Giáo án Sinh học Lớp 12 - Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Nguyễn Thị Thu Hằng

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được khái niệm và lấy ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.

- Học sinh mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.

- Học sinh trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ cho các mối quan hệ đó.

2. Kĩ năng

- Quan sát phân tích thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức.

- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn từ đó có ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

3. Thái độ

- Áp dụng những điều được học vào trong cuộc sống.

- Xây dựng niềm tin vào khoa học về công tác tạo giống.

- Giáo dục cho học sinh thấy rằng trong trồng trọt người ta thường trồng xen canh, trồng theo các đường đồng mức để tiết kiệm đất sử dụng triệt để nguồn năng lượng của các bậc dinh dưỡng, nguồn thức ăn . Trong chăn nuôi thủy sản, người ta chọn những thành phần nuôi phù hợp.

 

doc 21 trang Phước Dung 26/10/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
--------------------------------------
Bài giảng:
QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XẪ
Môn Sinh học, lớp 12
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Email: Nguyenthithuhang.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn
Điện thoại di động: 0988207257
Trường THPT Văn Quán
Xã Văn Quán, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 10/2016
PHẦN I: THIẾT KẾ GIÁO ÁN (KỊCH BẢN)
Tiết 42: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm và lấy ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.
- Học sinh mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.
- Học sinh trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ cho các mối quan hệ đó.
2. Kĩ năng
- Quan sát phân tích thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn từ đó có ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
3. Thái độ
- Áp dụng những điều được học vào trong cuộc sống.
- Xây dựng niềm tin vào khoa học về công tác tạo giống.
- Giáo dục cho học sinh thấy rằng trong trồng trọt người ta thường trồng xen canh, trồng theo các đường đồng mức để tiết kiệm đất sử dụng triệt để nguồn năng lượng của các bậc dinh dưỡng, nguồn thức ăn . Trong chăn nuôi thủy sản, người ta chọn những thành phần nuôi phù hợp.
II. Phương pháp, phương tiện 
1. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số tranh ảnh về mối quan hệ giữa các loài.
3. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
Lớp
12A1
12A3
Ngày dạy


Sĩ số


2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bằng 3 câu hỏi trắc nghiệm.
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: Các em thân mến, như các em đã biết quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể thuộc cùng 1 loài, các cá thể trong quần thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nhưng có bao giờ các em tự hỏi trong tự nhiên các quần thể có tồn tại độc lập hay không? Tại sao người ta thường nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao? Tại sao lại trồng nhiều loài cây trồng trong một khu rừng? Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Cơ sở sinh thái học của việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học? Để tìm hiểu điều đó cô và các em cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay: Chương II. Quần xã sinh vật
Tiết 42: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Quan sát 1 góc rừng mưa nhiệt đới và trả lời câu hỏi:
+ Có những quần thể nào đang sinh sống?
+ Mối quan hệ giữa chúng là gì?
- Quan sát 1 ao em có thể cho cô biết trong một cái ao tự nhiên thì có thể có những sinh vật nào sinh sống và mối quan hệ giữa chúng là gì?
- Quan sát trên một vùng chúng ta thấy có nhiều quần thể thuộc các loài sinh vật khác nhau cùng sống chung với nhau, không có loài nào sống biệt lập với các loài khác.
Như vậy các quần thể tác động qua lại với nhau tạo thành một tổ chức sống tương đối ổn định được goi là quần xã sinh vật. Vậy quần xã sinh vật là gì?
- GV phân tích sơ đồ về thành phần cấu trúc của quần xã sinh vật.
- GV bổ sung: Tên gọi của quần xã có thể theo các cách khác nhau.
- Gọi theo địa điểm phân bố: quần xã biển, quần xã đồi, 
- Gọi theo tên thành phần thực vật chiếm ưu thế: quần xã rừng thông, quần xã sinh vật đất, 
- Gọi theo tên dạng sống: Quần xã dây leo,..
- Mở rộng: Dấu hiệu để phân biệt quần xã với quần thể sinh vật là gì?
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ So sánh số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể trong từng loài của 2 quần xã trên?	
+ Nếu quần xã có thành phần loài phong phú thì ta nói quần xã đó như thế nào?
- GV lấy ví dụ: Trong một ao nuôi cá có nhiều loài cá như cá mè, cá trắm, cá chép,...trong đó cá mè là loài có số lượng nhiều hơn hẳn được gọi là loài ưu thế hay Đối với quần xã ở cạn thì quần thể thực vật có hạt là quần thể ưu thế, vì: là sinh vật tự dưỡng; là nguồn thức ăn cho đa số các loài động vật khác; làm chỗ cho nhiều loài động vật, có ảnh hưởng lớn đến khí hậu môi trường. Vậy loài ưu thế là gì?
- GV lấy ví dụ: Cá cóc là loài đặc trưng chỉ có rừng nhiệt đới Tam Đảo, Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u minh, Cây cọ có rất nhiều ở vùng đồi Phú Thọ.
Cây cọ, cá cóc, cây tràm được gọi là loài đặc trưng. Vậy loài đặc trưng là gì?
- Nhận xét gì về sự phân bố của các loài cây trong H40.2?
- GV thông báo: Ngoài ra còn có phân bố theo chiều ngang. Em hãy lấy ví dụ về sự phân bố này? 
- Trong không gian của quần xã các cá thể phân bố như thế nào?
- GV hỏi: Nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã?
* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã vận dụng các đặc trưng của quần xã như thế nào và mang lại lợi nhuận như thế nào?
(+ Khi nuôi cá người dân thường thả nhiều loài cá khác nhau trong cùng 1 ao.
+ Xây dựng được các vùng sản xuất đặc trưng với những cây trồng và con giống có giá trị như: bưởi Đoan Hùng, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên,...)
- GV khái quát về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- GV phân tích ví dụ minh học cho từng mối quan hệ hỗ trợ sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của từng mối quan hệ hỗ trợ.
- GV: Sau khi học xong các mối quan hệ hỗ trợ, em hãy rút ra đặc điểm chung của mối quan hệ hỗ trợ là gi?
- GV bổ sung: Quan hệ hỗ trợ gồm có 3 dạng: cộng sinh, hợp tác, hội sinh. Các em nhớ ý chính của từng mối quan hệ: Cộng sinh là 2 bên cùng có lợi và nhất thiết cần thiết cho cả 2. Hợp tác: 2 bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết còn hội sinh thì 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. 
- GV phân tích ví dụ minh học cho từng mối quan hệ cạnh tranh sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của từng mối quan hệ cạnh tranh.
- GV: Sau khi học xong các mối quan hệ cạnh tranh, em hãy rút ra đặc điểm chung của mối quan hệ cạnh tranh là gi?
- GV đặt vấn đề: Trong mối quan hệ đối kháng thì mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi đặc biệt có vai trò quan trọng trong tiến hóa và thiết lập nên trạng thái cân bằng trong thế giới sinh vật. Chúng ta sẽ hiểu rõ phần này qua mục 2. Hiện tượng khống chế sinh học
- GV phân tích ví dụ, yêu cầu HS rút ra khái niệm thế nào là hiện tượng khống chế sinh học?
* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã vận dụng khống chế sinh học như thế nào? Ý nghĩa của khống chế sinh học trong tự nhiên và trong sản xuất?
- GV: Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật.

I. Khái niệm quần xã sinh vật
- VD: Ao cá, rừng cây ...
 Là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
Thành phần loài trong quần xã bao gồm:
- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: 
+ Là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của QXSV. 
+ Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
- Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh.
+ Loài đặc trưng: Loài ưu thế tiêu biểu nhất hoặc loài chỉ có ở một quần xã nào đó.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: Các cá thể phân bố thành từng tầng: từ cao xuống thấp.
VD: Các tầng cây trong rừng.
- Phân bố theo chiều ngang: Các cá thể phân bố ở vùng ven bờ, ngập nước, ngoài khơi.
- Nguyên nhân: Nhân tố sinh thái phân bố không đồng đều
 - Ý nghĩa: 
+ Tăng khả năng sử dụng nguồn sống, giảm nhẹ cạnh tranh
+ Con người chủ động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái
* Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
- Đặc điểm chung: 
Trong mối quan hệ hỗ trợ này các loài đều hỗ trợ nhau trong quá trình sống. Các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
* Quan hệ cạnh tranh: Cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của 1 loài bị khống chế ở mức độ nhất định, không tăng hoặc giảm do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
- Ý nghĩa: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất và đời sống.
4. Củng cố bài học
Câu 1: Mối và động vật nguyên sinh sống trong ruột mối thuộc mối quan hệ nào?
A. Hợp tác đơn giản.
B. Cộng sinh. 
C. Kí sinh. 
D. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 2: Nối phương án ở cột 2 với phương án ở cột 1 sao cho đúng nhất.
Cột 1
Cột 2
Hải quỳ - tôm kí cư.
Vật ăn thịt – con mồi.
Cừu – thỏ.
Hội sinh.
Rắn – chuột.
Cạnh tranh.
Trâu rừng – chim sáo.
Hợp tác.
Phong lan – thân cây gỗ.
Cộng sinh.
Câu 3: Quần xã sinh vật có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại thì có ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp, chuyên hóa hơn. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 4: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, mối quan hệ nào thuộc dạng quan hệ hợp tác?
A. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn.
B. Sâu bọ sống nhờ trong các tổ kiến, mối.
C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn.
D. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu.
Câu 5: Trong số các hình ảnh sau, hình ảnh nào thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các sinh vật?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài mới theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Khái niệm diễn thế sinh thái.
+ Mô tả các giai đoạn của một loại diễn thế (tự lấy ví dụ)
+ Lập bảng phân biệt diễn thế nguyên sinh và thứ sinh.
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến diễn thế.
+ Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu các loại diễn thế.
PHẦN II: THUYẾT MINH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG (TRÌNH CHIẾU)
TT
Nội dung các hoạt động (các slide)
Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội
Đa phương tiện
Tài nguyên
(tác giả,
bản quyền)
1

Lời giới thiệu
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
2

Video giới thiệu nội dung bài học.
Sử dụng video
Nguồn: Tác giả
3

Kiểm tra bài cũ, học sinh nắm được đặc trưng về mật độ cá thể của quần thể.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
4

Kiểm tra bài cũ, học sinh nắm được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.

Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
5

Kiểm tra bài cũ, học sinh nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể.

Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
6

- Giới thiệu nội dung bài học

Nguồn: Internet
7

Học sinh nắm được mục tiêu về kiến thức của bài học.


8

- Học sinh nắm được mục tiêu về kĩ năng của bài học.
- Hình ảnh động về tim người.

9

- Học sinh nắm được mục tiêu về thái độ của bài học.


10

Giáo viên giới thiệu khái quát các đặc trưng cơ bản của QXSV.


11

- Kiến thức: Học sinh kể tên được các quần thể sinh vật có trong hình và nêu được mối quan hệ giữa chúng.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet
12

- Kiến thức: Kể tên được các quần thể sinh vật có trong ao cá tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng.
- Kĩ năng: Phân tích tranh hình để phát hiện kiến thức.
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet
13

- Kiến thức: 
+ Nêu được khái niệm quần xã sinh vật.
+ Chỉ ra được điểm khác biệt cơ bản giữa quần thể và quần xã sinh vật.
- Kĩ năng: 
+ Vận dụng kiến thức vào liên hệ thức tế.

Sử dụng bản đồ tư duy.

Nguồn: Tác giả.
14

- Kiến thức: Phân tích được thành phần cấu trúc của quần xã sinh vật.
- Kĩ năng: Quan sát, liên hệ thực tiễn
Hình ảnh về sơ đồ thành phần cấu trúc của quần xã sinh vật.
Hình: Internet
15

- Kiến thức: Nắm được các cách gọi tên quần xã sinh vật.
- Kĩ năng: Dựa vào lí thuyết gọi tên quần xã sinh vật theo các cách khác nhau.

Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
16

- Học sinh nắm được khái quát các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
Sử dụng video, âm thanh.
Nguồn: Tác giả
17

- Kiến thức: Nắm được đặc trưng về số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài.
- Kĩ năng: Liên hệ kiến thức vào thực tế.


18
 
- Kĩ năng: So sánh được số lượng loài và số lượng cá thể trong từng loài của quần xã sa mạc và quần xã rừng mưa nhiệt đới từ đó rút ra kết luận.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Tranh ảnh: Quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã sa mạc.
Nguồn: Internet.
19

- Kiến thức: Học sinh nêu được đặc trưng về số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.


20

- Kiến thức: Học sinh nêu được đặc trưng về loài ưu thế.
- Kĩ năng: Quan sát hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: Sự chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
Nguồn: Internet.
21

- Kiến thức: Học sinh nắm được 1 số ví dụ về loài đặc trưng.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
22

- Kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm loài đặc trưng.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan.


23

- Kiến thức: Nêu được sự phân bố theo chiều thẳng đứng.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: Các tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới. 
Nguồn: Internet.
24

- Kiến thức: Nêu được sự phân bố theo chiều thẳng đứng ở đại dương.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: Sự phân tầng ở đại dương.
Nguồn: Internet.
25

- Kiến thức: Nêu được sự phân bố theo chiều thẳng đứng ở ao nuôi cá.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: Quần xã ao, hồ.
Nguồn: Internet.
26

- Kiến thức: Nêu được sự phân bố theo chiều ngang trên mặt đất.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: 
Nguồn: Internet.
27

- Kiến thức: Nêu được sự phân bố theo chiều ngang ở quần xã sinh vật biển.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: Quần xã sinh vật biển.
Nguồn: Internet.
28

- Kiến thức: Học sinh nêu được nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân bố cá thể.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.


29

- Kiến thức: Học sinh nắm được khái quát về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Sử dụng sơ đồ tư duy
Nguồn: Tác giả.
30

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan hệ cộng sinh.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
31

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan hệ hợp tác.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
32

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan hệ hội sinh.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
33

Học sinh nêu được đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ.


34

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan cạnh tranh.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
35

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan hệ kí sinh.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
36

- Thông tin về thảm họa Thủy triều đỏ.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
37

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan hệ ức chế cảm nhiễm, sự phát hiện ra penicilin.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
38

- Kiến thức: Học sinh nắm đặc điểm của quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
39

- Học sinh nêu được đặc điểm chung của các mối quan hệ đối kháng.


40

- Kiến thức: Phân tích được ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Tranh ảnh.
Nguồn: Internet.
41

- Kiến thức: Nêu được khái niệm hiện tượng khống chế sinh học.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.


42

- Kiến thức: Nêu được ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong nông nghiệp.
- Kĩ năng: Liên hệ thực tế.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
43

- Phân biệt được quần thể và quần xã sinh vật.


44

- Kiến thức: Học sinh nắm được mối quan hệ sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
45

- Kiến thức: Học sinh nắm được các mối quan hệ sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
46

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức về ổ sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
47

- Kiến thức: Học sinh nắm được mối quan hệ sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
48

- Kiến thức: Học sinh nắm được các mối quan hệ sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
49

- Tổng kết điểm.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
50

Hướng dẫn về nhà
Sử dụng âm thanh
Nguồn: Internet.
51

Lời cảm ơn
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet.
52

Tài liệu tham khảo
Sử dụng âm thanh
Nguồn: Internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_quan_xa_sinh_vat_va_mot_so_dac_trung.doc