Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 2, Tiết 7:Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 2, Tiết 7:Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng

4.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về HCM bằng cách cho HS:

- Xem chân dung

- Xem một đoạn video clip về HCM

- Nghe một đoạn bài hát Viếng lăng Bác (phỏng thơ Viễn Phương)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

 

doc 10 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 2, Tiết 7:Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2; Tiết:7; Ngày soạn: 04/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)
(PHẦN I – TÁC GIẢ)
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 1 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
	Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp, văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM. 
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe
2
Nắm được những nét khái quát về tiểu sử, sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
Đ1
3
. Phân tích, lí giải được những đặc điểm về quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật qua một số tác phẩm đã học của HCM.
Đ2
4
Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của bài học.
N1
5
 Có khả năng tạo lập một văn bản thuyết minh về tác gia HCM.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, TỰ HỌC
6
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
7
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
8
Năng lực tự học: Chủ động, tự giác trong việc học của bản thân.
TH
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM
10
 - Trân trọng cuộc đời và những đóng góp văn học của HCM.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
YN,
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
Học liệu: SGK, phiếu học tập, 
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Hình ảnh , phim ảnh về Hồ Chí Minh
 GV chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu và phát tới từng HS, yêu cầu HS hoàn thành trước ở nhà:
I. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của HCM
1. 
2. 
3. 
II. Di sản văn học
1. Văn chính luận
- Tác phẩm tiêu biểu
- Mục đích
- Đặc điểm nổi bật
2. Truyện và kí
- Tác phẩm tiêu biểu
- Mục đích
- Đặc điểm nổi bật
3. Thơ ca
- Tác phẩm tiêu biểu
- Mục đích
- Đặc điểm nổi bật
III. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng
1. Văn chính luận
2. Truyện và kí
3. Thơ ca
Thống nhất
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(5phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học: Phần một: Tác giả Hồ Chí Minh
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (25 phút)
Đ1,Đ2,N1,GT-HT,GQVĐ
Vài nét về tiểu sử
Sự nghiệp văn học
Quan niệm sáng tác
Di sản văn học
Phong cách nghệ thuật
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (10 phút)
N1,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
N1, V1, YN,
TT, TN
Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao về bài học.
Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình.
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về HCM bằng cách cho HS:
Xem chân dung
Xem một đoạn video clip về HCM
Nghe một đoạn bài hát Viếng lăng Bác (phỏng thơ Viễn Phương)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
2.1: VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT – HT
HS khái quát được những nét chính cuộc đời của Hồ Chí Minh
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Vài nét về tiểu sử:
- Xuất thân: Sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Quê quán: làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Song thân:
+ Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan
- Học vấn:
+ Thời trẻ, học chữ Hán ở nhà
+ Học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp tại trường Quốc học Huế.
+ Có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây ″Bản yêu sách của nhân dân An Nam″
+ 1920: Dự đại hội Tua, là một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp
+ 1923 - 1941: Hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng:
⋅Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925),
⋅Chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng, Đảng cộng sản Việt Nam.
+ 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng.
+ 1942 – 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
+ Sau khi ra tù: về nước, lãnh đạo cách mạng
+ 1946: được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH.
+ 2 – 9 – 1969: Người từ trần.
* Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại, là anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân VN và là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản, là danh nhân văn hóa thế giới. 
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	HS quan sát phần mục I. SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tiểu sử của Hồ Chí Minh:
+ Quê hương, gia đình, thời niên thiếu.
+ Quá trình hoạt động CM
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
a. Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng:
- ″Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong″ (Cảm tưởng đọc ″Thiên gia thi″).
- ″Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy″. (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951)
b. Tính chân thực và tính dân tộc trong văn học:
- Tính chân thực: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực
+ Người nhắc nhở những tác phẩm: ″chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít″
+ Người căn dặn: ″miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn″, phải ″giữ tình cảm chân thật″.
- Tính dân tộc:
+ Người nhắc nhở giới nghệ sĩ: phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi viết, ″nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc″
+ Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ: ″chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo″.
c. Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm:
Người luôn đặt 4 câu hỏi:
- ″Viết cho ai?″ (Đối tượng),
- ″Viết để làm gì?″ (Mục đích),
- ″Viết cái gì?″ (Nội dung).
- ″Viết thế nào?″ (Hình thức).
→ Tuỳ trường hợp cụ thể, Người vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau → Tác phẩm của Người có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực, hình thức sinh động, đa dạng.
2. Quan điểm sáng tác nghệ thuật 
a: Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. 
 b: Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Nhà văn cần tránh lối viết cầu kì xa lạ, chú ý phát huy cốt cách dân tộc, ngôn từ phải chọn lọc.
c:Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì? ) để quyết định nội dung ( Viết cái gì? ) và hình thức (Viết thế nào? ) của tác phẩm. 
2. Di sản văn học:
a. Văn chính luận:
- Cơ sở: Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
- Mục đích: Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng và thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ ″Bản án chế độ thực dân Pháp″ (1925)
Tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa
Lay động người đọc bằng những sự việc chân thật và nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, trí tuệ.
+ ″Tuyên ngôn độc lập″ (1945)
Một văn kiện có ý nghĩa lích sử trọng đại và là một áng văn chính luận mẫu mực (bố cục ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm)
Thể hiện tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân và nhân loại)
+ Các tác phẩm khác: ″Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến″ (1946); ″Không có gì quý hơn độc lập, tự do″ (1966) ...
→ Được viết trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc, thể hiện tiếng gọi của non sông đất nước, văn phong hòa sảng, tha thiết, làm rung lòng người.
b. Truyện và kí:
- Mục đích:
+ Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân xâm lược,
+ Bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Pa-ri (1922),
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),
+ ″Vi hành″ (1923),
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925),
+ Nhật kí chìm tàu (1931),
+ Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)...
- Đặc điểm nổi bật:
Chất trí tuệ và tính hiện đại, ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, vừa đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh.
c. Thơ ca:
* Nhật kí trong tù:
- Mục đích:
Sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 → ″ngày dài ngâm ngợi cho khuây″
- Nội dung:
+ Ghi lại chân thật, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày.
+ Bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh:
• Nghị lực phi thường;
• Tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc;
• Vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dễ xúc động trước nỗi đau của con người;
• Vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ
→ Tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo, đa dạng về bút pháp, kết tinh giá trị và tư tưởng nghệ thuật thơ ca Hồ Chí Minh.
* Chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc (1941- 1945):
- Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự của vị lãnh tụ ưu nước ái dân
- Tác phẩm:
+ Thơ tuyên truyền: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ ...
+ Thơ nghệ thuật: Pắc Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bó, Đăng sơn, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya...
- Đặc điểm nổi bật: vừa cổ điển vừa hiện đại, thể hiện cốt cách, phong thái điềm tĩnh, ung dung tự tại.
3. Phong cách nghệ thuật:
* Nhận định chung:
- Độc đáo, đa dạng;
- Bắt nguồn từ:
+ Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động CM, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
+ Quan điểm sáng tác.
*Văn chính luận:
- Ngắn gọn, tư duy sắc sảo,
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục,
- Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
* Truyện và kí:
- Vẻ đẹp hiện đại,
- Tính chiến đấu mạnh mẽ
- Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh sâu cay.
*Thơ ca:
- Thơ tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
- Thơ nghệ thuật: Vẻ đẹp hàm súc, hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất ″tình″ và chất ″thép″.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành nhóm (4 HS) và thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập :
PHIẾU HT 1 ( Nhóm 1)
I. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của HCM
1. 
2. 
3. 
PHIẾU HT 2( Nhóm 2)
II. Di sản văn học
1. Văn chính luận
- Tác phẩm tiêu biểu
- Mục đích
- Đặc điểm nổi bật
2. Truyện và kí
- Tác phẩm tiêu biểu
- Mục đích
- Đặc điểm nổi bật
3. Thơ ca
- Tác phẩm tiêu biểu
- Mục đích
- Đặc điểm nổi bật
PHIẾU HT 3( Nhóm 3+4)
III. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng
1. Văn chính luận
2. Truyện và kí
3. Thơ ca
Thống nhất
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
2.3: KẾT LUẬN
1. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ
2. Nội dung: Khái quát nội dung chính đã học
3. Sản phẩm: HS hoàn thành trả lời câu hỏi ngắn
* Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp vĩ đại của Người. HCM quan niệm văn học là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng .
* Phong cách nghệ thuật HCM độc đáo, đa dạng., thống nhất
- Mang tính độc đáo
 + Văn chính luận thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục
 + Truyện và kí rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
 + Thơ ca tuyên truyền cách mạnh gần gũi với ca dao, giản dị, dễ nhớ.
- Có tính đa dạng:
 + Bác viết nhiều thể loại
 + Bác viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt, 
- Lại có tính thống nhất
 + Cách viết ngắn gọn trong sáng, giản dị.
 + Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau.
 + Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi tổng kết: Em hãy nhận xét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn HCM.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gọi học sinh đọc phần kết luận để ghi nhớ, đánh giá tổng quát về thơ văn của Bác.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của HS, GV lưu ý HS về cách trình bày
	Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p)
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3.Sản phẩm: Phiếu học tập.
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu bài tập:
Bài 1 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Bài 2 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài 1 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Bút pháp cổ điển:
 + Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều.
 + Thể thơ Đường luật.
 + Sử dụng hình ảnh trong thơ cổ: cánh chim, chòm mây.
 + Nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh
- Bút pháp hiện đại:
 + Lấy con người làm trung tâm.
 + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, sự đồng cảm.
Nhật kí trong tù
- Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp.
⇒ Thơ của Bác: giàu cảm xúc, chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển, nhiều hình ảnh tự nhiên, nổi bật tinh thần hiện đại.
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ các ý: 5,0 điểm
HS nêu được nửa số ý: 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
2
Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:
- Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại.
- Lòng yêu nước sâu sắc.
Hướng dẫn chấm: 
HS nêu được đủ ý bài học: 5,0 điểm
HS nêu được 1 ý bài học 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 p)
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy bày tỏ suy nghĩ về một đức tính đáng quý của Hồ Chí Minh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên một đức tính đáng quý của HCM.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Nhắc lại những quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. Quan điểm ấy được Bác vận dụng như thế nào trong quá trình sáng tác? 
- Bác sáng tác chủ yếu ở những thể loại nào?
- Những tác phẩm thơ văn của Người có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng?
2- Bài sắp học: Tuyên ngôn Độc lập (Tiếp theo)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
- Đọc TIỂU DẪN, VĂN BẢN 
- Trả lời các câu hỏi phần hướng HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, LUYỆN TẬP trong SGK .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_2_tiet_7tuyen_ngon_doc_lap_ho_ch.doc