Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 1+2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 1+2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

A .Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển,những thành tưụ chủ yếu và những đặc điểm cơ bản cuả văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học VN giai đọan từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến nay.

2. Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa hệ thống các kiến thức đã học về văn học VN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

3. Tư tưởng : Nhận thức được văn học luôn bắt nguồn từ hiện thực, tái hiện hiện thực, phản ánh chân thật sâu sắc đời sống tâm tư tình cảm của con người.

B .Chuẩn bị bài học:

1. GV

a. Phương tiện : SGK,SGV,chuẩn kiến thức,kĩ năng, thiết kế giáo án.

b. Dự kiến biện pháp hướng dẫn HS hoạt động tiếp nhận văn bản :

-Nêu vấn đề, phát vấn, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

2 .HS : Đọc kĩ SGK,trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài, gạch chân những luận điểm chính .

 -Nắm được các tác phẩm văn học giai đoạn cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế XX được giảng dạy trong chương trình trung học cơ sở để minh họa .

C.Hoạt động dạy học:

-Bước 1: ổn định tổ chức lớp.

-Bước 2:Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra việc chuẩn bị bài cuả học sinh.

-Bước 3:Bài mới

*Lời vào bài: Văn học là tấm gương phản ánh trung thực và đầy đủ mọi khía cạnh của đời sống , những số phận , ước mơ của con người và cao hơn hết là những biến động dữ dội của lịch sử . Qua văn học giúp ta hiểu về một thời đại đã qua . Bài “ Khái quát văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” sẽ chứng minh điều đó .

 

doc 4 trang hoaivy21 7860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 1+2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày ..tháng năm .. 
Tiết 1-2:KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A .Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển,những thành tưụ chủ yếu và những đặc điểm cơ bản cuả văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học VN giai đọan từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến nay. 
2. Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa hệ thống các kiến thức đã học về văn học VN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
3. Tư tưởng : Nhận thức được văn học luôn bắt nguồn từ hiện thực, tái hiện hiện thực, phản ánh chân thật sâu sắc đời sống tâm tư tình cảm của con người.
B .Chuẩn bị bài học: 
1. GV
a. Phương tiện : SGK,SGV,chuẩn kiến thức,kĩ năng, thiết kế giáo án.
b. Dự kiến biện pháp hướng dẫn HS hoạt động tiếp nhận văn bản :
-Nêu vấn đề, phát vấn, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
2 .HS : Đọc kĩ SGK,trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài, gạch chân những luận điểm chính .
 -Nắm được các tác phẩm văn học giai đoạn cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế XX được giảng dạy trong chương trình trung học cơ sở để minh họa . 
C.Hoạt động dạy học: 
-Bước 1: ổn định tổ chức lớp. 
-Bước 2:Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài cuả học sinh. 
-Bước 3:Bài mới 
*Lời vào bài: Văn học là tấm gương phản ánh trung thực và đầy đủ mọi khía cạnh của đời sống , những số phận , ước mơ của con người và cao hơn hết là những biến động dữ dội của lịch sử . Qua văn học giúp ta hiểu về một thời đại đã qua . Bài “ Khái quát văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” sẽ chứng minh điều đó . 
Hoạt động cuả GV và HS
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái quát VHVN từ 1945 đến 1975. 
Thao tác 1:Tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử,xã hội,văn hoá.
Từ năm 1945 đến năm 1975 văn học ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? 
Vì ra đời và phát triển trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nên yêu cầu đặt ra đối với văn nghệ phải như thế nào? 
Thao tác 2: Tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. 
*Hoạt động nhóm:GV chia lớp thành nhóm: 
Quá trình phát triển của văn học chia làm mấy chặng chính?
-Nội dung chủ yếu mà văn học 1945-1954 phản ánh là gì?
-Nêu những thành tựu cuả truyện ngắn và kí?Kể tên những tác phẩm tiêu biểu? (Những tác phẩm giải thưởng hôị văn nghệ VN 1951-1952, giải nhất giải thưởng truyện kí 1954-1955 )
Thành tựu cuả thơ 45-54?Kể tên các tác phẩm tiêu biểu? (Sáng tác cuả HCM, “Bên kia sông Đuống” cuả Hoàng Cầm, “Tây tiến”-QD, “Việt Bắc”-TH )
 Những thành tựu về kịch và lí luận phê bình văn học?(kịch “Bắc Sơn”, “Những người ở lại”-NHT, “Chị Hoà”-HP..) 
-Hoàn cảnh lịch sử đã tác động đến sáng tác văn học ở chặng đường 55-64 như thế nào?Nội dung chính? 
Thành tựu cuả văn xuôi?Các tác phẩm tiêu biểu? (Nội dung bao quát nhiều vấn đề:Viết về sự đổi đời cuả con người; Đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp; Hiện thực cuộc sống trước cách mạng tháng Tám;Công cuộc xây dựng CNXH)
Thành tựu cuả thơ? Dẫn chứng? 
Thành tựu về kịch? Tác phẩm tiêu biểu? 
- Hoàn cảnh lịch sử cuả đất nước những năm 1965-1975 đã góp phần tác động đến văn học như thế nào?Chủ đề bao trùm ? 
Thành tựu về văn xuôi ?
-Văn xuôi đậm chất kí, phản ánh nhanh nhạy cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi, Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành, Hòn Đất-Anh Đức).Miền Bắc :Truyện ,kí cũng phát triển ( Kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính- Nguyễn Minh Châu ).
Thành tưụ về thơ?(Tác giả?Tác phẩm?) 
Thành tựu về kịch? Dẫn chứng? 
Thành tựu về lí luận phê bình văn học? 
Thao tác 3:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bộ phận văn học vùng địch tạm chiếm.
Em hiểu thế nào là văn học vùng địch tạm chiếm? Nêu dẫn chứng? 
Thao tác 4:Tìm hiểu đặc điểm văn học VN từ 1945-1975. 
Văn học VN 45-75 có mấy đặc điểm chính? 
Tại sao nói đây là “Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung cuả đất nước”? 
Em hiểu thế nào là cách mạng và cách mạng hoá?
o Cách mạng: là cuộc biến đổi chính trị và xã hội lớn và căn bản, thực hiện bằng cuộc lật đổ chế xã hội, lập nên chế độ mới và tiến bộ hơn.
o Cách mạng hoá: làm cho có tính chất cách mạng.
Khuynh hướng chủ đạo của nền văn học cách mạng là gì?
Nêu dẫn chứng minh họa. 
Vì sao nói “Nền văn học hướng về đại chúng”? 
Hãy chứng minh? 
Thế nào là khuynh hướng sử thi? Nêu dẫn chứng bằng một số tác phẩm tiêu biểu?
Thế nào là cảm hứng lãng mạn? Nêu dẫn chứng? (Hướng về tương lai;Tràn ngập niềm vui và chiến thắng)
Vì sao văn học thời kì này mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn? 
(- LÝ do v¨n häc viÕt theo khuynh h­íng Êy:
+ ®Êt n­íc ph¶i tr¶i qua nhiÒu cuéc chiÕn tranh vÖ quèc. V¨n häc cã nhiÖm vô ghi l¹i c¸c chÆng ®­êng lÞch sö ®ã.
+ Gian khæ nh­ng con ng­êi vÉn l¹c quan.v­¬n tíi t­¬ng lai, h­íng vÒ lÝ t­ëng...
+ T¸c phÈm tiªu biÓu: D¸ng ®øng ViÖt Nam, §Êt n­íc ®øng lªn...)
Có phải khi tác phẩm mang khuynh hướng sử thi thì chứa đựng cảm hứng lãng mạn không?
(- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, 
+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng)
Hoạt động 2:Tìm hiểu vài nét về văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. 
Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội. 
Nguyên nhân nào dẫn đến sự đổi mới cuả văn học? 
(- Chiến thắng muà xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới-Thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước.Sau chiến tranh đất nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức mới.Từ năm 86 với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo ,kinh tế nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường , văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới ..)
Thao tác 2: Tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu cuả văn học 75-hết thế kỉ XX. 
- Những thành tựu về thơ?(Tác giả?Tác phẩm?) 
 -Thành tựu văn xuôi? 
- Thành tựu về kịch?Lí luận phê bình văn học? 
-Văn học thực sự đổi mới từ những năm nào? 
(Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào chặng đổi mới .Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề cuả đời sống hàng ngày(SGK/16) ) 
-Trình bày những đặc điểm văn học 75-XX?
Hoạt động 3: Đánh giá một cách khái quát những ưu điểm và hạn chế về nội dung và nghệ thuật nền văn học VN từ 1945 đến hết thế kỉ XX? 
Hoạt động 4: luyện tập 
Hãy so sánh sự khác nhau về đối tượng được phản ánh trong văn học trước và sau năm 1975? (Trước 1975: Đối tượng cuả văn học là con người lịch sử,nhân vật sử thi,chủ yếu hướng ngoại; Sau 1975: Con người được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội )
I.Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: 
1.Vài nét về hòan cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa: 
- CMT8 thành công đã mở kỉ nguyên độc lập: kỉ nguyên Độc lập dân tộc găn liền với CNXH.
 -Đường lối văn nghệ cuả Đảng cộng sản, sự lãnh đạo cuả Đảng góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta. 
-Nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt. 
-Nền kinh tế còn nghèo nàn, chậm phát triển. Về văn hoá từ 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế..
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu 
a.Chặng đường 1945-1954: 
Một số những tác phẩm những năm 45-46 phản ánh được không khí hồ hởi phấn khởi cuả nhân dân khi nước nhà giành độc lập. 
-Từ năm 1946 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống TDP ,khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp cuả nhân dân, thể hiện niềm tin vào tương lai. 
-Truyện và kí:Thể loại mở đầu cho văn xuôi giai đoạn này. 
-Thơ ca:Tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc,ca ngợi cuộc kháng chiến,con người kháng chiến. 
-Kịch : lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng. 
-Lí luận,phê bình văn học: Có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng. 
b.Chặng đường 1955-1964: 
Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca sự đổi thay cuả đất nước. 
-Văn xuôi:Mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề,phạm vi đời sống. 
-Thơ ca:phát tiển mạnh mẽ. 
-Kịch:Phát triển mạnh. 
c.Chặng đường 1965-1975: 
Chủ đề: Đề cao tinh thần yêu nước,ngợi ca CNAHCM. 
-Truyện và kí: Phát triển mạnh mẽ ở miền Bắc và miền Nam. Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường và bất khuất 
-Thơ ca: Đạt được những thành tựu xuất sắc là một bước tiến mới cho thơ ca VN hiện đại. 
-Kịch :Có những thành tựu đáng ghi nhận. 
-Lí luận ,phê bình văn học: Có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. 
d.Văn học vùng địch tạm chiếm:Dưới chế độ thực dân cũ và mới. 
-Xu hướng văn học phản động đồi truỵ .
-Xu hướng văn học tiến bộ:phản ánh chế độ bất công tàn bạo, kêu gọi và cổ vũ tầng lớp thanh niên 
3. Đặc điểm cuả văn học VN từ 1945 đến 1975: 
a.Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung cuả đất nước: 
 - Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: cách 
 mạng .Mô hình nhà văn - chiến sĩ. Văn 
 học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách 
mạng.
-Văn học trong 30 năm tập trung vào đề tài Tổ quốc và CNXH. 
à như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng
b.Nền văn học hướng về đại chúng: 
- Quần chúng vừa là nguồn cảm hứng để sáng tác,vừa thưởng thức và cũng là lực lượng sáng tác.
-Nội dung phản ánh :Cuộc sống của nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng. 
- Hình thức ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình ảnh lấy từ đời sống, ngôn ngữ giản dị trong sáng.
c.Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: 
-Văn học mang khuynh hướng sử thi :
+Văn học phản ánh những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa sống còn của đất nước. 
+Nhân vật trung tâm là những con người tiêu biểu cho lý tưởng của dân tộc, của thời đại, gắn bó số phận mình với đất nước, kết tinh những phấm chất cao đẹp của cộng đồng.
+Giọng văn trang trọng, mang âm hưởng tráng ca.
-Văn học thể hiện cảm hứng lãng mạn: 
+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng về cách mạng ,h­íng vÒ t­¬ng lai, trµn ngËp niÒm vui chiÕn th¾ng..
+ Ca ngợi cuộc sốg mới, con người mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng .
II.Vài nét khái quát về văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX: 
1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội: SGK
2.Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu: 
a.Chuyển biến và thành tựu: 
-Thơ ca:Từ sau năm 1975, thơ không tạo sự hấp dẫn lôi cuốn như trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý cuả người đọc. 
-Văn xuôi :có nhiều khởi sắc (Phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí.)
- Kịch nói phát triển mạnh mẽ
b. Đặc điểm:
Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học VN từng bước chuyển sang giai đoạn mới: Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.Có tính chất hướng nội,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường ; Có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật III.Kết luận: (SGK) . 
Bước 4:Củng cố bài 
Trong bài Nhận đường Nguyễn đình Thi viết : “Văn nghệ phụng sự kháng chiến. nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới cuả chúng ta” 
Hãy bày tỏ suy nghĩ cuả anh(chị) về ý kiến trên. 
(Gợi ý: Mqh giữa văn nghệ và kháng chiến: một mặt văn nghệ phụng sự kháng chiến, mặt khác chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ sức sống mới ) 
Bước 5:dặn dò: 
Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_12_tiet_12_khai_quat_van_hoc_viet_nam_tu_cac.doc