Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích 8 câu thơ đầu của đoạn một trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích 8 câu thơ đầu của đoạn một trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch, làm nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. Bài thơ Tây Tiến của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ và đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng man, anh hùng bi tráng trước thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, mỹ lệ ở Tây Bắc và con người Tây Bắc hào hoa đậm nghĩa tình. Song để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc hơn cả có lẽ là đoạn thơ sau:

docx 3 trang phuongtran 23980
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích 8 câu thơ đầu của đoạn một trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích 8 câu thơ đầu của đoạn một trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch, làm nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. Bài thơ Tây Tiến của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ và đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng man, anh hùng bi tráng trước thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, mỹ lệ ở Tây Bắc và con người Tây Bắc hào hoa đậm nghĩa tình. Song để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc hơn cả có lẽ là đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
 .
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 do chính Quang Dũng làm đại đội trưởng có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp. Rừng núi Tây Bắc và vùng Thượng Lào là địa bàn đóng quân, là vùng hoạt động rộng lớn hoang sơ núi rừng hiểm trở khắc nghiệt. Thành phần tham gia chủ yếu là học sinh sinh viên Hà Nội. Tuy họ chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng vẫn lạc quan, chiến đấu dũng cảm với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đến năm 1948 thì cuộc chiến tranh kết thúc. Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ nên ông đã sáng tác bài thơ này. Lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi lại thành”Tây Tiến” in trong tập “Mây đầu ô”
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ mênh mang da diết với hai dòng thơ đầu mang cảm xúc chủ đạo bao quát toàn bài:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Đối tượng đầu tiên của nỗi nhớ là con “Sông Mã”, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. “Sông Mã” không đơn thuần là một con sông mà nó đã trở thành một hình ảnh hiện hữu, một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi buồn. được mất. Đối tượng thứ hai là nhớ mảnh đất “Tây Tiến”, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt chinh chiến một thời, đó cũng là người thân của tác giả. Nỗi nhớ ấy được bật lên thành ba tiếng gọi tha thiết ”Tây Tiến ơi!” gợi lên bao nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Nó như một tiếng khẽ lay gọi tâm hồn, gọi đoàn quân Tây Tiến một cách thân thương và trìu mến. Đối tượng thứ ba của nỗi nhớ đó là nhớ về “rừng núi”, địa bàn hoạt động với bao khó khăn, gian nguy vất vả nhưng cũng thật thơ mộng, trữ tình, lãng mạn. Vì gắn bó yêu thương, cùng vào sinh ra tử, “nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, vả lại, nay đã “xa rồi” nên mới có nỗi nhớ da diết như thế. Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần như khắc sâu thêm vào nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi” cùng với cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: “chơi vơi” là từ láy diễn tả trạng thái lơ lửng, trơ trọi, không vững khi con người lạc vào không gian rộng lớn. “nhớ chơi vơi” có thể hiểu là Quang Dũng đang chìm vào thế giới hoài niệm đầy những kí ức về Tây Bắc, về đoàn quân Tây Tiến. Những kỉ niệm vui buồn, gian khổ, êm đềm cứ ùa về trong ông khiến cho ông cảm thấy choáng ngợp, cảm xúc dâng trào mãnh liệt. Chỉ với hai câu thơ nhưng đã đủ để khắc hoạ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nó mở ra một không gian đầy những kỉ niệm trong cuộc đời người lính.
Sáu dòng thơ tiếp theo là nỗi nhớ về con đường hành quân khó khăn gắn với cảnh vật và con người Tây Bắc nhưng trước hết là hai câu thơ thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng vẫn hùng vĩ tráng lệ:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Tác giả đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu, heo hút của núi rừng Tây Bắc. Những bản mường xa lạ như Sài Khao, Mường Lát được nhắc đến vừa gợi thương nhớ vừa gợi về vùng đất xa xôi hẻo lánh. Các chi tiết “sương lấp”, “đêm hơi” gợi tả đoàn binh Tây Tiến hành quân trong thời tiết khắc nghiệt, sương mù dày đặc trong màn đêm hơi núi, gió rét căm căm như muốn che lấp cả “đoàn quân mỏi” đến nỗi không nhìn rõ mặt nhau. Chữ “mỏi” hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh đoàn quân rã rời, mệt mỏi. “đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì Tổ quốc đã làm cho những tri thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng cũng rất tài tình khi đưa hình ảnh “sương” vào đây để khắc hoạ rõ hơn sự khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Trái lại, hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” lại mang vẻ đẹp lãng mạn. “Hoa về” nghĩa là hoa nở, “đêm hơi” là đêm sương. Mùi thơm của hương hoa ngan ngát khắp núi rừng Tây Bắc tăng thêm cái không khí lãng mạn, hấp dẫn, đầy quyến rũ. Có thể hiểu người lính hành quân trong gian khổ nhưng tâm hồn lúc nào cũng lạc quan yêu đời làm bạn với hoa rừng, sương núi.
Thiên nhiên càng hùng vĩ dữ dội bao nhiêu thì những nẻo đường hành quân càng hiểm trở, nguy hiểm bấy nhiêu qua hai câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Dưới ngòi bút của Quang Dũng, con đường hành quân mở ra với biết bao khó khăn gian khổ. Điệp từ “dốc” miêu tả núi trùng điệp với dốc cao vực thẳm, có cồn mây như chạm vào bầu trời, đường đi quanh co uốn khúc, gập ghềnh cheo leo. Sử dụng các từ lấy tượng hình “khúc khuỷu” (quanh co khó đi), “thăm thẳm” (diễn tả độ cao, độ sâu), “heo hút” (xa cách cuộc sống con người), đây là những từ láy toàn vần trắc nên diễn tả một cách đắc địa sự hiểm trở, nguy hiểm của đèo dốc, đồng thời gợi tả sự gian truân của người lính ở chiến trường miền Tây. Có thể hình dung người lính Tây Tiến vừa leo lên được đỉnh dốc đã mệt mỏi lắm rồi lại phải đổ xuống một con dốc khác và cứ thế cuộc chuyển quân kéo dài với dốc cao vực thẳm. Hình ảnh nhân hoá “súng ngửi trời” vừa gợi tả độ cao ngất trời của những đỉnh núi quanh năm bao phủ mây mù, vừa là cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch, mang tâm hồn lạc quan, yêu đời, ý chí “Đèo cao thì mặc đèo cao / Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo” của những người lính trẻ trong gian khổ. Tầm vóc của họ thật lớn lao, họ mang hào khí vinh quang của người dũng sĩ Bình Nguyên đời nhà Trần (Hào khí Đông A).
Có những ngọn núi lên cao ngàn thước, dốc xuống cũng ngàn thước:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Điệp ngữ “ngàn thước”, nghệ thuật đối lập “lên cao- xuống” cùng nhịp thơ 4/3 làm cho câu thơ như bẻ đôi ra để diễn tả dốc núi sừng sững như mái nhà chọc trời, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. một độ cao đến chóng mặt và nguy hiểm. cuộc sống hành quân tuy vất vả hi sinh nhưng họ không hề nản chí.
Sau những câu thơ toàn thanh trắc giọng thơ gắt, dồn nén gợi hơi thở mệt nhọc của những người lính khi leo núi thì giờ đây nhà thơ hạ bút viết một câu thơ toàn thanh bằng có nhạc điệu nhẹ nhàng, lâng lâng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Bản Pha Luông sầm uất của đồng bào Thái cao 1880m. Đoàn chiến sĩ hành quân trong không gian mịt mù sương rừng, mưa núi. Quang Dũng cùng đồng đội sau một chặng đường dài hành quân mệt nhọc đã dừng chân để ngồi nghỉ giữa lưng đèo, đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của núi rừng và qua làn mưa rừng thấy thấp thoáng những ngôi nhà đang bồng bềnh trôi giữa biển “xa khơi” nhưng lại khiến người lính ấm lòng bởi đó cũng là những nóc nhà dân các anh đang ra sức bảo vệ. Bức tranh mang cái lãng mạn của núi rừng miền Tây, vừa có cái dữ dội hiểm nguy nhưng lại có cái trữ tình đáng nhớ. Hai chữ “nhà ai” cất lên như một tiếng khẽ gọi, nhiều man mác, bâng khuâng trước cảnh vật miền đất lạ, hữu tình nên thơ.
Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hoà giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy tạo hình, cách sử dụng thanh trắc, điệp từ, nhân hoá, đối lập, tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu giá trị.
Tóm lại, tám câu thơ trên thuộc đoạn đầu bài Tây Tiến, một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất viết về người lính trong chín năm khánh chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, thơ mộng được phác hoạ bằng những nét vẽ gân guốc, chắc khoẻ kết hợp với bút pháp lãng mạn, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh ”. Qua đó ngợi ca phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước, giàu lòng hi sinh của những người chiến sĩ cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_12_phan_tich_8_cau_tho_dau_cua_doan_m.docx