Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 16, Bài 17: Hô hấp ở động vật
Tiết 16 - Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được hô hấp.
- Phân tích được đặc điểm của bề mặt trao đổi khí phù hợp với chức năng hô hấp của động vật.
- Phân biệt được 4 hình thức hô hấp ở động vật.
- Nêu được chiều hướng tiến hóa về cấu tạo của bề mặt trao đổi khí ở các nhóm động vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện ý thức tự học, nghiêm túc trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 16, Bài 17: Hô hấp ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/10/2021 Ngày dạy:28/10/2021 Tiết 16 - Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: Kiến thức: - Định nghĩa được hô hấp. - Phân tích được đặc điểm của bề mặt trao đổi khí phù hợp với chức năng hô hấp của động vật. - Phân biệt được 4 hình thức hô hấp ở động vật. - Nêu được chiều hướng tiến hóa về cấu tạo của bề mặt trao đổi khí ở các nhóm động vật. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện ý thức tự học, nghiêm túc trong học tập. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. - Biết cách vệ sinh hệ hô hấp và phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp ở người. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK. - Máy chiếu. - PHT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. IV. TRỌNG TÂM - Hô hấp ngoài: Trao đổi khí với môi trường bên ngoài theo cơ chế khuếch tán ® cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp tế bào ra ngoài. Ở động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu: + Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể (động vật đơn bào, đa bào bậc thấp): Động vật đơn bào: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào. Động vật đa bào bậc thấp: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể. + Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí (côn trùng ): Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng. + Trao đổi khí bằng mang (cá, tôm ): Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. Dòng nước đi qua mang nhờ đóng mở của miệng, nắp mang và diềm nắp mang. Dòng nước cháy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch ® tăng hiệu quả trao đổi khí. + Trao đổi khí bằng phổi (chim, thú ): Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có thêm nhiều ống khí. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang. Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư). Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và thở ra. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tiêu hóa và có mấy hình thức tiêu hoá, đó là những hình thức nào? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Sự khác biệt về trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Hô hấp là gì? TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Đánh dấu x vào ô trống cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Bề mặt trao đổi khí. TT1 : - GV chia lớp thành 6 nhóm - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1 ghép nội dung phù hợp vào bảng. Đặc điểm bề mặt trao đổi khí Tác dụng 1.Bề mặt trao đổi khí rộng 2.Bề mặt mỏng và ẩm ướt 3.Bề mặt có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp 4.Có sự lưu thông khí TT3 : GV cử 3 nhóm lên bảng trình bày kết quả phiếu HT, 3 nhóm còn lại nhận xét. TT4 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3: Các hình thức hô hấp. TT1 : - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III, quan sát hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK. - GV chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 1,2 và 3 làm nội dung 1,2,3 trong phiếu HT ; Nhóm 4,5,6 làm nội dung 4 trong phiếu HT. - PHT Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện 1.Hô hấp qua bề mặt cơ thể 2.Hô hấp bằng hệ thống ống khí 3.Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi TT3 : GV cử 2 nhóm lên trình bày phiếu HT, các nhóm khác quan sát nhận xét. TT4 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK hoàn thành phiếu học tập số 1. TT2 : HS nghiên cứu SGK → hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi. I. Hô hấp là gì? - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. II. Bề mặt trao đổi khí: Bề mặt trao đổi khí: Là bộ phận cho O2 khuếch tán từ môi trường ngoài khuyếch tán vào trong tế bào hoặc máu và cho CO2 khuyếch tán từ tế bào hoặc máu ra ngoài. - Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : + Diện tích bề mặt lớn. + Mỏng và luôn ẩm ướt. + Có rất nhiều mao mạch. + Có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí. III. Các hình thức hô hấp: 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể: - Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể. 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: - Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. 3. Hô hấp bằng mang: - Cấu tạo : + Gồm cung mang và các phiến mang. + Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc. - Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là : + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang. + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. 4. Hô hấp bằng phổi: - Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi. không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí. - Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. 4. Luyện tập – Vận dụng: Câu 1: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp( ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp nào? Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Hô hấp bằng phổi. Câu 2: Vì sao lưỡng cư sống được ở nước và ở cạn? A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi truờng trên phong phú. B. Vì da luôn cần ẩm ướt. C. Vì chi có màng vừa bơi vừa nhảy được trên cạn D. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi. Câu 3: Phổi của thú có hiệu quả TĐK hiệu quả hơn ở phổi của lưỡng cư và bò sát là do: A.Phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B.Phổi thú có cấu trúc lớn hơn. C.Phổi thú có khói lượng lớn hơn. D.Vì phổi thú có nhiều phế nang ,diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. Câu 4: Vì sao chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất? Nhờ có hệ thống túi khí B. nhờ không khí giàu oxi C. Nhờ Phổi chim có nhiều phế nang D. Nhờ chim bay trên cao Câu 5: Những động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? Châu chấu, cào cào, dế B. Chấu chấu, dế, ếch C. Cào cào, ếch, thằn lằn D. Dế, cào cào, thỏ 5. TÌM TÒI MỞ RỘNG - Đọc trước bài 18 Tuần hoàn máu - Chuẩn bị: - Vẽ cấu tạo hệ tuần hoàn vào giấy A0 - Tìm hiểu về hệ tuần hoàn và chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày kí duyệt giáo án: Người kí duyệt giáo án:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_16_bai_17_ho_hap_o_dong_vat.docx