tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người.
– Nam Cao chứng minh cho chúng ta thấy con người luôn có khát vọng làm người. Dù bị tha hóa nhưng Chí Phèo luôn nuôi hi vọng được loài người chấp nhận. Nhà văn để cho nhân vật khóc trước khi chết chứng tỏ rằng nhà văn luôn luôn tin ở con người. Những giọt nước mắt và cái chết dữ dội của Chí Phèo ngay trên ngưỡng cửa quay về với xã hội loài người là một phát hiện độc đáo và có tính triết lí rất cao.
=> Giọt nước mắt trong tác phẩm không chỉ là tâm trạng của nhân vật mà còn là tấm lòng nhân đạo của nhà văn, thậm chí còn là quan niệm triết học của Nam Cao về con người.
Đời thừa
* “Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mặt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn”
– Tâm trạng bức bối, khổ đau vì bất lực trước hoàn cảnh. Đó là những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên má thể hiện nỗi đau đớn đến nghẹn ngào uất ức không sao giải tỏa của nhân vật Hộ.
– Nhà văn thấu hiểu nỗi khổ của nhân vật. Nam Cao miêu tả cảnh Hộ khóc thật cảm động, hay nói đúng hơn là nhà văn đang khóc cho nhân vật của mình. Đó chính là biểu hiện của lòng thương mà chúng ta hay goi là nhân đạo.
* “Nước mắt hắn bật ra như nước của một quả chanh mà người ta bóp mạnh”, “Chao ôi! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như không thể ra tiếng khóc”
– Đó là những giọt nước mắt ân hận, xót xa vì anh chợt nhận ra chính mình đã giẫm đạp lên nguyên tắc tình thương do mình đề xướng. Đó là những giọt nước mắt đau đớn đến thấm thía nghẹn ngào.
– Miêu tả Hộ khóc nhà văn đã thanh lọc tâm hồn cho nhân vật, nâng cao nhân cách cho anh, giữ anh lại trước vực thẳm sa ngã. Qua đó Nam Cao cho người đọc thấy rằng nhân vật của mình luôn luôn là một con người đúng nghĩa cho dù rơi vào bất kì hoàn cảnh nghiệt ngã đớn đau nào.
Vợ nhặt
* “Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”
– Tâm trạng tủi hổ của một người mẹ nghèo không cưới vợ nổi cho đứa con trai để nó tự nhặt vợ đem về. Là đàn bà, cũng từng đi lấy chồng và đi làm dâu nhà người nên bà cụ Tứ rất cảm thông cho người vợ nhặt. Nước mắt bà chảy là biểu hiện của lòng thương và sự bao dung.
– Miêu tả bà cụ khóc, Kim Lân như cũng khóc theo những giọt nước mắt kia rơi. Nhà văn đau nỗi đau cùng cộng đồng nhân loại trong nạn đói.
* “Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ – Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”
– Tâm trạng lo sợ gia đình bị diệt vong vì nạn đói nhưng cũng đủ tỉnh táo quay mặt để không khí gia đình sau đêm tân hôn con trai bớt phần bi đát.
– Cách miêu tả tiếng khóc không thành lời thật nhân văn. Qua chi tiết mà giá trị hiện thực, sức tố cáo và giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện sâu sắc.
Vợ chồng A Phủ
* “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt của A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại”
* “Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần Mị khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ”
– Đây là chi tiết hiếm hoi liên quan trực tiếp đến tâm trạng của nhân vật. A Phủ là kiểu nhân vật hành động. Nhà văn chủ yếu khắc hoạ nhân vật qua các hoạt động và lời nói. A Phủ là con người mãnh mẽ chưa biết khóc bao giờ. Trong hoàn cảnh này, nước mắt A Phủ chảy xuống tức là anh đã không còn hi vọng gì, có lẽ đến nước này anh đã nghĩ tới chuyện xấu nhất có thể xảy ra. Đó là giọt nước mắt khi nghĩ đến cái chết.
– Giọt nước mắt của Mị đã chảy trong quá khứ giờ vẫn còn nóng hổi khi gặp giọt nước mắt của A Phủ. Tâm trạng của Mị qua chi tiết vì thế mà đan xen nhiều cung bậc và phức tạp hơn. Đó không chỉ là nỗi đau của riêng mình mà còn là sự cảm thông với nỗi đau của những người có cảnh ngộ giống mình. Giọt nước mắt và những dòng độc thoại nội tâm kia cho thấy Mị không còn là con rùa nữa, Mị đã hồi sinh sức sống. Chính nó đã giải thoát cho Mị và cho A Phủ.
=> Hai chi tiết trên được miêu tả trong sự tương đồng về tình tiết. Nó là một mắt xích quan trọng để câu chuyện phát triển liền mạch đến một cái kết có hậu. Cái kết như cổ tích ấy chứa chan tình thương và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
Chiếc thuyền ngoài xa
* “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
– Phác, con ơi!
 Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”
– Khi bị đánh người đàn bà hàng chài không hề kêu khóc, bỏ chạy hay đánh trả. Chỉ khi phát hiện có con trai và người đàn ông lạ mặt chứng kiến cảnh mình bị đánh người đàn bà bỗng dưng khóc nức nở, nghẹn ngào. Nước mắt kìm nén lâu nay bây giờ trào ra, nó là cả nỗi đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn. Thể xác bầm dập thâm tím vì nạn bạo hành của chồng, tâm hồn tổn thương, cảm thấy xấu hổ và nhục nhã vì bị người khác phát hiện mình bị đọa đày. Nó còn là nỗi đau đớn và nỗi lo sợ cho thằng Phác, sợ tổn thương tâm hồn con trẻ và sợ con trẻ làm điều dại dột với bố.
-> Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nói lên bao nhiêu điều thầm kín của một người vợ, một người mẹ.
– Với nhân vật người đàn bà hàng chài và với chi tiết đắt giá nêu trên nhà văn Nguyễn Minh Châu thật sự đã đào sâu vào hiện thực cuộc sống đời thường với bao khuất tất. Đó là dấu hiệu đổi mới bút pháp, đổi mới cách nhìn cuộc sống của một nhà văn tiên phong.
-> Nhìn thấy bản chất thật đằng sau hiện tượng, phát hiện ra tấm lòng của người đàn bà hàng chài là một biểu hiện của cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Minh Châu.
Đánh giá chung
– Mỗi tác phẩm khác nhau và những nhà văn khác nhau có cách nhìn nhận và miêu tả nước mắt không giống nhau nhưng điểm gặp gỡ chung là miêu tả nước mắt để khắc họa tâm trạng nhân vật. Nước mắt nhìn chung là nỗi đau không thốt được nên lời, nước mắt rơi thay bao nhiêu lời muốn nói cho cả nhân vật và nhà văn. Nước mắt trong hầu hết các tác phẩm thường là bi kịch tinh thần, là những thương tổn bên trong tâm hồn, là trạng thái cùng quẫn, bế tắc.
– Miêu tả nước mắt của các nhân vật, nhà văn đã thể hiện tấm lòng cảm thông, yêu thương, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người. Qua những giọt nước mắt các tác giả đã phần nào phơi bày hiện thực xã hội và gửi gắm tư tưởng nhân đạo
Luận đề 2: Chi tiết cái chết và nỗi niềm tác giả khi đề cập đến cái chết trong một số tác phẩm thơ và truyện.
Lí luận về chi tiết nghệ thuật
– Chi tiết nghệ thuật mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Có thể đó là một hệ thống dày đặc như trong tác phẩm truyện hay chỉ chấm phá vài nét như trong tác phẩm thơ. Nhờ chi tiết mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ con người đến cảnh vật hiện ra một cách cụ thể và sinh động, đồng thời góp phần soi tỏ ý nghĩa tác phẩm.
– Chi tiết nghệ thuật thường được miêu tả chân thực và chính xác, nó có tính tạo hình và góp phần thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật.
– Chi tiết nghệ thuật còn chuyển tải thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi. Chi tiết nghệ thuật vì vậy mà có khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó.
– Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò là vật liệu xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, cũng có nhiều chi tiết thể hiện cả quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
Chi tiết về cái chết
– Thường xuất hiện trong tác phẩm lấy nguồn cảm hứng từ hiện thực: cuộc sống, xã hội, thời đại lịch sử. Đó thường là những sự kiện, bối cảnh rất chân thực.
– Cái chết đánh dấu sự kết thúc cuộc đời của một con người. Trong tác phẩm văn học, con người có thể chết vì nhiều lí do khác nhau, nhưng đó không phải là những cái chết sinh học mà là những cái chết mang ý nghĩa phản ánh xã hội, thời đại sâu sắc.
– Chi tiết cái chết gắn liền với mất mát, đau thương, tận cùng bi kịch, chấm dứt số phận một kiếp người bởi nhiều nguyên do khách quan, chủ quan khác nhau nên tạo sức ám ảnh lớn trong lòng người đọc.
– Thông qua chi tiết cái chết, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh số phận nhân vật mà còn gửi gắm thông điệp nhân sinh cùng tư tưởng nhân đạo nhân văn cao cả của mình.
Những cái chết trong tác phẩm và nỗi niềm của nhà văn
Độc Tiểu Thanh kí
– Cái chết của nàng Tiểu Thanh, một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bất hạnh: Sống kiếp vợ lẽ trong thói đời cay nghiệt, ra đi khi xuân xanh chớm nở trong nỗi cô đơn, quạnh quẽ.
– Qua đó, người đọc nhận ra nỗi lòng Nguyễn Du:
+ Tấm lòng thương cảm, xót xa, nuối tiếc trước cái chết oan nghiệt của người con gái tài hoa.
+ Sự đồng vọng, mối đồng cảm, tương giao giữa hai người tri âm, tri kỉ xuyên thế hệ, không gian địa lí và thời gian lịch sử: thiếu nữ tài sắc – người nghệ sĩ tài hoa. Cả hai đều rơi vào bi lịch, đeo vào mình một số phận bất hạnh do chính xã hội đương thời đưa đến.
+ Không dừng lại ở tiếng nói tri âm giữa những tâm hồn đồng điệu, Nguyễn Du bày tỏ mối nghi ngại, ngờ vực đồng thời gửi gắm thông điệp, bày tỏ nguyện vọng kiếm tìm những tấm lòng tri kỉ ở mai sau:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
=> Cái chết không chỉ là một cột mốc đánh dấu chấm dứt bi kịch của người con gái tài sắc mà còn là tấm lòng nhân đạo của nhà văn; cái chết phản ánh hiện thực xã hội xấu xa, đồi bại bóp nghẹt quyền sống con người. Hơn thế, cái chết góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của nhà thơ, giúp tác giả kí thác điều thầm kín đến những những bạn đọc sáng tạo, những độc giả tri âm sau này. Qua cái chết, Nguyễn Du muốn tìm tri âm xuyên thế kỉ như ông đã từng tri âm với nàng Tiểu Thanh.
2. Đàn ghi ta của Lor-ca
– Cái chết “kinh hoàng”, đầy ám ảnh của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lor-ca trên mặt trận tư tưởng, cách tân nghệ thuật; đấu tranh vì tự do, dân chủ chống chế độ độc tài Tây Ban Nha.
– Cái chết của Lor-ca được tái hiện qua một “rừng biểu tượng” từ những kí hiệu mang tính chất dự báo cho số phận mong manh như “tiếng đàn bọt nước” đến những kí hiệu tương giao cảm giác của thơ tượng trưng như “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” diễn tả một cái chết dữ dội, tức tưởi, nghẹn ngào.
– Từ đó, Thanh Thảo nhắn nhủ:
+ Nỗi xót xa, đau đớn sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, nghệ sĩ thiên tài Tây Ban Nha.
+ Khẳng định tài năng, sự bất tử của hình tượng lor-ca trong lòng công chúng yêu nghệ thuật và yêu tự do, dân chủ. Đồng thời tác giả khẳng định giá trị bền vững, sức sống mạnh mẽ của tiếng đàn Lor-ca.
+ Tác giả tỏ rõ sự bất bình đối với bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội thời đại bấy giờ: Chế độ độc tài Tây Ban Nha bạo tàn, độc ác. Từ đó tạo cho tác phẩm sức tố cáo gay gắt các thế lực hắc ám đã hủy diệt nghệ thuật và những tư tưởng tiến bộ vì nhân loại.
-> Cái chết của Lor-ca hiện lên dưới ngòi bút, tấm lòng tri âm, tri kỉ của một tâm hồn đồng điệu, mến phục, ngưỡng mộ tài năng Lor-ca -> Chính điều đó khẳng định sức sống mãnh liệt của hình tượng Lor-ca cùng với cây đàn, một cuộc đời, một số phận tuy đau thương nhưng vĩ đại. Cái chết ám ảnh, day dứt mãi trong lòng người đọc.
Tây Tiến
– Nếu cái chết của nàng Tiểu Thanh và người nghệ sĩ Lor-ca được tái hiện qua sự đồng vọng, tri âm xuyên thế hệ, xuyên biên giới, vượt thời gian, lấy chất liệu từ lịch sử xã hội và văn học xứ lạ phương xa thì cái chết của người lính Tây Tiến phản ánh chân thực một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc Việt Nam – cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Cái chết của người lính Tây Tiến được tái hiện qua những hồi ức dữ dội, những kỉ niệm không thể nào quên của một người trong cuộc có nhiều sự từng trải như Quang Dũng.
 Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
-> Địa bàn hành quân hiểm trở, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và sự thiếu thốn lương thực, thuốc men, lại bị sốt rét rừng hoành hành, người lính Tây Tiến kiệt sức và chết. Đó là hiện thực khó khăn, gian khổ.
-> Cái chết không gây cảm giác bi thương, sầu lụy vì cái chết đã được bình thường hóa như một trạm dừng chân. Hơn thế, tác giả còn nâng lên thành một cái chết đẹp: chết trong hàng ngũ, bên đồng chí đồng đội, gắn với quân trang quân dụng. Người lính đã vắt kiệt sức lực của mình trước khi gục lên súng mũ bỏ quên đời.
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
-> Cái chết thật nhẹ nhàng thanh thản. Xem như một sự trở về lòng đất mẹ sau khi trả xong nợ nước.
-> Qua lăng kính lãng mạn, cảm hứng hào hùng, bút pháp tài hoa của một người trong cuộc, cái chết đem chôn vội bên đường trong manh chiếu trở thành “áo bào” đưa anh về đất thật uy nghiêm tráng lệ. Tô đậm vẻ đẹp bi tráng của người lính: một cái chết bi hùng.
– Cái chết đã đưa anh về đất nhưng cái hồn vía bay lên thành một tượng đài bất tử, đó là lòng yêu nước nồng nàn, là ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, là trách nhiệm công dân đối với tổ quốc, là khí thế hào hùng của một thời đã qua.
Lão Hạc
– Cái chết đầy đau đớn vật vã, dữ dội và rùng rợn do quá bế tắc, cùng quẫn, không còn lối thoát: “Lão Hạc vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long song sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão chết thật dữ dội”.
– Cái chết tô đậm bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam, ở nông thôn, trước Cách mạng tháng Tám: cuộc sống của người nông dân cứ ngày càng ngột ngạt đến nghẹt thở và phải chết trong đau đớn tận cùng.
– Nam Cao khẳng định tâm hồn trong sáng, tấm lòng trong sạch, nhân cách cao đẹp của Lão Hạc. Lão chết vì muốn bảo vệ thiên lương của mình, vì tương lai của con trai và vì hàng xóm láng giềng.
Chí Phèo
– Cái chết đau đớn, dữ dội và đầy ám ảnh: “giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra”.
– Chính bọn cường hào ác bá ở nông thôn mà tiêu biểu là cha con Bá Kiến đã tước quyền tự do làm người của anh nông dân Chí Phèo: dùng thủ đoạn xảo quyệt đẩy Chí đi tù. Nhà tù thực dân tiếp tay địa chủ làm thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo, đẩy anh vào con đường tha hóa, lưu manh hóa để không còn cơ hội hoàn lương mà phải chết đau đớn vì bị cự tuyệt quyền làm người. Cái chết tuy có phần manh động, liều lĩnh, tự phát nhưng không phải là cái chết của một kẻ lưu manh mà là cái chết của một con người tội lỗi trên ngưỡng cửa quay về với cuộc đời lương thiện. Giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm toát lên từ đó.
– Cái chết cho thấy quan niệm mang tính triết lí của Nam Cao về con người: nhận ra chất người trong bộ dạng quỷ. Đó là niềm tin bất diệt vào bản tính tốt đẹp của con người.
– Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến đặt dấu chấm hết cho hai con người trong một mâu thuẫn có tên giai cấp. Đó là câu chuyện mang tính tất yếu của quy luật “tức nước vỡ bờ”, của triết lí nhân quả.
Đánh giá chung
– Mỗi tác phẩm khác nhau và những nhà văn khác nhau có cách nhìn nhận và miêu tả cái chết không giống nhau nhưng điểm gặp gỡ chung là miêu tả cái chết như là một kết quả tất yếu của câu chuyện kể. Đó là dấu chấm hết của một cuộc đời cũng là kết quả của một quá trình tâm trạng đau khổ, bế tắc.
– Cái chết nhìn chung là nỗi đau thương mất mát, có chăng khác là ở cách thể hiện, sắc thái biểu cảm và thông điệp mà nhà văn nhắn gửi. Cái chết chấm hết cuộc đời nhân vật nhưng tư tưởng mà cái chết chuyển tải có khi bất tử.
– Miêu tả cái chết của các nhân vật, nhà văn thể hiện mối tri âm hay đồng cảm với cuộc đời nhân vật. Đằng sau cái chết bao giờ cũng là nỗi lòng của người viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van.docx