Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề tích hợp: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề tích hợp: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại - Năm học 2021-2022

I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ

1.Tên chủ đề: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại

2. Các văn bản:

 - Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân);

 - Ai đã đặt tên cho dòng sông?( Hoàng Phủ Ngọc Tường).

3.Tích hợp kiến thức 02 bài Làm văn:

 - Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghịluận

 - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lậpluận

4. Bài Kiểm tra cuối chủ đề

 

docx 47 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 3751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề tích hợp: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9, 10, 11, 12_Tiết:34 đến 44; Ngày soạn: 10/11/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại (11 tiết)
1. Người lái đò Sông Đà (trích) của Nguyễn Tuân (Tiết 34, 35, 36, 37)
2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tiết 38, 39, 40, 41)
3.Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Tiết 42)
4.Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận(Tiết 43)
5. Kiểm tra cuối chủ đề: Kiểm tra thường xuyên lần 3 (Tiết 44)
 Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 11 tiết
I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 
1.Tên chủ đề: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại
2. Các văn bản: 
 - Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân); 
 - Ai đã đặt tên cho dòng sông?( Hoàng Phủ Ngọc Tường).
3.Tích hợp kiến thức 02 bài Làm văn: 
 - Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghịluận
 - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lậpluận
4. Bài Kiểm tra cuối chủ đề
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Về kiến thức
-Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.
-Thấy được vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Về năng lực
- Năng lực giao tiếp
+ Tóm tắt được nội dung của các văn bản (đoạn trích).
+ Hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. 
+ Biết nhận diện sự việc chính trong kí.
+ Hiểu được sự phản ánh nhiều mặt cùa đời sống xã hội trong tác phẩm kí, sự đa dạng về nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật.
+ Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, vẻ đẹp hình tượng, các biện pháp nghệ thuật của các đoạn trích.
+ Nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại.
+ Xác định và phân tích được các hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật chính (thông qua hệ thống chi tiết, hình ảnh nghệ thuật...).
+ Chỉ ra và phân tích được nghệ thuật kể chuyện dựa vào đặc trưng nghệ thuật của các kí hiện đại Việt Nam: chân thực, đa dạng, phong phú.
+ Vận dụng được hiểu biết về kí hiện đại Việt Nam để đọc hiểu các kí hiện đại Việt Nam khác cùng thời kì.
+Vận dụngđược những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân.
- Giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
3.Về phẩm chất:Yêu nước
 Biết yêu cuộc sống, con người, thiên nhiên Việt Nam. 
4. Tích hợp Hướng dẫn học sinh luyện tập 02 bài làm văn: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 
- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận;
- Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận;
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn
2. Học liệu: SGK, Kế hoạch bài dạy; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu bài tập; Phiếu học tập.
IV. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
- Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, 
- Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lý giải sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên những hiểu biết về kí hiện đại Việt Nam được học trong chương trình và sách giáo khoa.
- Nhận diện được người kể chuyện, ngôi kể, trình tự kể. 
- Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Khái quát đặc điểm riêng về cách kể chuyện của từng nhà văn.
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa vào nghệ thuật kể chuyện.
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
- Lý giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện, chi tiết tiêu biểu.
- So sánh các tình tiết, sự kiện trong cùng một tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.
- Vận dụng vào làm văn nghị luận văn học.
- Kể chuyện sáng tạo. 
- Nhận diện hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ).
- Giải thích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật (hình tượng nhân vật)
- Trình bày cảm nhận/đánh giá về nhân vật (làm văn nghị luận văn học)
-Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ việc tìm hiểu nhân vật.
- Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại kí. 
- Lí giải ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại kí.
- Khái quát được phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Vận dụng vào làm văn nghị luận văn học, thể hiện được suy nghĩ, khám phá riêng của bản thân về các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại kí.
- Nhận ra được quan điểm, tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
- Lí giải được quan điểm, tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
- Nhận xét, đánh giá về quan điểm, tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua các tác phẩm.
- Vận dụng/Học tập những quan điểm, tư tưởng tích cực của các nhà văn (qua những tác phẩm đã học) vào thực tế đời sống của bản thân.
- Nhận biết những yếu tố thuộc về phong cách nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm (chẳng hạn: chất tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân, chất Huế, chất thơ trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường ).
- Lí giải những yếu tố thuộc về phong cách nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm.
- Nhận xét, đánh giá những yếu tố thuộc về phong cách nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm.
- So sánh phong cách nghệ thuật của các nhà văn.
- Nhận biết được các văn bản viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK)
- Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK).
- Vận dụng hiểu biết thể loại để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK).
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên đặc điểm về thể loại của các tác phẩm viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK).
Biên soạn các câu hỏi/bài tập các mức độ yêu cầu đã mô tả 
	Các câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ sẽ được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của người học khi kết thúc chủ đề.
1. Với bài kí:Người lái đò Sông Đà (trích) của Nguyễn Tuân,có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân.
Qua những nét chính về tác giả, em nhận thấy Nguyễn Tuân là người như thế nào?
Bài kí giúp em hiểu thêm gì về con người, phong cách nghệ thuật của tác giả?
Bài kí được viết trong hoàn cảnh nào?
Em hãy chỉ ra tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng cùa bài kí là gì.
Hoàn cảnh ra đời cùa bài kí giúp em hình dung như thế nào về thiên nhiên và con người Tây Bắc?
Bài kí đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật nào?
Hình tượng con sông Đà được khắc họa với những đặc điểm nào?
Vẻ đẹp cùa hình tượng người lái đò sông Đà được khắc họa như thế nào?
Hình tượng con sông Đà cho em hình dung như thế nào về thiên nhiên Tây Bắc?
Hình tượng người lái đò sông Đà giúp em cảm nhận gì về vẻ đẹp con người Tây Bắc?
Tìm những chi tiết làm nổi bật tính cách hung bạo của sông Đà.
Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng khi miêu tả sông Đà dừ dội hung bạo.
Lời đề từ:
“Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu” thể hiện đặc điểm gì của sông Đà?
Những hình ảnh: vách đá, ghềnh Hát Loóng, cái hút nước, thác đá đã được miêu tả cụ thể như thế nào?
Nêu tác dụng cùa các biện pháp nghệ thuật đó.
Qua tính cách hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân muốn thể hiện điều gì?
Tìm những chi tiết làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng trữ tinh của sông Đà.
Từ trên cao, hình dáng sông Đà được miêu tả như thế nào?
- Nhận xét về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà.
Màu sắc của Sông Đà có điểm gì khiến em ấn tượng?
Cảnh sắc hai bên bờ Sông Đà có những nét riêng như thế nào?
-Con sông còn khơi gợi rất nhiều cảm xúc, đó là những cảm xúc gì? Ý nghĩa?
- Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà.
Theo em, vì sao vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà hấp dẫn Nguyễn Tuân và bạn đọc?
Em có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật cùa nhà văn trong cách miêu tả thiên nhiên Tây Bắc?
Hãy khái quát những đặc điếm của thế kí thể hiện qua hình tượng sông Đà?
Vẻ đẹp của hình tượng người lái đò sông Đà qua cuộc vượt thác.
Nhận xét tương quan giữa thiên nhiên và con người trong cuộc vượt thác sông Đà.
Em đánh giá như thế nào về vẻ đẹp của người lái đò qua cuộc vượt thác?
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tả vẻ đẹp của ông đò.
Cuộc vượt thác được miêu tả cụ thể như thế nào?
Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tả vẻ đẹp của ông đò.
Vẻ đẹp của người lái đò qua cuộc vượt thác có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Hãy rút ra cách đọc hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam.
2. Với bài kí:Ai đã đặt tên cho dòng sông?(trích) của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Hãy nêu những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Qua những nét chính về tác giả, em nhận thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường là người như thế nào?
Bài bút kí giúp em hiểu thêm gì về phong cách nghệ thuật của tác giả?
Nhan đề của tác phẩm có gì độc đáo?
Giải thích nghĩa của nhan đề đó?
Hãy đánh giá cách đặt nhan đề của tác giả.
 Hình tượng sông Hương được miêu tả từ thượng nguồn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng lưu được nhìn ở những góc độ nào?
Phát biểu cảm nhận của em về vẻ đẹp của sông Hương.
Vẻ đẹp của sông Hương đoạn ngoại vi thành phổ Huế được thế hiện qua những chi tiết nào?
Nêu ý nghĩa những chi tiết liên quan vẻ đẹp của sông Hương đoạn ngoại vi thành phổ Huế.
Cái tôi tài hoa, vốn hiểu biết phong phú được thể hiện trên những phương diện nào theo thủy trình?
Sông Hương khi chảy vào thành phổ Huế có gì thay đổi?
Sông Hương có điểm gì giống và khác với sông Đà?
Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.
Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác già?
 Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của sông Hương được thể hiện trong bài kí?
Chỉ ra các chi tiết thể hiện mối quan hệ của sông Hương với lịch sử và văn hóa xứ Huế.
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca?
Cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện trên những phương diện nào miêu tả qua những chi tiết nào?
Cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện trên những phương diện nào nào?
Cái tôi tài hoa, vốn hiếu biết phong phú được thể hiện trên những phương diện nào?
Cái tôi tinh tế, dạt dào cảm xúc, hướng nội được thể hiện qua những nét nổi bật nào?
- Tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với xứ Huế cùa tác giả được thể hiện như thế nào qua bài kí?
Hãy rút ra cách đọc hiểu một tác phẩm bút kí hiện đại Việt Nam.
3.Với bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
– Trình bày các khái niệm: phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh .
Phân biệt sự khác nhau giữa nhau các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?
- Chỉ ra các câu văn, đoạn văn có sử dụng các phương thức biểu đạt và nêu hiệu quả nghệ thuật việc sử dụng đó trong tùy bút của Nguyễn Tuân và bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận?
-Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?
 -Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao chúng ta cần chú ý điều gì?
- Chỉ ra các câu văn, đoạn văn có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và nêu hiệu quả nghệ thuật việc vận dụng đó trong tùy bút của Nguyễn Tuân và bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Viết bài văn cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Sông Đà/ Sông Hương trong tùy bút của Nguyễn Tuân và bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường (có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong quá trình diễn đạt).
4.Với bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
– Thế nào là thao tác lập luận?
– Phân biệt các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
– Xác định các thao tác lập luận trong tùy bút của Nguyễn Tuân và bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Thế nào là vận dụng kết hợp các thao tác lập luận?
– Yêu cầu của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
-Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.
- Cảm nhận một đoạn trích tiêu biểu 
trong tùy bút của Nguyễn Tuân và bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thời lượng dạy học của chủ đề này là 11 tiết , cụ thể như sau:
Tên các bài 
của chủ đề
Cấu trúc nội dung bài học theo chủ đề
Nội dung
 tích hợp
Ghi chú (Điều chỉnh)
Tiết 1: A.TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ
B. VỀ TÁC PHẨM
* Người lái đò Sông Đà(Nguyễn Tuân)
A.TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ
 I. Khái niệm
 II. Đặc điểm kí văn học Việt Nam hiện đại qua hai tác phẩm
B. VỀ TÁC PHẨM
Bài 1.Người lái đò Sông Đà(Trích) -Nguyễn Tuân
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
2. Tuỳ bút “Sông Đà”
3. Người lái đò Sông Đà
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 2:
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
II. Đọc hiểu văn bản
Hình tượng Sông Đà
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 3:
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
II. Đọc hiểu văn bản
Hình tượng ông lái đò 
III.Tổng kết
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 4: 
Luyện tập Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), tích hợpLuyện tậpvậndụngkếthợpcác phươngthức biểu đạt trong bài văn nghịluận
IV. Luyện tập
Viết đọan văn cảm nhận về tính cách hung bạo của Sông Đà có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm. (20 HS đầu danh sách)
Viết đọan văn cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm.(20 HS cuối danh sách)
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 5: 
Luyện tập Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), tích hợpLuyệntậpvậndụngkết hợpcácthaotác lậpluận
IV. Luyện tập (Tiếp theo)
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lái đò có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh 
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 6: 
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bài 2.Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích)-Hoàng Phủ Ngọc Tường
I.Tìm hiểu chung
Tác giả
Tác phẩm
Đọc hiểu văn bản
Đọc , tìm bố cục
Phân tích
Đoạn 1: Sông Hương ở thượng nguồn
b.Đoạn 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 7, 8:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phân tích
c. Đoạn 3: Sông Hương trong lòng thành phố Huế.
 d. Đoạn 4: Sông Hương khi rời xa thành phố Huế
Sông Hương với lịch sử, văn hóa và cuộc đời
g. Đặc sắc phong cách nghệ thuật của bài kí
3. Tổng kết
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 9: 
Luyện tập Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợpLuyện tậpvậndụngkếthợpcác phươngthức biểu đạt trong bài văn nghịluận
III. Luyện tập
1. Viết đọan văn cảm nhận về đoạn văn miêu tả Sông Hương ở thượng nguồn có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm.
2. Viết đọan văn cảm nhận về đoạn văn miêu tả Sông Hương ở vùng đồng bằng Châu Hóa có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm.
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 10 : 
Luyện tập Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợpLuyệntậpvậndụngkết hợpcácthaotác lậpluận
Luyện tập
Viết đoạn văn cảm nhận về Sông Hương trong lòng thành phố Huế có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh 
Viết đoạn văn cảm nhận về Sông Hương khi rời Huế ra đi có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh 
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
Tiết 11 : 
Kiểm tra sau chủ đề
Đọc văn, tiếng Việt, làm văn
TIẾT 1
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (10 phút)
1.Mục tiêu: Học sinh huy động được vốn kiến thức đã biết chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới.
2. Nội dung: Xem video, nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp của sông Đà, sông Hương.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường bằng cách cho HS:
+Xem một đoạn video clip về Sông Đà, Sông Hương. 
+ Nghe một đoạn bái hát: Tiếng gọi sông Đà (Trần Chung), Dòng sông ai đã đặt tên (Trần Hữu Pháp)
GV đặt câu hỏi: Các đoạn phịm, bài hát trên gợi cho em nhớ đến các dòng sông nào trên đất nước ta? Em có ấn tượng gì sau khi xem và nghe?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:Có một nhà văn từng quan niệm: Văn chương trước hết phải là phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhà văn ấy chính là Nguyễn Tuân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tiếp xúc với tác giả này qua tùy bút Người lái đò sông Đà.Cũng viết về đề tài dòng sông nhưng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn hình tượng dòng sông Hương qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Hai nhà văn đều chọn thể kí để bộc lộ cái tôi của mình. Chúng nhau cùng nhau tìm hiểu chủ đề kí Việt Nam hiện đại qua sáng tác của 2 nhà văn này.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (35 phút)
1.Mục tiêu: (Xem mục II)
2. Nội dung: 
- Tìm hiểu chung về thể kí;
-Tìm hiểu hai bài kí
+ Nhũng nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của hai tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Những thành công về nội dung và nghệ thuật của hai bài kí.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng, hoàn thành Phiếu học tập
4.Tổ chức thực hiện:
Hình thành kiến thức (35 phút)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS nhớ lại những tác phẩm kí đã học ở chương trình THCS 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS kể tên các tác phẩm kí đã học ở THCS và THPT (Lớp 10,11)
- HS lắng nghe, ghi chép.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét phần trả lời của HS.
* Sản phẩm mong đợi: Bảng thống kê các tác phẩm kí.
*GV Tích hợp kiến thứ lí luận văn học để thuyết giảng, hệ thống lại khái niệm, đặc điểm của thể kí.
Đặc điểm kí văn học Việt Nam hiện đại qua hai tác phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Phiếu HT số 1:
- Từ sự chuẩn bị ở nhà và đọc 2 bài kí, HS rút ra đặc điểm kí văn học VN hiện đại 
* Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày đặc điểm nội dung và nghệ thuật của 2 bài kí, rút ra điểm giống nhau và khác nhau.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét phần trình trình bày của học sinh
* Sản phẩm mong đợi: Bài làm trên Phiếu học tập số1.
A.TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ
 I. Khái niệm
 1.Kí là một loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh ... Kí bao gồm nhiều thể như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút, ...
 2. Tùy bút
- Thuộc thể kí. 
- Nét nổi bật ở tuỳ bút là tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm. Nhân vật chính là “cái tôi” của nhà văn. Qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể, có thực, nhà văn chú trọng bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại.
- Một số tuỳ bút tiêu biểu: Sông Đà (Nguyễn Tuân); Đường chúng ta đi (Nguyễn Trung Thành) 
3. Bút kí
- Bút kí là một thể kí có quy mô tương ứng với truyện ngắn, không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.
- Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
4. Hồi kí
- Hồi kí thuộc thể kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.
- Về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu, hồi kí gần với văn xuôi lịch sử 
- Một số hồi kí tiêu biểu: Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp); Ngục Kon Tum (Lê Văn Hiến) 
II. Đặc điểm kí văn học Việt Nam hiện đại qua hai tác phẩm
a. Về nội dung
- Đề tài: Thiên nhiên, con người, các hiện tượng nổi bật vừa có tính xác thực vừa có tính thẩm mĩ.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc giai đoạn kiến thiết, xây dựng CNXH ở miền Bắc trong kí NLĐSĐ
+ Vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Huế trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Chủ đề: Qua phản ánh sự thật đời sống để bộc lộ những cảm xúc, cảm nghĩ, suy tư của cái tôi trữ tình về hiện thực khách quan
+ NLĐSĐ: Qua hình tượng dòng sông và người lái đò nhà văn tìm kiếm, khẳng định ngợi ca chất vàng thiên nhiên và “thứ vàng 10” trong tâm hồn người lao động Tây Bắc trong đại mới.
+ AĐĐTCDS?: Qua hình tượng sông Hương nhà văn khẳng định, tự hào, tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử Huế đồng thời thể hiện tình yêu da diết với quê hương.
- Cảm hứng: Thường bộc lộ cảm hứng của một cái tôi trữ tình bay bổng, lãng mạn, dạt dào cảm xúc.
b. Về nghệ thuật
- Kết cấu: Tổ chức sắp xếp sự việc, hình ảnh, nhân vật theo liên tưởng, tưởng tượng phóng túng đa chiều không bị ràng buộc bởi những quy phạm chặt chẽ. Vì thế kết cấu kí có sự đan cài giữa mạch tự sự và mạch suy tư, suy tưởng, cảm xúc.
+ NLĐSĐ kể về con Sông Đà và cuộc chiến đấu của người lái đò với Sông Đà nhưng nhà văn kể theo những liên tưởng phóng túng của một cái tôi tài hoa uyên bác.
+AĐĐTCDS? đan xen giữa những miêu tả, liên tưởng về hành trình và vẻ đẹp sông Hương là những câu chuyện vừa có thật vừa nhuốm màu huyền thoại.
- Ngôn ngữ:
+ Giàu hình ảnh, giàu liên tưởng tưởng tượng; mang đậm tính chủ thể, gắn liền với cá tính sáng tạo của tác giả. 
+ Vận dụng rất nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt biện pháp so sánh, nhân hóa được phát huy hết công suất, hiệu quả của chúng.
- Giọng điệu:linh hoạt: giọng trần thuật, giọng phân tích, giọng trữ tình, giọng suy tưởng nhưng mang dấu ấn riêng của nghệ sĩ.
=> Đọc hiểu thể loại kí cần nắm được những đặc điểm trên.
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS nhớ lại và trình bày những nét cơ bản về tác giả NT (Xem lại phần Tiểu dẫn bài Chữ người tử tù, SGK Ngữ văn 11, tập I, tr 107).
- Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
+ Cho biết hoàn cảnh sáng táctuỳ bút “Sông Đà”.
+ Nêu xuất xứ vànội dung chính của tác phẩm Người lái đò Sông Đà
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS Tái hiện kiến thức và ghi vào vở.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
-GV nhận xét phần trình trình bày của học sinh
*GV Tích hợp kiến thức Địa lí, Lịch sử Việt Nam những năm 60 hướng dẫn học sinh tìm hiểu tên gọi Sông Đà và hoàn cảnh ra đời tuỳ bút của Nguyễn Tuân
*GV Tích hợp kiến thức Lí luận văn học hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm thể loại tuỳ bút của Nguyễn Tuân.
* Sản phẩm mong đợi: Phần trả lời của HS
B. VỀ TÁC PHẨM
Bài 1. Người lái đò Sông Đà
(Trích) 
Nguyễn Tuân
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : 
- Nguyễn Tuân(1910-1987) là người trí thức, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. 
 - Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu, 
 - Ông sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.
2. Tuỳ bút “Sông Đà”
Ra đời vào năm 1960, gồm 15 tuỳ bút, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc.
3.Người lái đò Sông Đà
a. Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
b. Nội dung:
- Phong cảnh Tây Bắc vừa hung bạo hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.
- Con người Tây Bắc dũng cảm, cần cù.
TIẾT 2
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức(Tiếp theo) (45 phút)
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản
-Với hoạt động đọc văn bản (gồm cả đọc Chú thích), học sinh có thể thực hiện trước ở nhà, đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn và một vài lưu ý trong chú thích.
-GV hướng dẫn HS cần đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm và cảm nhận mạch văn, giọng điệu, ngôn ngữ cực kì biến hoá của Nguyễn Tuân
- Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- Sau khi đọc, GV gọi 1 vài HS phát biểu cảm nhận chung về các hình tượng nổi bật trong đoạn trích; về văn phong Nguyễn Tuân.
- Hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích “Chúng thuỷ giai Đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu” (Mọi dòng sông đều chảy theo hướng Đông. Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc). 
àÝ nghĩa của việc so sánh dòng chảy của sông Đà với những dòng sông khác là gì?
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
2.1. Hình ảnh Sông Đà
a. Cách giới thiệu Sông Đà
“Chúng thuỷ giai Đông tẩu; Đà giang độc Bắc lưu” (mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc)
à Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà: Sông Đà như một nhân vật có cá tính độc đáo. 
Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược: hung bạo, dữ dằn và trữ tình, thơ mộng.
-Sử dụng PHT số 2, tr. 60: Tìm hiểu nét hung bạo, dữ dằn của Sông Đàtheo gợi dẫn
THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút
- Làm việc nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhiệm vụ được giao: hoàn thành phiếu học tập số 2 (trong cuốn Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập). 
Nội dung: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Cảnh đá bờ sông;
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Quãng mặt ghềnh Hát Loóng;
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Quãng Tà Mường Vát
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về “Chiến trường” Sông Đà
- GV chỉ định thành viên của nhóm trình bày, thành viên của các nhóm còn lại phản biện.
- Thời gian hoàn thành: 5 phút
- Thời gian trình bày: 5 phút
-Tóm lại, hình ảnh Sông Đà là biểu tượng cho điều gì?
+ HS trả lời cá nhân
+ GV giảng mở rộng
b. Nét hung bạo, dữ dằn của Sông Đà
Hung bạo, dữ dằn: Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu; cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò; 
- Cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, những đoạn đá “chẹt” lòng sông “như một cái yết hầu”, à so sánhàSông Đà hiện ra như một con quái vật 
- Quãng mặt ghềnh Hát Loóng: cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm ” àSử dụng cấu trúc câu trùng điệpà Sông Đà luôn hung hăng, “ưa gây sự”.
- Quãng Tà Mường Vát: “Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu” sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào à so sánh, liên tưởng độc đáo, nhằm tô đậm mức độ khủng khiếp của những cái hút nước.
- “Chiến trường” Sông Đà:
 + Mặt nước sôngvới dòng nước như hùm beo lồng lộn. Âm thanh: “nghe như là oán trách” lúc thì “van xin”, khi thì “khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo”, có lúc “rống lên như một ngàn con trâu mộng...”;
+ Những hòn đá trên sông lập lờ cạm bẫy: Diện mạo: Tên nào “trông cũng ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”.Trông như những tên lính thủy hung tợn sẵn sàng giao chiến. Cả một trận địa đá, sẵn sàng dìm chết con thuyền.“Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm đã mai phục hết trong lòng sông”
 + Những trùng vi thạch trận, phòng tuyến: “Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền.”
àNhân cách hóa con sông - một sinh thể dữ dằn, sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò
=> Hình ảnh Sông Đà là biểu tượng cho sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.Niềm tự hào của tác giả về Tổ quốc giàu đẹp, hùng vĩ. Đó là khúc ca ca ngợi sức mạnh của tự nhiên.Đó cũng là sự phá cách, minh chứng cho kì tài của Nguyễn Tuân trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ .
-Sử dụng PHT số 3, tr. 61: Tìm hiểu Vẻ trữ tình, thơ mộng của Sông Đà theo gợi dẫn
THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút
- Làm việc nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhiệm vụ được giao: hoàn thành phiếu học tập số 3 (trong cuốn Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập). 
Nội dung: 
+ Nhóm 1, 2: Tg đã miêu tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà như thế nào?;
+ Nhóm 3,4: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đã được tg sử dụng để thể hiện dòng sông trữ tình và hiệu quả của chúng.
- GV chỉ định thành viên của nhóm trình bày, thành viên của các nhóm còn lại phản biện.
- Thời gian hoàn thành: 5 phút
- Thời gian trình bày: 5 phút
.
c.Vẻ trữ tình, thơ mộng của 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_chu_de_tich_hop_doc_hieu_ki_viet_nam.docx