Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 26: Thuốc

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 26: Thuốc

 Nhóm Xanh lam

Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật

1. Nội dung

- Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và bi kịch của nhân vật Hạ Du, nhà văn đã phản ánh chân thực căn bệnh mê muội và lạc hậu của người Trung Hoa đầu thế kỉ XX và căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng đương thời.

- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà bằng hộp sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

- Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và thể hiện lòng khâm phục, xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh.

- Truyện ngắn Thuốc đã thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của chính mình chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng thì dân tộc đó vẫn còn chìm đắm trong mê muội. Nhà văn còn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và theo cách mạng.

2. Nghệ thuật

- Truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.

- Lời văn cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và mang tính biểu tượng.

- Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản, cách viết cô đọng, súc tích. Không của truyện là không gian thực, đời thường.

- Là truyện ngắn được nhà văn viết theo lối “phương Tây đầu tiên”, có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tượng trưng.

- Hình ảnh mang tính biểu tượng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa

 

docx 13 trang hoaivy21 10490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 26: Thuốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC
(LỖ TẤN)
 Nhóm Xanh lam
Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung
- Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và bi kịch của nhân vật Hạ Du, nhà văn đã phản ánh chân thực căn bệnh mê muội và lạc hậu của người Trung Hoa đầu thế kỉ XX và căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng đương thời.
- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà bằng hộp sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
- Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và thể hiện lòng khâm phục, xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh.
- Truyện ngắn Thuốc đã thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của chính mình chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng thì dân tộc đó vẫn còn chìm đắm trong mê muội. Nhà văn còn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và theo cách mạng.
2. Nghệ thuật
- Truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.
- Lời văn cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và mang tính biểu tượng.
- Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản, cách viết cô đọng, súc tích. Không của truyện là không gian thực, đời thường.
- Là truyện ngắn được nhà văn viết theo lối “phương Tây đầu tiên”, có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tượng trưng.
- Hình ảnh mang tính biểu tượng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nội dung: 
+	Nắm được ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
+ Nắm được bi kịch giữa hai tuyến nhân vật nổi (ông bà Hoa Thuyên và đám đông quần chúng) và tuyến nhân vật chìm (Hạ Du), thấy được mối liên hệ của hai tuyến nhân vật này.
+	Hiểu được thuốc là hồi chuông ảnh báo về căn bệnh mê muội của người Trung Hoa thông qua nhân vật trong truyện.
+	Thấy được thái độ của tác giả trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa và sự mong mỏi, bày tỏ quan điểm, niềm tin vào tương lai, sự thức tỉnh nhân dân, hiểu cách mạng và làm cách mạng của tác giả.
- Nghệ thuật: 
 + Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn: lối viết cô đọng, súc tích, giàu biểu tượng, lối trần thuật hấp dẫn, cốt tuyện đơn giản, kết cấu độc đáo của tác phẩm
 + Nắm được không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm
2. Về năng lực
- Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu một truyện ngắn của nước ngoài.
- Rèn kĩ năng phân tích đặc trưng thể loại truyện ngắn.
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo đi từ cảm nhận trự quan đến sự bừng tỉnh trong nhận thức.
3. Về thái độ
- Yêu mến, trân trọng nhà văn Lỗ Tấn.
- Có quan điểm đúng đắn về lí tưởng cách mạng và trách nhiệm của mỗi công dân trước vận mệnh dân tộc.
- Biết trân trọng những ngườu hy sinh vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng.
4. Định hướng năng lực phát triển
- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác, khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực tự học.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đọc diễn cảm
- Phương pháp gợi tìm, tích hợp
- Phương pháp giảng bình 
- Phương pháp thảo luận nhóm 
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
1. Hoạt động tự học
- Trước khi lên lớp: 
+ Chuẩn bị bài theo hình thức cá nhân
+	 Đọc và tóm tắt tác phẩm
+	 Phân chia bố cục và nội dung từng phần.
+	 Trả lời câu hỏi phần định hướng học bài SGK.
+	 Tìm hiểu sơ lược bối cảnh xã hội Trung Hoa trước cách mạng Tân Hợi.
+	 Tìm hiểu khái quát về đặc điểm truyện ngắn của Lỗ Tấn
- Sau khi lên lớp:
+ Hình ảnh con đường mòn giúp người đọc hiểu hơn điều gì về bi kịch đất nước Trung Hoa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
+ Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con quạ ở cuối tác phẩm.
* Đề xuất hình thức kiểm tra
- Kiểm tra vở soạn
- Gọi học sinh trình bày trước lớp
- Làm bài kiểm tra giấy
2. Hoạt động trên lớp:
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động và giới thiệu bài mới (1ph)
* Giáo viên giới thiệu vào bài mới.
Trong tác phẩm “Cố hương” đã được học ở bậc THCS, chính Lỗ Tấn đã khẳng định rằng “trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Và chính bản thân ông, bằng tài năng và lòng yêu nước sâu sắc, ông khát khao sẽ mở ra cho nhân dân một con đường mới, tìm ra thứ thuốc chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa lúc bấy giờ.
Vậy bằng ngòi bút đầy tinh tế của mình, Lỗ Tấn đã làm gì để thức tỉnh những người dân mê muội, đang ngủ say “trong căn nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ"? Để hiểu rõ hơn điều đó, cô và trò chúng ta sẽ cũng đi vào tác phẩm “Thuốc”
HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động hình thành kiến thức. 
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Năng lực cần đạt: giao tiếp, giải quyết vấn đề, thẩm mĩ.
PP: gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng.
KT: đặt câu hỏi.
 Tích hợp: văn hóa Nhật Bản
Phương tiện: Bảng, máy chiếu.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
TRÒ CHƠI: MẢNH GHÉP BÍ ẨN
Có 5 mảnh ghép tương ứng với 5 câu hỏi. Em
hãy vận dụng kiến thức đã có và tiểu dẫn sgk để lật mở các mảnh ghép đó và đoán bức ảnh phía sau. Lưu ý: Khi đã mở được 4 mảnh ghép, bạn có quyền đoán bức ảnh bí ẩn.
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Nhà thơ Tố Hữu năm 1949 đã từng có câu đại tự tặng nhà văn Vũ Trọng Phụng: "Ông không phải là nhà .., nhưng ..biết ơn ông àCách mạng
2. Đuổi hình bắt chữ
à Căn bệnh tinh thần
3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng
nồng nàn .. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước” à Yêu nước
4. Trả lời câu hỏi sau:
Vào ngày 4/5/1919 phong trào nào đã được nổ ra
dưới sự hưởng ứng của 3000 sing viên tại quảng
trường Thiên An – Trung Quốc? à Phong trào Ngũ
Tứ
5. Hãy quan sát và cho biết bức ảnh thể hiện hành động gì?
 àGào thét
B2: HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân)
B3: HS báo cáo sản phẩm (cá nhân)
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
à GV chốt, HS gạch chú thích SGK
? Dựa vào các từ khóa ở phần trò chơi và tiểu dẫn SGK, em hãy cho biết vài nét về tác giả và tác phẩm.
1. Tác giả
- Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX.
- Sống trong thời kỳ xã hội nhiều biến động, có lòng yêu nước sâu sắc
- Quan điểm sáng tác: phanh phui căn bệnh tinh thần mê muội của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
 2. Tác phẩm
è In trong tập Gào thét.
 Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết vào năm 1919 đúng lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.
? Dựa vào phần bài soạn ở nhà, em hãy tóm tắt nội dung tác tác phẩm Thuốc.
è Mở đầu tác phẩm là cảnh lão Hoa Thuyên dốc tiền để mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị giết để chữa bệnh lao cho thằng Thuyên, con trai lão.
Thằng Thuyên ăn chiếc bánh bao tẩm máu - phương thuốc cổ quái - với sự hi vọng của vợ chồng lão Hoa Thuyên. Mọi người trong quán trà sáng hôm đó cũng tin rằng phương thuốc ấy sẽ chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Nhân đó họ bàn về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém và cho anh là đồ điên.
Chiếc bánh bao tẩm máu người đã không chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết.
Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.
? Hãy chia bố cục và xác định nội dung chính từng phần?
I. Tìm hiểu chung
Tác giả
- Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX.
- Sống trong thời kỳ xã hội nhiều biến động, có lòng yêu nước sâu sắc
- Quan điểm sáng tác: phanh phui căn bệnh tinh thần mê muội của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm 
 a. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được viết vào năm 1919 đúng lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ
 b. Tóm tắt
c. Đọc, chú thích, bố cục.
Dựa theo diễn biến trình tự tác phẩm có thể chia văn bản thành 4 phần
Phần I: Cảnh lão Hoa đi mua thuốc cho con
Phần II: Cảnh ông bà Hoa cho con an bánh
Phần III: Cảnh trong quán trà
Phần IV: Cảnh buổi sáng mùa xuân ở nghĩa trang.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
 Năng lực cần đạt: giao tiếp
 PP: gợi tìm, đọc diễn cảm, vấn đáp.
 KT: đặt câu hỏi.
 Phương tiện: Bảng, máy chiếu.
* Hướng dẫn HS đọc văn bản
- Cho mỗi HS đọc một hồi của văn bản
II. Đọc – Hiểu văn bản
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật.
Nhân vật quần chúng.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ.
a. Đám đông quần chúng
Nhóm 1, 2
Câu hỏi 1: Hình ảnh quần chúng xuất hiện ở những không gian nào?
Câu hỏi 2: Mọi người đến quảng trường để làm gì? Liệt kê những hành động của họ?
Câu hỏi 3: Nhận xét thái độ của quần chúng khi chứng kiến cảnh hành hình?
Nhóm 3, 4
Câu hỏi 4: Mọi người ở quán rượu nói về chuyện gì? Thái độ của họ ra sao?
Câu hỏi 5: Hình ảnh quần chúng ở pháp trường và ở quán rượu có điểm gì chung? 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân)
B3: HS báo cáo sản phẩm (cá nhân)
B4: GV bổ sug và chốt kiến thức:
èGV chốt ý: 
1. Trả lời: Ở pháp trường và ở quán rượu.
2. Trả lời: mọi người đi chứng kiến cảnh hành hình, lấy máu người tử tù.
5. Trả lời: Đều mang không khí u ám nặng nề, là hình ảnh tượng trưng xã hội TQ bấy giờ với đầy sự mê muội, vô cảm.
*Nhân vật Hạ Du.
? Nhân vật Hạ Du xuất hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
è Trả lời: Xuất hiện gián tiếp qua lời kể của khách trong quán rượu. Hạ Du có một cuộc đời đầy bi kịch, sự hy sinh của anh là vô ích, anh trở thành chiến lợi phẩm cho mọi người.
? Qua nhân vật Hạ Du, tác giả muốn gửi gắm điều gì đến người đọc?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ.
? Đã nói đến thuốc chắc chắn sẽ liên quan đến bênh nhân. Vậy, bệnh nhân là ai và mắc bệnh gì?
B2:HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân)
B3: HS báo cáo sản phẩm (cá nhân)
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức:
GV chốt: Bệnh nhân: thằng Thuyên, mắc bệnh lao, một căn bệnh vào loại khó chữa lúc bấy giờ.
GV hỏi thêm: Để chữa khỏi bệnh cho Thuyên, thân nhân người bệnh đã dùng đến loại thuốc gì? Loại thuốc đó được miêu tả ra sao?
HS trả lời. GV chốt ý:
- Thuốc: bánh bao tẩm máu người tử tù bị chết chém.
- Vị thuốc: chiếc bánh bao bằng bột mì tráng đẫm máu tươi bọc trong tờ giấy chao đèn bẩn thỉu, gói trong lá sen, nướng trong bếp tỏa ra mùi thơm quái lạ....
CẶP: ? Theo em, nhan đề tác phẩm có thể hiểu theo những tầng nghĩa nào? (liên hệ với hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu)? Chủ đề tư tưởng nào đã đươc đặt ra?
- Nghĩa tường minh: nó là phương thức mê tín, lạc hậu. à hiện hình một đất nước TQ đình đốn và trì trệ.
- Nghĩa hàm ẩn: không những chữa bệnh lao, chữa bệnh thể xác mà còn chữa bệnh về mặt tinh thần.
+ Niềm tin của sự u mê, lạc hậu về mặt kiến thức khoa học à vô tình biến thứ thuốc vô hại thành thuốc độc chết người à người TQ cần tỉnh táo, không được tiếp tục ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ như thế nữa.
+ Quần chúng không tôn trọng người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì Tổ quốc.
? Hình ảnh “chiếc bánh bao tẫm máu người” đã được nhắc đến bao nhiêu lần trong tác phẩm? Tác dụng của việc lặp lại đó?
è Lặp 5 lần, nhấn mạnh.
? Vị thuốc được miêu tả kĩ gợi cho em cảm giác gì? Em cảm nhận đó là một phương thuốc như thế nào?
è GV chốt ý: Gợi cảm giác ghê rợn à phương thuốc chữa bệnh quái đản, lạc hậu của người dân Trung Hoa bấy giờ. 
Mở rộng: Rất giống thuốc mà ông thầy lang bốc thuốc chữa bệnh cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị không thể thiếu là cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế dẫn đến cái chết tức tưởi của ông cụ, để rồi điều đó ám ảnh Lỗ Tấn cả đời.
? Sau khi uống thuốc, kết cục của thằng Thuyên ra sao? Qua hình ảnh chiếc bánh bao tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
è Uống thuốc: bệnh nhân vẫn chết. 
 Chiếc bánh bao được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.
à Cần tìm ra một phương thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh ấu trĩ về chính trị của quần chúng. Phải tìm một phương thuốc để làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
1. Nhân vật
a. Đám đông quần chúng
*Pháp trường
- “tụm năm tụm ba xô nhào tới trước ” 
- “dướn cổ ra như cổ vịt”
- “xô đẩy nhau ào ào”
àháo hức, vội vã chờ đợi cảnh hành hình để lấy máu.
*Quán rượu
- Kể chuyện người tử tù.
- Thái độ:
+ “Cái thằng khốn nạn ấy” 
+ “Hắn điên thật rồi” 
àmiệt thị, phỉ báng.
èTượng trưng cho xã hội TQ đầy sự vô cảm, mê muội. 
b. Hạ Du
Xuất hiện gián tiếp:
+ Có lí tưởng cách mạng rõ ràng.
+ Bị chú mình tố giác.
+ Cái chết trở thành chiến lợi phẩm.
+ Gan lì, bản lĩnh.
àCuộc đời đơn độc, thê thảm của một anh hùng cách mạng.
èCách mạng không thể thành công nếu xa rời quần chúng.
2. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
a. Ý nghĩa nhan đề
- Phương thức truyền thống chữa bệnh lao.
- Chỉ phương thuốc chữa bệnh tinh thần:
+ Căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học
+ Căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt cính trị của người dân TQ
+ Căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng đương thời
è Chủ đề tư tưởng: thể hiện nỗi đau của dân tộc Trung Hoa đương thời.
b. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
 Chiếc bánh bao được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì sự nghiệp giải phóng nhân dân.
à cảm giác ghê rợ về sự lạc hậu, mê tín.
è Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh hai bà mẹ thăm con và vòng hoa trên mộ.
- Cảnh hai bà mẹ thăm con bên con đường mòn.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ. 
THẢO LUẬN CẶP: Hai người mẹ xuất hiện như thế nào? 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ (cặp)
B3: HS báo cáo sản phẩm (đại diện cặp)
B4: GV bổ sung và chốt kiến thức:
Thời gian xuất hiện: buổi sáng mùa xuân, mẹ Hạ Du và mẹ Thuyên cùng ra thăm mộ con.
? Khu mộ được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào?
à “nghĩa địa người chết chém con đường mòn”
? Con đường mòn có gì đặc biệt và ý nghĩa của nó ra sao? 
- Con đường mòn: nhỏ hẹp, cong queo, do người ta đi mãi nên thành đường.
è Ý nghĩa:
+ Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng với những kẻ tội đồ.
+ Con đường mòn cũng chính là ranh giới vô hình, là định kiến của con người. Họ không chỉ cách biệt nhau khi sống mà đến khi học chết đi rồi cũng cách biệt nhau bởi con đường mòn nhỏ hẹp.
à Con đường mòn của sự lạc hậu và cổ hủ.
? Ở cuối truyện, mẹ Thuyên đã có hành động gì? Hành động ấy mang ý nghĩa ra sao?
GV chốt ý:
- Hành động: Mẹ Thuyên bước qua con đường mòn để đến bên mẹ Hạ Du – người tử tù cách mạng bị coi thường.
à Ý nghĩa: Con đường mòn cố hữu bị 2 bà mẹ vượt qua như một sự cảm thông, thấu hiểu. Ranh giới lạc hậu và cổ hủ ấy đã bị xóa bỏ, họ giờ đây chỉ là những người đồng cảnh ngộ, những người mẹ đau đớn vì mất con.
- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du.
? Hình ảnh vòng hoa được nhà văn miêu tả như thế nào? Theo em, ai là người đã đặt vòng hoa ấy? 
è Vòng hoa: hoa trắng hoa hồng nằm xen lẫn nhau,
nằm khoanh trên nấm mộ khum khum, chỉnh tề
- Ai đặt: Có thể là đồng đội của Hạ Du. Có thể một người dân nào đó đã thấu hiểu con đường đi của anh. Có thể là chính tác giả. 
? Sự xuất hiện của vòng hoa ấy có ý nghĩa ra sao?
è Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ CM tiên phong.
+ Như muốn khẳng định một chân lý lịch sử: Trong trạng thái mê muội của quần chúng thưở ấy vẫn có người nhớ đến và quyết tâm đi theo con đường của Hạ Du.
 àVòng hoa thể hiện sự dự cảm về con đường bão táp, thể hiện cho xu thế CM, niềm tin đối với tiền đồ tươi sáng của CM.
+ Vòng hoa ấy là một cực đối lập với chiếc bánh bao tẩm máu người. Lúc đó tác giả mơ ước tìm được một phương thuốc chữa bệnh tinh thần cho toàn dân tộc với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ CM
Tích hợp: Cùng lấy cảm hứng từ những vòng hoa trên mộ người cộng sản, nhà thơ Thanh Hải cũng từng cất lên những câu thơ chất chứa nỗi lòng trong bài thơ “Mồ anh hoa nở”.
“Trên mộ người cộng sản
Bông hồng đỏ và đỏ
Như máu nở thành hoa"	
? Khi nhìn thấy vòng hoa ấy, mẹ Hạ Du có biểu hiện ra sao?
è Bà mẹ Hạ Du: nhìn kỹ, khóc"oan con lắm Du ơi", tự hỏi "thế này là thế nào?"
 à Vừa bàng hoàng sửng sốt, vừa giấu kín niềm an ủi vì có người nhớ đến con mình. Câu hỏi được lặp lại như một điệp khúc, như một sự day dứt nội tâm, đòi hỏi phải được trả lời. Tác giả muốn người đọc phải suy ngẫm về câu hỏi "thế này là thế nào?", muốn mọi người suy nghĩ về cái chết của Hạ Du, về mối quan hệ giữa CM và quần chúng.
* Em có cảm nhận gì về sự dịch chuyển thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cùng hành động bước qua con đường mòn của mẹ Thuyên?
è Thời gian nghệ thuật vận động từ đêm mùa thu lá rụng lạnh lẽo khi người tù bị xử chém đến buổi sáng mùa xuân đâm chồi nảy lộc, sinh sôi cộng với hình ảnh hai bà mẹ an ủi nhau đã thể hiện niềm hy vọng, lạc quan của tác giả vào tương lai tươi sáng của CM Trung Hoa lúc bấy giờ.
3. Cảnh hai bà mẹ thăm con bên con đường mòn và hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du.
 a. Cảnh bà mẹ thăm con bên con đường mòn.
- Thời gian: Sớm mùa xuân
 - Không gian:“nghĩa địa người chết chém con đường mòn”
- Con đường mòn: nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt đẫm mãi thành đường.
- Phân chia ranh giới: không chỉ là con đường đi bình thường mà nó còn là ranh giới tự nhiên lớp này lớp khác
- Ý nghĩa:
+ Không có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng và kẻ tội đồ.
+ Ranh giới vô hình, định kiến của con người. 
èSự lạc hậu, cổ hủ
- Hành động của bà mẹ: Bước qua con đường mòn à xóa bỏ ranh giới cổ hủ của xhpk TQ.
b. Hình ảnh vòng hoa trên mộ
- Hoa trắng hoa hồng nằm xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum, chỉnh tề.
- Ý nghĩa: 
+ Thể hiện sự trân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mang tiên phong.
+ Gửi gắm niềm tin tưởng lạc quan của tác giả vào tiền đồ cách mạng TQ trong tương lai.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Vừa bàng hoàng sửng sốt, vừa giấu kín niềm an ủi
+ Câu hỏi “Thế này là thế nào?” được lặp lại như một điệp khúc à sự day dứt nội tâm.
è Thời gian nghệ thuật vận động à niềm hy vọng, lạc quan của tác giả vào tương lai tươi sáng của CM Trung Hoa lúc bấy giờ.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
Năng lực cần đạt: giao tiếp
PP: vấn đáp.
KT: đặt câu hỏi.
Phương tiện: Bảng, máy chiếu.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ (Cá nhân)
B3: HS báo cáo nhiệm vụ (Cá nhân)
B4: GV chốt ý
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập, vận dụng, thực hành. 
Năng lực cần đạt: giao tiếp, sáng tạo.
PP: vấn đáp.
KT: đặt câu hỏi.
Phương tiện: Bảng, máy chiếu.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ.
Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con quạ ở cuối tác phẩm.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ (tổ).
B3: HS báo cáo sản phẩm
B4: GV gợi ý.
Phương Tây: con quạ mang điềm xấu.
Ở châu Á, trong văn hóa của Trung Quốc và Nhật Bản đã chọn để miêu tả con quạ như một biểu tượng tốt.
Một truyền thuyết Trung Quốc còn miêu tả quạ như một biểu tượng mặt trời, chim đại diện cho nguyên lý sáng tạo.
Bà Hạ chỉ nhìn thấy “một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá” rồi bay lên trời có. è hình ảnh con quạ vút bay về phía trời xa cũng chính là một dự cảm của Lỗ Tấn về một ngày không xa sự nghiệp cách mạng nói chung sẽ đến được bầu trời cao đẹp tự do, con người Trung quốc sẽ được giải phóng. Đó còn có thể chính là hình ảnh tìm thấy một con đường đi mới cho cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ dẫu còn nhiều xa vời cách trở.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Căn bệnh tinh thần của người dân Trung Quốc: mê muội, lạc hậu.
2. Nghệ thuật
- Đối lập: cảnh mùa thu >< cảnh mùa xuân.
- Hình ảnh biểu tượng.
3. Củng cố (1ph) 
4. Hướng dẫn về nhà (1ph)
a. Bài cũ
Học thuộc phân tích.
b. Bài mới
Soạn bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_26_thuoc.docx