Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Giới thiệu chung chủ đề: Bài học nhằm giới thiệu những kiến thức cần thiết như khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 - Kiến thức:

+ Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt.

+ Nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

+ Biết phân định đúng sai khi nói và viết theo những đòi hỏi của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 - Kĩ năng:

+ Rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục các hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.

+ Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận dụng CNTT tro ng dạy và học.

+ Rèn khả năng làm việc theo kế hoạch dự án để nắm bắt kiến thức.

 - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt; Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào, biết quý trọng di sản của cha ông.

 

doc 9 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 7821
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 Bài học GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
 Tổng số tiết: 01 (Tiết 11)
Giới thiệu chung chủ đề: Bài học nhằm giới thiệu những kiến thức cần thiết như khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: 
+ Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Biết phân định đúng sai khi nói và viết theo những đòi hỏi của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
	- Kĩ năng:
+ Rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục các hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
+ Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận dụng CNTT tro ng dạy và học.
+ Rèn khả năng làm việc theo kế hoạch dự án để nắm bắt kiến thức.
	- Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt; Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào, biết quý trọng di sản của cha ông.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
	- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực trao đổi thông tin, xử lí tình huống.
	- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án/ thiết kế bài học.
 - Các phiếu học tập; Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: máy chiếu, tranh ảnh, video clip, một số bài viết liên quan đến bài học...
- Bài thu hoạch của học sinh (Bài viết, bài phỏng vấn, video )
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án: biên tập phim, sưu tầm tranh ảnh 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc và soạn bài theo bài theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn.
- Học sinh hoàn thành các phiếu học tập được giáo viên giao.
dung đến bài học.
– Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm; các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT/KHỞI ĐỘNG (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Tạo tâm thế để HS bước vào bài học mới;
- HS huy động các kiến thức xã hội để tiếp nhận kiến thức mới.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
 học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
 kết quả hoạt động
- GV giao nhiệm vụ: GV thực hiện kiểm tra bài 
 bằng cách đưa ra các ví dụ sau để học sinh xác định cách dùng từ trong câu nào đúng/sai?
1/Ngày quốc tế đàn bà.
2/Tổng thống và phu nhân. . 
3/Báo Thiếu niên nhi đồng. 
4/Thiếu niên nhi đồng lang thang cơ nhỡ. 
5/Tổng thống và vợ. 
6/Báo Trẻ em. 
7/Trẻ em lang thang cơ nhỡ. 
8/ Ngày quốc tế phụ nữ.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gợi ý trả lời: 2-3-7-8
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. (Hồ Chí Minh)
Đúng vậy là người Việt Nam thì bất cứ ai trong chúng ta cũng biết sử dung tiếng Việt trong công việc giao tiếp hàng ngày, nhưng sử dụng tiếng Việt như thế nào để đảm bảo sự trong sáng và đạt hiệu quả cao?Trách nhiệm của chúng ta đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.. Đó là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tạo tâm thế để HS bước vào bài mới :
-Hs huy động các kiến thức về Tiếng Việt để tiếp nhận kiến thức mới.
Năng lực thu thập thông tin.
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Dự kiến thời lượng: 30 phút)
Mục tiêu hoạt động: 
Nhằm phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
- Năng lực giao tiếp
Nội dung, phương thức tổ chức
 hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá 
kết quả hoạt động
a. Nội dung 1: : Hướng dẫn HS tìm hiểu Sự trong sáng của tiếng Việt:
a1: Biểu hiện của sự trong sáng trong tiếng Việt
Gv trình chiếu ngữ liệu sgk 
HS đọc ví dụ
Gv chia lớp thành 2 nhóm lớn để thảo luận(5 phút)
 1 số d/c cụ thể ( Giải thích nên hay không nên sử dụng các yếu tố nước ngoài, vì sao?)
-Có vay mượn 
-không lạm dụng
- Đọc và so sánh ba câu văn trong (SGK/30,31) xác định câu nào trong sáng, câu nào không trong sáng? Vì sao?
- Qua đó theo em biểu hiện thứ nhất của trong sáng tiếng Việt là gì?
HS đọc ví dụ và thảo luận , đại diện nhóm trả lời .
- Câu đầu: không trong sáng vì cấu tạo câu không đúng quy tắc (chuẩn mực) ngữ pháp tiếng Việt.
- Hai câu sau: đạt được sự trong sáng vì cấu tạo câu theo chuẩn mực ngữ pháp của tiếng Việt.
GV Em hiểu thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
Hs trao đổi , nhận xét, rút ra lí thuyết 
Gv nhận xét chốt ý .
Trong”: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục.
 “Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.
- Có trường hợp tiếng Việt được sử dụng linh hoạt, sáng tạo, có sự biến đổi, lúc đó tiếng Việt có đảm bảo được sự trong sáng hay không? Hãy phân tích câu thơ của Nguyễn Duy và câu văn của chủ tịch Hồ Chí Minh để trả lời câu hỏi trên.
- Các từ ngữ dùng sáng tạo trong câu thơ của Nguyễn Duy là những từ nào? Chúng có nét nghĩa mới nào? Chúng được dùng theo biện pháp tu từ nào?
HS: Trong câu thơ của Nguyễn Duy, các từ “lưng, áo, con” được dùng theo nghĩa mới nhưng vẫn theo quy tắc ẩn dụ.
- Trong câu văn của Bác, từ “tắm” được dùng theo nghĩa mới là gì? Có phù hợp với quy tắc tiếng Việt hay không?
Nhận xét về các từ ngữ nước ngoài được sử dụng trong câu văn của SGK?
HS: Trong câu văn của Bác, từ “tắm” được dùng theo nghĩa mới và đặc điểm ngữ pháp mới. Nhưng đó vẫn là sự chuyển nghĩa và đặc điểm ngữ pháp theo quy tắc của tiếng Việt.
Trong cả hai trường hợp, việc sử dụng linh họat, sáng tạo vẫn đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt vì vẫn tuân theo quy tắc (chuyển nghĩa, chuyển tiểu loại) của tiếng Việt.
a2 : GV hướng dẫn hs tìm hiểu phương diện 2 về sự trong sáng của TV
 -Cho HS tiếp cận VD sau và nhận xét cách sử dụng các từ, tiếng nước ngoài: - Các superstar thích dùng mobile phone loại xịn?
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta vay mượn hay sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ntn để đảm bảo sự trong sáng của TV?
-Hs suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình: 
 Lạm dụng quá mức tiếng, từ nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của TV.
 (-Có vay mượn nhưng không lạm dụng.)
 Gv trình chiếu giảng;
Ví dụ:Tiếng Việt đã mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán ,tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ khác như:chính trị ,cách mạng ,dân chủ , độc lập ,nhân đạo ,oxi,cacbon.....
Nhưng trên sách Tiếng Việt hiện nay, có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài trong khi tiếng Việt có từ ngữ tương xứng . Có những người thích dùng các từ :
Com puter(máy vi tính )
mobile phone(điện thoại di động),card(thẻ) .
Câu văn có những từ ngữ nước ngoài được sử dụng không cần thiết vì tiếng Việt vẫn có những từ ngữ thay thế tương xứng.
Trong sáng thì không cho phép pha tạp, vẩn đục. Vậy sự trong sáng của tiếng Việt có cho phép pha tạp của yếu tố ngôn ngữ khác không? Qua ví dụ trên, em rút ra biểu hiện thứ hai của sự trong sáng của tiếng Việt là gì?
 Hs trao đổi trả lời Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
Tìm hiểu phương diện 3 về sự trong sáng của TV
a3: GV hướng dẫn hs tìm hiểu phương diện 3 về sự trong sáng của TV
 Hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài chỉ làm vẩn đục tiếng Việt.
- Sự trong sáng của tiếng Việt có cho phép ta nói năng thô tục, bất lịch sự không? Phải nói năng, giao tiếp như thế nào?
- Phân tích tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói của các nhân vật trong đoạn hội thoại? Sgk/33
HS: Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ:
- Cách xưng hô:
+ Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con
à thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi.
+ Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với ông
à thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo
+ Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông giáo: “ Vâng! Ông giáo dạy phải”
à Sự trân trọng, tin tưởng và có phần ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo
- Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã nhặn, lịch sự
HS: Nêu thêm ví dụ:
- Trong các trường hợp khác nhau, dùng từ chết có thể thay thế bằng: khuất núi, quy tiên, từ trần, về cõi vĩnh hằng...
- Hoặc dùng các nói giảm:
- Có lẽ chị không còn trẻ lắm.
- Tôi hỏi thật không phải, chị đã có gia đình chưa?
- Bạn đừng giận thì mình mới nói.
- Mình hỏi câu này bạn đừng giận mình đấy...
- Vậy theo em, sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện ở phương diện nào?
Dự kiến sản phẩm :
HS sẽ nhận biết được những kiến thức khái quát như sau:
I Sự trong sáng của tiếng Việt:
1.Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc đó.
2. Sự trong sáng của tiếng Việt là không lai căng, pha tạp những yếu tố của ngôn ngữ khác.Tuy nhiên, vẫn dung hợp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt
3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
* GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
b. Nội dung 2: Trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
* Cách thức tiến hành: kĩ thuật khăn trải bàn. 
- GV cho HS suy nghĩ trả lời câu hỏi sau: Theo em muốn giữ gìn sự trong sáng của TV, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
- GV chia lớp theo nhóm (5-7 HS/nhóm). Yêu cầu từng HS viết phần cảm nhận riêng của mình về trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt vào ô được chia. Sau đó trưởng nhóm chủ trì thảo luận đi đến kết quả chung, ghi vào ô trung tâm.
- GV gọi bất kì một thành viên trong nhóm lên trình bày kết quả riêng và chung của cả nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá, trao đổi kết quả thảo luận của các nhóm qua các phương diện tình cảm, nhận thức, hành động.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình.
II. Trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
Sản phẩm dự kiến là hoặc là:
Muốn giữ gìn sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt mỗi cá nhân phải:
- Có tình cảm yêu mến và ý thức quí trọng tiếng Việt.
- Có những hiểu biết về chuẩn mực và qui tắc của tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ , đặt câu, tạo lập văn bản, giao tiếp. Thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng TV.
- Có ý thức bảo vệ TV, không lạm dụng tiếng nước ngoài khi nói và viết.
- Có ý thức về sự phát triển của TV làm cho TV ngày càng giàu và đẹp. Có những cách sử sụng mới, sáng tạo riêng.
* GV nhận xét, đánh giá, sản phẩm của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5’)
Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố kiến thức bài học và hoàn thiện các kỹ năng mà giáo viên đặt ra.
- GV cung cấp đề bài (bài tập) – HS thực hiện.
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá 
kết quả hoạt động
GV giao nhiệm vụ: 
 Hướng dẫn HS luyện tập bài tập sgk trang 33
GV chia lớp 6 nhóm ghi lên giấy trong vòng 5 phút.
HS thảo luận nhóm:
Sau khi học sinh thảo luận xong giáo viên thu bài làm học sinh và đọc.Căn cứ vào kết quả thỏa luận GV nhận xét đáp án đúng là tổ nào.
GV .Phân công: 
Nhóm 1,2: Bài tập 1- trang 33
- Yêu cầu HS tìm những từ ngữ tiêu biểu mà tác giả dùng để miêu tả diện mạo hoặc tính cách nhân vật trong Truyện Kiều?
Nhóm 2,4: Bài tập 2-trang 34
Yêu cầu học sinh điền vào đoạn văn các dấu câu thích hợp để đoạn văn được trong sáng?
Nhóm 5,6: Bài tập 3. trang 34
- Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài?
HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
* Nhóm 1 ,2: Bài tập 1(tr 33)
Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật.
- Kim Trọng: rất mực chung tình
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
- Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”
* Nhóm 3,4: Bài tập 2-trang 34
“ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác . Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại .” 
(Chế Lan Viên)
* Nhóm 5,6: Bài tập 3. trang 34
- Thay file thành từ Tệp tin
-Từ hacker chuyển dịch thành kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy.
Bài tập 1(tr 33):Phân tích tính chuẩn xác...để thấy sự trong sáng của đoạn văn:
-Kim Trọng: rất mực chung tình
-Thúy Vân: cô em gái ngoan
- Thúc Sinh: sợ vợ.....
->Có tính chuẩn xác trong cách dùng từ ngữ.
Bài tập 2(tr 34):Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu nên lời văn không gãy gọn, ý không được sáng sủa, Có thể khôi phục lại những dấu câu vào như sau:
 Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận- dọc đường đi của mình- những dòng sông khác .Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại. 
Bài tập 3(tr34)
-Thay file thành từ Tệp tin
-Từ hacker chuyển dịch thành kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Dự kiến thời lượng: 5 phút)
Mục tiêu hoạt động:
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- HS sẽ được hình thành các năng lực: giao tiếp (tạo lập văn bản- viết, thuyết trình); hợp tác (làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm); tự học (tự tìm tòi tư liệu, ); 
- Đánh giá quá trình tiếp nhận bài học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
 học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá 
kết quả hoạt động
* Cách thức tổ chức:
a. Vận dụng:
* Cách thức tổ chức:
- GV yêu cầu HS chọn một hiện tượng trong đời sống từ đó viết 1 bài văn khoảng hai trang giấy về một vấn đề thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
- HS làm việc theo nhóm; chuẩn bị trước ở nhà;
- HS tự chọn hiện tượng xã hội để nghị luận và báo cáo với giáo viên;
- HS có thể trình bày vấn đề cần nghị luận bằng nhiều cách khác nhau (bài viết; bài trình bày miệng; trải nghiệm thực tế từ đó lấy tư liệu để viết bài nghị luận; );
+ Thời gian hoàn thành và trình bày sản phẩm: 1 tuần;
+ Địa điểm trình bày: Tại lớp học.
b. Tìm tòi, mở rộng
* Cách thức tổ chức:
- GV yêu cầu HS tìm đọc một số tác phẩm văn thơ hoặc câu nói nổi tiếng về sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt cũng như trách nhiệm của chúng ta đối với tiếng nói của cha ông
- HS sưu tầm một số tác phẩm văn thơ hoặc câu nói nổi tiếng nói về sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt để đọc và tự cảm nhận;
+ Thời gian hoàn thành và trình bày sản phẩm: 1 tuần;
+ Địa điểm trình bày: Tại lớp học.
-HS thực hiện nhiệm vụ.
-HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm dự kiến:
Bài viết / bài thuyết trình;
* Mức độ của sản phẩm (Tiêu chí cần đạt): 
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng nội dung yêu cầu;
- Hình thức phải phù hợp với nội dung khoảng hai trang giấy;
-Mỗi nhóm 1 sản phẩm, hình thức tự chọn;
* Yêu cầu cụ thể:
Bài viết đúng yêu cầu cơ bản của 1 bài nghị luận về một vấn đề thực tiễn được gợi ra từ thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt; 
b.* Sản phẩm dự kiến:
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ( Hồ Chí 
Minh )
- Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
- Tiếng Việt giàu và đẹp ( Phạm Văn Đồng)
-Tiếng Việt ( thơ Lưu Quang Vũ )
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Nhận biết được sự biểu hiện của sự trong sáng của tếng Việt ở một số phương diện tiêu biểu.
Hiểu được tường tận các biểu hiện trong sáng của tiếng Việt. 
Nhận ra những lỗi sai khi sử dụng tiếng Việt. Biết phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng chuẩn mực của tiếng Việt.
Vận dụng hiểu biế về sự trong sáng của tiếng Việt để cảm thụ một văn bản hoặc tạo lập văn bản.
2. Câu hỏi/Bài tập 
2.1. Xác định câu nào có hiện tượng viết không đúng chuẩn tiếng Việt ?
a-Phải biết xử dụng hợp lí kinh phí được cấp. (1)
 -Phải biết sử dụng hợp lí kinh phí được cấp. (2)
b.-Sau 120 phút thi đấu, hai đội hoà 1-1, phải phân thắng bại bằng đá luân lưu 11 mét. (1)
-Sau 120 phút thi đấu, hai đội hoà 1-1, phải phân thắng bại bằng đá luân phiên 11 mét. (2)
2.2. Chỉ ra hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa:
-Nhiều fans hâm mộ đã ra sân bay đón đội tuyển Việt Nam thắng lợi trở về . (1)
-Liên hoan festival nghệ thuật Tây Nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột . (2)
2.3. Chỉ ra những từ ngữ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
-Xã em có mười người được bầu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. (1)
-Chiều qua, lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn đánh nhau trong giờ ra chơi.(2)
2.4. Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
V/ PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP 1
CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI TẬP 1/ tr44
Nhóm: / Lớp: 12 
 Nội dung : Chọn những câu trong sáng trong những câu sau và phân tích sự trong sáng đó .
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta cần phải có những kế hoạch cụ thể.
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn,chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta cần phải có những kê hoạch cụ thể.
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn
Kết quả thảo luận:
Câu văn trong sáng: .. 
Phân tích sự trong sáng: 
PHIẾU HỌC TẬP 2
CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI TẬP 2/ tr 44
Nhóm: / Lớp: 12 
Nội dung : Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng Việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt .
 Bạn chờ đợi gì trong ngày lễ Tình nhân - một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất? 
 Ca sĩ Quang Vinh chàng “ hoàng tử sơn ca ” tiết lộ “Tôi là con người dễ thương và lãng mạn, hiện tại tôi cũng yêu như thế.” Vậy lãng mạn trong ngày Valentine của chàng hoàng tử này sẽ thế nào?
 Còn nàng Bảo Thy - “công chúa bong bóng” vẫn luôn mơ về một chàng “bạch mã hoàng tử” , vậy nàng mong chờ chàng hoàng tử của mình sẽ ra sao trong ngày Tình yêu? 
Kết quả thảo luận:
Hình thức thể hiện
 Ý nghĩa và sắc thái biểu cảm
Ngày lễ Tình nhân
Ngày Valentine
Ngày Tình yêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_bai_giu_gin_su_trong_sang_cua_tieng_v.doc