Giáo án ôn tập Ngữ Văn 12 - Tuần 1 - Trần Phương Thùy

Giáo án ôn tập Ngữ Văn 12 - Tuần 1 - Trần Phương Thùy

ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIÊU

1. Phong cách chức năng ngôn ngữ: một văn bản chỉ thuộc một phong cách

- Phong cách sinh hoạt: dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, không mang tính nghi thức. Có các dạng: lời đối thoại, nhật kí, thư từ cá nhân.

- Phong cách khoa học: dùng trong lĩnh vực khoa học → cung cấp kiến thức. Có các dạng: SGK, luận án

- Phong cách hành chính – công vụ: dùng trong lĩnh vực hành chính → ra lệnh; thông báo. Có các dạng: chứng chỉ, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng, biên bản, quyết định, thông tư → có khuôn mẫu sẵn.

- Phong cách nghệ thuật: dùng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật (thơ, truyện, kịch, kí)

- Phong cách chính luận: dùng để bàn bạc những vấn đề chính trị, xã hội.

- Phong cách báo chí: dùng trong lĩnh vực báo chí. Có các dạng: tin ngắn, phóng sự, bản tin, quảng cáo

* Phải giải thích ngắn gọn vì sao lại thuộc PCNN đó để đạt điểm cao.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 4910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ Văn 12 - Tuần 1 - Trần Phương Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Phương Thùy 
TUẦN 1. 
ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIÊU
1. Phong cách chức năng ngôn ngữ: một văn bản chỉ thuộc một phong cách
- Phong cách sinh hoạt: dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, không mang tính nghi thức. Có các dạng: lời đối thoại, nhật kí, thư từ cá nhân.
- Phong cách khoa học: dùng trong lĩnh vực khoa học → cung cấp kiến thức. Có các dạng: SGK, luận án
- Phong cách hành chính – công vụ: dùng trong lĩnh vực hành chính → ra lệnh; thông báo. Có các dạng: chứng chỉ, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng, biên bản, quyết định, thông tư → có khuôn mẫu sẵn.
- Phong cách nghệ thuật: dùng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật (thơ, truyện, kịch, kí)
- Phong cách chính luận: dùng để bàn bạc những vấn đề chính trị, xã hội. 
- Phong cách báo chí: dùng trong lĩnh vực báo chí. Có các dạng: tin ngắn, phóng sự, bản tin, quảng cáo 
* Phải giải thích ngắn gọn vì sao lại thuộc PCNN đó để đạt điểm cao.
2. Phương thức biểu đạt:
- Tự sự: kể câu chuyện → truyện.
- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm → thơ
- Nghị luận: bày tỏ quan điểm để thuyết phục → xã hội và văn học
- Thuyết minh: cung cấp kiến thức
- Miêu tả: tái hiện hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh, mùi vị 
- Hành chính: dùng trong lĩnh vực hành chính → ra lệnh, thông báo.
3. Các phương thức trần thuật:
- Trần thuật ngôi thứ nhất: người kể chuyện xuất hiện trực tiếp, xưng “tôi” (lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ ba: người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp mà ẩn đằng sau câu chuyện, không xưng “tôi”, gọi trực tiếp tên nhân vật hoặc gọi là y, thị, bà 
- Trần thuật từ ngôi thứ ba: người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp: không rõ là lời của nhà văn hay nhân vật)
4. Các biện pháp tu từ: 
- Ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
Ví dụ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li.
- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
Ví dụ: Hồn tôi là một vườn hoa lá.
- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Ví dụ: Con gió xinh thì thào trong lá biếc.
- Điệp (âm, từ, ngữ, cú pháp)
- Liệt kê: đưa ra hàng loạt những sự vật, sự việc, hiện tượng 
Ví dụ: Những cánh đồng thơm mát
	Những ngả đường bát ngát 
	Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
- Tương phản, đối lập
Ví dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng
- Nói quá: phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Chơi chữ: cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
Ví dụ: Con cá đối nằm trên cối đá/ Con cò lửa nằm ở cửa lò
Anh hùng là anh hùng rơm/ Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
5. Các phép liên kết:
- Phép thế
- Phép nối
- Phép tương phản
- Phép tỉnh lược: là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác.
Ví dụ: Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho chị.
- Phép lặp từ vựng: là cách dùng trong hai câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩa nhau để liên kết hai câu với nhau.
Ví dụ: Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe tiếng khóc thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.
Cây sắt (lặp 3 lần): lặp y nguyên
Trước ngực (lặp 2 lần): lặp y nguyên
Lật (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Sau lưng (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé – thằng bé: lặp bằng từ gần nghĩa
Đập – đánh – nện: lặp bằng từ đồng nghĩa
→ Nhấn mạnh tội ác dã man của kẻ thù và nỗi đau khổ mà dân làng Xô Man phải chịu đựng → gây cảm xúc mạnh cho người đọc.
- Phép liên tưởng: là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng trong văn bản (yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia).
Ví dụ: Những ngày không gặp nhau
	Biển bạc đầu thương nhớ
	Những ngày không gặp nhau
	Lòng thuyền đau rạn vỡ
	Nếu từ giã thuyền rồi
	Biển chỉ còn sóng gió
	Nếu phải cách xa anh
	Em chỉ còn bão tố. 
6. Thao tác lập luận:
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
- So sánh
- Bác bỏ
7. Cách (kiểu) lập luận:
- Quy nạp
- Diễn dịch
- Tổng – phân – hợp
- Móc xích
- Song hành

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_ngu_van_12_tuan_1_tran_phuong_thuy.doc