Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Nước cứng

Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Nước cứng

Kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài học

Vai trò của nước đối với đời sống, sản xuất

Sự tạo thành cặn dưới đáy ấm đun nước

Ống dẫn nước bị tắt do tạo một lớp CaCO3 bám bên trong ống

Với những nguồn nước khác nhau, khả năng tạo bọt của xà phòng cũng khác nhau

 

doc 7 trang Phước Dung 26/10/2024 101
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Nước cứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM DỰ THI
CHỦ ĐỀ MÔN HỌC
I. Tên chủ đề: Bài giảng NƯỚC CỨNG
II. Lý do chọn chủ đề: 
 Trong cuộc sống, có rất nhiều hiện tượng trong tự nhiên không khỏi làm cho chúng ta có những thắc mắc, thậm chí muốn tìm tòi, khám phá. Ví dụ như tại sao khi đun nước trong ấm lâu ngày thì dưới đáy ấm lại có một lớp chất rắn màu trắng, để rửa sạch lớp cặn này dùng nước không rửa được, vậy ta phải làm gì để rửa sạch lớp cặn đó? Hạy tại sao khi bắn pháo hoa lại thấy sáng rất nhiều màu sắc khác nhau, vậy trong pháo hoa có thể chứa loại hợp chất nào? Hay tại sao có thể dùng phèn chua để làm trong nước đục? Hay tại sao trong các hang động núi đá vôi (như động Phong nha ) có sự tạo thành thạch nhũ rất đẹp và nhiều câu hỏi tại sao khác nữa. Kiến thức về Hóa học có thể giúp chúng ta giải thích các vấn đề trong thực tiễn mà các môn khoa học khác không giải thích được. Kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm sẽ giúp chúng ta giải thích được các hiện tượng trên. Mặt khác, tự học là một trong những yếu tố giúp học sinh đạt được kết quả cao trong học tập. Bên cạnh việc thiết kế các tài liệu tự học dưới dạng bài tập chuyên đề, thì việc thiết kế bài giảng E learning cũng rất cần thiết. Vì thế tôi đã thiết kế bài giảng “Nước cứng”. Thông qua nội dung bài giảng này chắc hẳn chúng ta chưa thể giải thích hết các hiện tượng trên, nhưng nó cũng có thể giúp chúng ta giải thích được tại sao khi đun nước trong ấm lâu ngày thì dưới đáy ấm lại có một lớp chất rắn màu trắng, để rửa sạch lớp cặn này dùng nước không rửa được, vậy ta phải làm gì để rửa sạch lớp cặn đó? Và nhiều vấn đề khác nữa.
III. Mục tiêu trong chủ đề:
 1. Kiến thức:
	HS biết: 
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước cứng.
- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
- Sự biến đổi tính chất của các chất trong môi trường tự nhiên (Sự bào mòn núi đá vôi, sự tạo thành cặn đáy ấm, nồi hơi )
	2. Kĩ năng:
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về các kiến thức có liên quan
	- Viết các phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn 
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng
	 3. Thái độ: 
	- Giáo dục học sinh đức tính cẩn thận và thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, thông qua tiết học HS yêu thích môn học hơn .
	- Tích cực vận dụng kiến thức về hợp chất của kim loại kiềm thổ để giải thích các hiện tượng và giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn
- Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt của con người và tác động của con người tới môi trường
4. Các năng lực khác:
Thông qua bài học này, học sinh phát triển được các năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, tính toán.
IV. Nội dung:
Slide
Nội dung
Mục tiêu
Ghi chú
1
Hình ảnh trường THPT Nguyễn Trãi

Giới thiệu thông tin cá nhân
Giới thiệu tên bài giảng – Môn học

2-7
Câu hỏi tương tác ( 3 câu hỏi): Học sinh được trả lời tối đa 1 lần / 1 câu hỏi
Kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài học

8
Clip : Nước – Cội nguồn của sự sống

Vai trò của nước đối với đời sống, sản xuất

9
Hình ảnh: Cắt ngang phần đáy của ấm đun nước

Sự tạo thành cặn dưới đáy ấm đun nước

10
Hình ảnh: Ống dẫn nước

Ống dẫn nước bị tắt do tạo một lớp CaCO3 bám bên trong ống

11
Hình ảnh: Khả năng tạo bọt của xà phòng trong những nguồn nước khác nhau

Với những nguồn nước khác nhau, khả năng tạo bọt của xà phòng cũng khác nhau

12
Giới thiệu bài
Đặt vấn đề vào bài

13
Hình ảnh: Nước sạch

Vai trò của nước sạch trong đời sống của con người

14
Clip: Mô phỏng về sự hòa tan của đá vôi

Giải thích nguyên nhân vì sao nguồn nước sinh hoạt có tính cứng

15-16
Bảng phân loại độ cứng của nước
- Phân loại độ cứng của nước
- Khái niệm về nước cứng

17-18
Clip: Tác hại của nước cứng đối với sinh hoạt của con người

Thông tin về một số tác hại của nước cứng đối với đời sống của con người

19
Clip: Tính năng tẩy rửa của xà phòng

Học sinh biết được tính năng tẩy rửa của xà phòng, từ đó biết được tại sao nước cứng lại làm giảm tính năng tẩy rửa của xà phòng

20
Clip: Nước cứng làm giảm tính năng tẩy rửa của xà phòng

Học sinh biết được tại sao nước cứng lại làm giảm tính năng tẩy rửa của xà phòng

21
Chốt kiến thức về tác hại của nước cứng


22-27
Câu hỏi tương tác (Gồm 5 câu hỏi): Học sinh được trả lời tối đa 3 lần / 1 câu hỏi
Thông qua các câu hỏi tương tác rút ra kết luận chung về cách làm mềm nước

28
Clip: Dùng dung dịch Na2CO3 làm mềm nước cứng

Thí nghiệm kiểm chứng về việc sử dụng một số chất để làm mềm nước cứng, trong đó có dung dịch Na2CO3

29
Chốt kiến thức về cách làm mềm nước cứng


30-31
Clip và hình ảnh minh họa về việc sử dụng phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng

Biết được phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng

32
Chốt kiến thức về cách nhận biết ion canxi và magie


33-43
Câu hỏi tương tác (Gồm 10 câu hỏi):
Học sinh được trả lời tối đa 1 lần / 1 câu hỏi
Bài tập kiểm tra nhận thức sau tiết học

44
Clip: Thực trạng nguồn nước hiện nay

Học sinh biết được thực trạng nguồn nước hiện nay và nguyên nhân

45
Hình ảnh: Môi trường sống an toàn 

Thông điệp “Hãy chung tay bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước, là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”

46

Kết thúc nội dung bài học

47

Tài liệu tham khảo


V. Lời cam đoan: 
 - Ý tưởng bài giảng này hoàn toàn do tôi tự nghĩ ra
 - Thiết kế bài giảng: Hoàn toàn do tôi tự thiết kế, không sao chép từ bất cứ một bài giảng nào.
 - Một số đoạn clip như: phim khoa học về vai trò của nước đối với sự sống, tính năng tẩy rửa của xà phòng, nước cứng làm mất tính năng tẩy rửa của xà phòng, thí nghiệm dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm nước cứng tôi dowload từ youtube.
 Tôi xin cam đoan những điều đã trình bày ở trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
VI. Tài liệu tham khảo:
 - Sách giáo khoa Hóa học 12 – Chương trình chuẩn
 - Sách giáo viên Hóa học 12 – Chương trình chuẩn
 - Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học 12 của Nhà xuất bản giáo dục
 - Tham khảo kho bài giảng E-learning của trang Web “Bài giảng bạch kim”
 - Clip sử dụng trong bài giảng :
+ Tầm quan trọng của nước : 
+ Ô nhiễm nước (thực trạng): 
+ Kiểm tra nước cứng, nước mềm:
+ Nước cứng và tác hại : 
+ Cách làm mềm nước : 
 + Quy trình làm sạch vết bẩn của xà phòng
+ Xà phòng và nước cứng
 - Sử dụng các phần mềm:
	+ Adobe Presenter 10
	+ Format factory
	+ Sound recorder
 Ngọc Hồi, ngày 22 tháng 10 năm 2016
	Người viết
	Đặng Thị Vĩnh Thụy

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_hoa_hoc_lop_12_nuoc_cung.doc
  • docTRANGBIA.doc