Giáo án Sinh học Lớp 12 - Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật - Nguyễn Thị Kim Anh
1. Kiến thức:
* Môn Sinh học:
- Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa.
- Giải thích được được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể, nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh trạng thái cân bằng.
- Hiểu được cách quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể.
* Môn Địa lí:
- Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tính chu kì của ngày đêm, chu kì tuần trăng, chu kì mùa, chu kì nhiều năm.
* Môn Toán:
- Hiểu và vận dụng vào thực tế được công thức tính số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt trạng thái cân bằng.
* Môn Lịch sử:
- Biết được hậu quả tổn thất về người của chiến tranh Thế giới.
* Môn GDCD:
- Từ kiến thức cơ bản về biến động số lượng cá thể của quần thể giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai, yêu chuộng hòa bình.
* Môn Văn:
- Biết được một số câu ca dao, tục ngữ hay và dễ thuộc nói về hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể được ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi.
- Giáo dục tình yêu thương đồng loại, cảm thông chia sẻ trước những hi sinh, mất mát được tái hiện trong tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình, phân tích thông tin, số liệu để thu nhận kiến thức.
- Vận dụng kiến thức thực tế.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn.
3. Thái độ:
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
- Yêu thích các môn học, thấy được sự liên hệ và bổ sung cho nhau của các môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Sáng tạo, tư duy, ngôn ngữ, tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: Các năng lực sinh học, năng lực toán học, lịch sử, năng lực nghiên cứu.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-learning năm học 2016-2017 -------- Bài giảng: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Chương trình Sinh học, lớp 12 CB Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Kim Anh Khúc Minh Thu Đô Thị Vân Anh Email: nguyenthikimanh.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn Trường THPT Triệu Thái - Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Tháng 10 năm 2016 LỜI NGỎ Hòa chung với xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và toàn câu hóa, giáo dục là một ngành hết sức quan trọng cần có những bước tiến để thích nghi với nhu cầu xã hội. Phụ nữ lại là một phần đông trong ngành (khoảng 80%), phụ nữ đã và đang phấn đấu “ giỏi việc trường, đảm việc nhà” nên trong thời đại ngày nay với nhiều thách thức, gánh nặng của chị em ngày càng tăng. Để xây dựng một xã hội tiến tới bình đẳng giới, một xã hội học tập thì chị em trong ngành lại càng phải không ngừng phấn đấu. Nhận thức được vai trò chủ chốt , tầm quan trọng của nữ cán bộ giáo viên, dướ sự chỉ đạo kịp thời của ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành- Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam, Sở GD và ĐT tỉnh Vĩnh phúc triển khai cuộc thi “ Nữ giáo viên sáng tạo năm 2014”. Trường THPT Triệu Thái dù còn non trẻ về cả số năm xây dựng lẫn đội ngũ nữ giáo viên, song chúng tôi rất hào hứng tham gia cuộc thi hướng tới sự học tập tiến bộ và phát triển của ngành. Sinh học là một trong những môn học có hàm lượng kiến thức khó ở bậc trung học và đại học đào tạo chuyên Sinh. Môn học này có vai trò rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về Sinh học, về công nghệ Sinh học, y học phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như góp phần phát triển nhân cách giúp cho thế hệ công dân tương lai có ý thức về vai trò của Sinh học trong đời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại. Sinh học là một khoa học thực nghiệm, liên hệ mật thiết với cuộc sống, khi dạy và học môn Sinh học ở nhà trường đòi hỏi bài giảng phải sống động, gần gũi, chân thực. Chính vì vậy, để nâng cao tính hiệu quả, chất lượng của phương pháp dạy Sinh học ở nhà trường, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh, bên cạnh việc dạy và học theo phương pháp truyền thống phải đi kèm với việc mở rộng các hình thức dạy học, cải tiến, bổ sung các phương tiện dạy học; trong đó, việc sử dụng bài giảng điện tử (thông qua phần mềm PowerPoint) đóng vai trò rất quan trọng và thiết thực. Bài giảng điện tử E-Learning (sử dụng PowerPoint kết hợp Adobe Presenter) là phương thức hữu hiệu để giảng dạy Sinh học ở trường THPT, thông qua việc đưa ra những câu hỏi có kèm hình ảnh hoặc phim minh họa giúp học sinh dễ nắm bắt vấn đề hoặc đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho học sinh, tổ chức các hình thức học tập mới, có tính tương tác cao... Từ đó nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, hiện đại, lấy người học làm trung tâm, tăng cường tính tự học, học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Từ ý nghĩa của việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc giảng dạy môn Sinh học ở trên, hưởng ứng cuộc thi “Thiết kế bài giảng E-learning năm học 2016-2017” do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tác giả đã lựa chọn bài “BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT” thuộc chương trình Sinh học 12 – Ban cơ bản- làm chủ đề thiết kế của mình, qua đó muốn truyền tải những kiến thức thực tiễn về quần thể sih vật–ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy Sinh học ở trường THPT. I. Mục đích Hướng tới mục đích chung của cuộc thi, góp phần tôn vinh tinh thần sáng tạo của phụ nữ, nâng cao hiệu quả giáo dục. Trau dồi kiến thức tin học cho bản thân và đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH để tăng hiệu quả dạy học. Đưa dần giáo dục Việt Nam hội nhập thế giới qua Internet. Khai thác ưu điểm của bài giảng trực tuyến E-learning, giúp các bạn đồng nghiệp tham khảo và đặc biệt là các em học sinh có thể dễ dàng nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi. Kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học đòi hỏi cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành. II. Phương pháp thực hiện 1. Phương pháp so sánh - đối chiếu Tôi dạy bài này ở nhiều lớp khác nhau với phương pháp truyền thống và PP sử dụng E-learning, sau đó đối chiếu về thời gian dạy, kết quả học, hứng thú của học sinh và nhận thấy dạy học trực tuyến ở bài BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (SH 12) hiệu quả vượt trội so với dạy học truyền thống. 2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá hứng thú học tập của học sinh với bài giảng E-learning. 3. Phương pháp thuyết trình GV giảng giải, thuyết minh trong quá trình dạy học truyền thống và bài giảng trực tuyến. 4. Phương pháp trực quan Sử dụng các hình ảnh minh họa để gây hứng thú học tập, khai thác nội dung bài hoặc củng cố nội dung bài. 5. Phương pháp kiểm tra đánh giá Sử dụng PP kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan để khảo sát kết quả ở các lớp dạy học theo PP truyền thống và bằng bài giảng trực tuyến từ đó rút ra kết luận về ưu điểm của bài giảng trực tuyến. III. Phương tiện Sách giáo khoa, Sách giáo viên Sinh học 12, giáo án. Máy tính có webcam kết nối Internet có cài đặt phần mềm hỗ trợ: Microsof Office 2010, Adobe presenter 10.0, Quick time, Proshow Gold, Xilisoft Video Cutter, Snagit, Total Video Converter. IV. Nội dung Phần 1. Thiết kế giáo án dạy học truyền thống BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * Môn Sinh học: - Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa. - Giải thích được được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể, nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh trạng thái cân bằng. - Hiểu được cách quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể. * Môn Địa lí: - Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tính chu kì của ngày đêm, chu kì tuần trăng, chu kì mùa, chu kì nhiều năm. * Môn Toán: - Hiểu và vận dụng vào thực tế được công thức tính số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt trạng thái cân bằng. * Môn Lịch sử: - Biết được hậu quả tổn thất về người của chiến tranh Thế giới. * Môn GDCD: - Từ kiến thức cơ bản về biến động số lượng cá thể của quần thể giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai, yêu chuộng hòa bình. * Môn Văn: - Biết được một số câu ca dao, tục ngữ hay và dễ thuộc nói về hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể được ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi. - Giáo dục tình yêu thương đồng loại, cảm thông chia sẻ trước những hi sinh, mất mát được tái hiện trong tác phẩm văn học. 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh hình, phân tích thông tin, số liệu để thu nhận kiến thức. - Vận dụng kiến thức thực tế. - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn. 3. Thái độ: - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể. - Yêu thích các môn học, thấy được sự liên hệ và bổ sung cho nhau của các môn học. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Sáng tạo, tư duy, ngôn ngữ, tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Năng lực riêng: Các năng lực sinh học, năng lực toán học, lịch sử, năng lực nghiên cứu. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Phương tiện: a. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị: + Máy chiếu + PHT - Học liệu: + SGK, SGV Sinh học 12 nâng cao và cơ bản. + Tài liệu sinh học 12 chuyên sâu - tập 2. - Phần mềm Powerpoint. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, ôn bài cũ, chuẩn bị bài. 2. Phương pháp: - Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận. - Thuyết trình - giảng giải. - Quan sát – tìm tòi. - Nêu và giải quyết vấn đề. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức : Ngày dạy Tiết Lớp HS vắng 12A4 12A5 12A6 2. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: - Quần thể có mấy đặc trưng cơ bản? - Khái niệm kích thước quần thể sinh vật. - Kích thước quần thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu biến động số lượng cá thể. - GV: Đưa ra 2 ví dụ VD1: Ếch sinh sản vào mùa mưa làm số lượng cá thể tăng. VD2: Cháy rừng làm sinh vật rừng giảm số lượng. - GV phân tích ví dụ để hình thành khái niệm biến động số lượng cá thể và các loại biến động số lượng cá thê. - GV: Có những hiện tượng tự nhiên nào lặp đi lặp lại theo chu kì? Lấy ví dụ minh họa về sự biến động số lượng cá thể tương ứng? * GV giảng giải, bổ sung - Tích hợp môn Địa lí: + Địa lí 10 - bài 5: Do Trái Đất có hình cầu quanh quanh mặt trời và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm à Nhiều loài sinh vật hoạt động và có sự biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. VD: Tảo tăng nhiều vào ban ngày vì có ánh sáng để quang hợp, giảm về ban đêm. - Địa lí 10 – Bài 16: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời gây ra hiện tượng thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. Đặc điểm: + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp), thủy triều lớn nhất (triều cường - ngày 1 không trăng và 15 trăng tròn). + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch), thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết). VD: Rươi đẻ rộ nhất vào ngày pha trăng khuyết: ngoài rằm tháng 9 và cuối tháng 10 Âm lịch. - Tích hợp VHDG: Dân gian có câu “Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5” để chỉ thời gian thu hoạch rươi lớn nhất trong năm. Nhiều món ăn chế biến từ rươi, khi đi xa làm con người vùng bản xứ có cái nhớ quay quắt về hương vị của nó, còn người nào đã từng ăn dù chỉ một lần sẽ không thể nào quên. - Địa lí 10 – Bài 16:+ Ở Bắc bán cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo. + Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương. Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa. VD: Biến động số lượng cá cơm ở bờ biển Pê ru do có dòng nước nóng 7-10 năm đi qua một lần . - GV liên hệ thực tế : Hãy nêu ứng dụng dựa trên hiểu biết về biến động số lượng cá thể theo chu kì của quần thể vào sản xuất và đời sống? - HS trao đổi và trả lời: giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng thời vụ để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất để có năng suất cao. Đồng thời chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. - GV phân tích biến động số lượng thỏ khi bị bệnh u nhầy ở Ustralia à Thế nào là biến động không theo chu kì? Lấy ví dụ? - HS: Trả lời. - GV: Giảng giải và chuẩn hóa kiến thức. - GV hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ về sự tăng giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể do cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, chiến tranh, bệnh dịch để từ đó xây dụng thái độ đúng đắn cho HS về tình yêu hòa bình, thái độ sống tích cực, ý thức bảo vệ môi trường sống tốt hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. - GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng 39 – SGK bằng câu hỏi nối. - HS nêu được nguyên nhân gây biến động trong các ví dụ rất nhanh do phần I. GV hướng dẫn tìm hiểu, phân tích kĩ nội dung. à Nguyên nhân chính gây biến động số lượng cá thể của quần thể và đặc điểm của nó? - HS: Kết hợp SGK trả lời. - GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. - GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK cho biết quần thể điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách nào? - HS: Trả lời - GV yêu cầu HS phân tích sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong các điều kiện môi trường thuận lợi hoặc không thuận lợi. - HS: Trả lời. - GV: Giảng và chuẩn hóa kiến thức. - GV: phân tích sơ đồ hình 39.3 và cho biết thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể? Vì sao quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể về mức cân bằng? - HS: Trả lời. - GV: Giảng và chuẩn hóa kiến thức. * GV tích hợp BVMT: - HS xem video clip về chặt phá rừng và lũ lụt ở Miền Trung, các hình ảnh về môi trường để từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS. I. Biến động số lượng cá thể - Là sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể. - Gồm 2 loại: Biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì. 1. Biến động theo chu kì: Là những biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Gồm: - Chu kì ngày đêm. - Chu kì mùa. - Chu kì tuần trăng - hoạt động cuả thủy triều. - Chu kì nhiều năm. 2. Biến động không theo chu kì - Là số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. - Ví dụ: HS tự lấy. II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể: - Do những thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh (khí hậu, thổ nhưỡng, ) - Đặc điểm: + Là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể. + Ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. - Do những thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể (cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, ). - Đặc điểm: Là nhân tố phụ thuộc mật độ của quần thể. 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: - Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi (số lượng cá thể thấp): quần thể tăng mức sinh, giảm tử vong, nhập cư tăngà số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh. - Trong điều kiện môi trường sống không thuận lợi (số lượng cá thể cao): quần thể giảm mức sinh, tử vong tăng, xuất cư tăngà số lượng cá thể của quần thể giảm xuống. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể: * Khái niệm: Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường). 4. Củng cố: GV dùng sơ đồ để củng cố nội dung bài học. HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Yếu tố quan trọng nhất trong việc điều hòa số lượng cá thể của quần thể là: Mức sinh sản, mức tử vong. (x) Di cư, nhập cư. Dịch bệnh. Sự cố bất thường. Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể? Do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh, hữu sinh hoặc do tác động của con người. Do sự thay đổi có tính chu kì hoặc bất thường của điều kiện môi trường. Câu 3: Để duy trì và phát triển các loài cây rừng, biện pháp nào sau đây là tốt nhất? Không khai thác. Trồng nhiều hơn khai thác. Trồng và khai thác theo kế hoạch. (x) Cải tạo rừng. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà : Ôn tập và đọc trước bài mới. Phần 2. Thiết kế giáo án E-learning( thuyết trình dựa trên giáo án truyền thống) TT Nội dung các hoạt động (các slide) Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội Đa phương tiện Tài nguyên (tác giả, bản quyền) 1 - Giới thiệu bài được học Dùng Adode presenter Nguồn: hình Internet 2 Video giới thiệu Dùng Adode presenter Video tự quay 3 Kiểm tra bài cũ Dùng Adobe Presenter 4 Kiểm tra bài cũ Dùng Adobe Presenter 5 Kiểm tra bài cũ Dùng Adobe Presenter 6 Mở bài Dùng Adobe Presenter 7 Giới thiệu nội dung bài Dùng Adobe Presenter 8 Nêu mục tiêu cần đạt Dùng Adobe Presenter 9 - Kĩ năng: phân tích tranh hình, tư duy logic. - Kiến thức: hiểu được khái niệm biến động số lượng cá thể và biết được có 2 dạng biến động theo chu kì. Dùng Adobe Presenter Nguồn: hình Internet 10 - Kĩ năng: phân tích, tổng hợp. - Kiến thức: hiểu được khái niệmbiến động theo chu kì. Dùng Adobe Presenter Nguồn: hình Internet 11 - Kiến thức: Biết được có 4 kiểu biến động theo chu kì. Dùng Adobe Presenter 12 - Kiến thức: Học sinh biết thêm các ví dụ về chu kì ngày đêm. Dùng Adobe Presenter, tranh hình về các sinh vật phù du. Hình: Internet. 13 Kĩ năng: quan sát Kiến thức: biết về hoạt động thủy triều, chu kì tuần trăng. Dùng Adobe Presenter Tranh hình về chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều. Hình: Internet 14 - Kĩ năng: quan sát - Kiến thức: nhận biết được loài rươi - sinh vật biến động số lượng theo hoạt động của thủy triều. Dùng Adobe Presenter Hình ảnh loài rươi. Hình: Internet - Kỹ năng: quan sát. - Kiến thức: biết được một số loài biến động số lượng theo chu kì mùa. Dùng Adobe Presenter Hình ảnh côn trùng, muỗi. Hình: Internet 15 - Kiến thức: biết được một số loài biến động số lượng theo chu kì mùa. Dùng Adobe Presenter Hình ảnh côn trùng và muỗi. Hình: Internet 16 - Kiến thức: biết được một số loài biến động số lượng theo chu kì nhiều năm. Dùng Adobe Presenter Hình ảnh cáo và chuột lemus. Hình: Internet 17 - Kỹ năng: quan sát, phân tích sơ đồ. Phân tích tranh hình để HS thấy được mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể. - Kiến thức: biết được một số loài biến động số lượng theo chu kì nhiều năm. Dùng Adobe Presenter Hình ảnh thỏ và linh miêu. Hình: Internet 18 - Phân tích sơ đồ thấy sự biến động số lượng cá thể bất thường của quần thể thỏ. Dùng Adobe Presenter - Đồ thị biến động số lượng thỏ . Hình: Internet 19 - Kiến thức: Hiểu được khái niệm biến động không theo chu kì. - Kỹ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. Dùng Adobe Presenter -Các hình ảnh về các hiện tượng thời tiết bất thường. Hình: Internet 20 Kĩ năng: Làm bài trắc nghiệm, tư duy logic để nêu được khái niệm biến động số lượng không theo chu kì. 21 Kĩ năng: Làm bài trắc nghiệm, tư duy logic để nêu được ví dụ về biến động số lượng không theo chu kì. 22 - Kỹ năng: tổng hợp, khái quát hóa. - Kiến thức: Hiểu được khái niệm biến động không theo chu kì và lấy ví dụ minh họa. Dùng Adobe Presenter 23 - Kiến thức: Liên hệ thực tế, giáo dục tình yêu hòa bình cho HS. Dùng Adobe Presenter Hình về hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Hình: Internet 24 - Liên hệ thực tế: vận dụng kiến thức để nêu ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Dùng Adobe Presenter Hình: Internet 25 - Kiến thức: Kể tên được các nguyên nhân gây biến động. - Kỹ năng: quan sát. Dùng Adobe Presenter Hình: Internet 26 - Kiến thức: Phân loại được nguyên nhân gây biến động thuộc nhóm nhân tố nào. - Kỹ năng: tư duy logic, làm bài tập ghép nối. Dùng Adobe Presenter Hình: Internet 27 - Kiến thức: tổng hợp các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể. Dùng Adobe Presenter 28 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của nhân tố sinh thái vô sinh. Dùng Adobe Presenter 29 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của nhân tố sinh thái vô sinh. Dùng Adobe Presenter 30 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của nhân tố sinh thái vô sinh. Dùng Adobe Presenter 31 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của nhân tố sinh thái vô sinh. Dùng Adobe Presenter 32 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của nhân tố sinh thái hữu sinh. Dùng Adobe Presenter Hình ảnh về chặt phá rừng, .... Hình: Internet 33 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của nhân tố sinh thái hữu sinh. - Kĩ năng: tổng hợp, so sánh. Dùng Adobe Presenter 34 - Kĩ năng: tư duy logic. Dùng Adobe Presenter 35 Kiến thức: nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng Dùng Adobe Presenter 36 Kiến thức: nêu được ví dụ cơ chế điều chỉnh số lượng ở quần thể sinh vật. Dùng Adobe Presenter 37 Kĩ năng: phân tích tranh hình để hiểu cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Dùng Adobe Presenter Hình: Internet 38 - Kiến thức: Nêu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể. Dùng Adobe Presenter 39 - Kĩ năng: Quan sát, tổng hợp, phân tích để rút ra ý nghĩa của video có liên quan đến kiến thức bài học. - Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường. Dùng Adobe Presenter Video: Nguồn internet 40 - Kĩ năng: Quan sát, tổng hợp, phân tích để rút ra ý nghĩa của video có liên quan đến kiến thức bài học. - Thái độ: Nêu cao tình yêu thương con người, tình đoàn kết dân tộc. Dùng Adobe Presenter Video: Nguồn internet 41 - Kĩ năng: Quan sát, tổng hợp, phân tích tranh hình để vận dụng thực tế liên quan đến kiến thức bài học. - Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường. Dùng Adobe Presenter Hình: Internet 42 Kĩ năng: Tổng hợp kiến thức đã học. Dùng Adobe Presenter Hình: Internet 43 Kĩ năng: Tổng hợp kiến thức đã học, làm được bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức. Dùng Adobe Presenter 44 Kĩ năng: Tổng hợp kiến thức đã học, làm được bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức. Dùng Adobe Presenter 45 Kĩ năng: Tổng hợp kiến thức đã học, làm được bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức. Dùng Adobe Presenter 46 Lời kết Dùng Adobe Presenter Video tự quay. 47 Tài liệu tham khảo Dùng Adobe Presenter V. Thời gian thực hiện: Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015, hoàn thiện vào tháng 10 năm 2016. VI. Kết quả: Về học sinh: Bài giảng trực tuyến thu hút sự quan tâm và kích thích học tập hơn so với dạy học truyền thống. Học sinh hiểu và làm bài tập nhanh hơn. Có thể học lại bất cứ lúc nào nên tăng hiệu quả ôn tập. Về giáo viên: Tiết kiệm thời gian để cung cấp đầy đủ thông tin bài học tới học sinh. Trau dồi kiến thức và kỹ năng soạn giảng trực tuyến. VII. Kết luận: Chúng tôi thực hiện giảng trực tuyến ở nhiều bài có nội dung dài và khó và đi đến kết luận: Có thể áp dụng giảng dạy E-learning đối với các bài có nhiều nội dung, trừu tượng cần hình ảnh và video minh họa, hiệu quả sẽ cao hơn dạy học theo phương pháp truyền thống. Đối với những bài học cần kỹ năng làm bài tập tính toán nên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để đảm bảo nhiều đối tượng học sinh có thể hiểu bài. Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn phương pháp dạy học có hiệu quả cao tùy theo nội dung bài học, tránh việc chạy theo công nghệ, nhàn cho bản thân mà bỏ quên việc học sinh đã và chưa biết, hiểu cũng như vận dụng được vấn đề gì. VIII. Bài dự thi có tham khảo, sử dụng các tài liệu, phần mềm sau: 1. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Sinh học 12, Sách giáo Sinh học 12 do NXB Giáo dục phát hành. - Hướng dẫn tóm tắt sử dụng Adobe Presenter 10.0 để tạo bài giảng E-Learning từ Powerpoint. - Một số hình ảnh, âm thanh trên mạng Internet. 2. Phần mềm sử dụng: Microsoft PowerPoint 2010, Adobe Presenter 10.0, Xilisoft Video Converter Ultimate... XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_12_bien_dong_so_luong_ca_the_cua_quan_t.doc
- BIA THUYET MINH.doc