Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Tây Tiến

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Tây Tiến

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Ông là người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh; nhưng Quang Dũng trước hết là nhà thơ

- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn

2. Tác phẩm

a. Giới thiệu khái quát về đơn vị Tây Tiến

- Thời gian thành lập 1947

- Địa bàn hoạt động: từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nưa rồi vòng về phía tây Tỉnh Thanh Hóa

- Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao sinh lực ở Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam

- Điều kiện sống thiếu thốn gian khổ, nhưng vẫn lạc quan, yêu đời

- Thành phần: thanh niên sinh viên Hà Thành  vẻ đẹp hào hùng, hào hoa

3. Hoàn cảnh sáng tác: cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa lâu, tại làng Phù Lưu Chanh nỗi nhớ Tây Tiến trào dâng Quang Dũng đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau tác giả đổi thành “Tây Tiến”

B. Đọc - hiểu

I. Đọc

II. Phân tích

1. Đoạn 1: Nhớ cảnh và người

a. Nhớ khung cảnh miền Tây hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình

a.1: 4 câu thơ đầu

- Bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ, nhưng ấn tượng đầu tiên trong nỗi nhớ của Quang Dũng là nỗi nhớ về dòng sông Mã

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”

 

docx 5 trang hoaivy21 7560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Tây Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
Tìm hiểu chung
Tác giả:
Ông là người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh; nhưng Quang Dũng trước hết là nhà thơ 
Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn 
Tác phẩm 
Giới thiệu khái quát về đơn vị Tây Tiến 
Thời gian thành lập 1947 
Địa bàn hoạt động: từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nưa rồi vòng về phía tây Tỉnh Thanh Hóa 
Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao sinh lực ở Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam 
Điều kiện sống thiếu thốn gian khổ, nhưng vẫn lạc quan, yêu đời 
Thành phần: thanh niên sinh viên Hà Thành à vẻ đẹp hào hùng, hào hoa 
Hoàn cảnh sáng tác: cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa lâu, tại làng Phù Lưu Chanh nỗi nhớ Tây Tiến trào dâng Quang Dũng đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau tác giả đổi thành “Tây Tiến” 
Đọc - hiểu 
Đọc 
Phân tích 
Đoạn 1: Nhớ cảnh và người 
Nhớ khung cảnh miền Tây hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình 
a.1: 4 câu thơ đầu 
Bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ, nhưng ấn tượng đầu tiên trong nỗi nhớ của Quang Dũng là nỗi nhớ về dòng sông Mã 
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”
Con sông là chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao nỗi vui buồn, mất mát của những người lính Tây Tiến. Nhớ về dòng sông Mã là nhớ về địa bàn hoạt động mà những đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Nỗi nhớ đơn vị trào dâng ko thể kìm nén nổi đã bật lên thành tiếng gọi “Sông Mã ơi! Tây Tiến ơi”. Hai tiếng “xa rồi” như một tiếng thở dài khe khẽ thể hiện sự nối tiếc của nhà thơ về những tháng ngày tươi đẹp trong cuộc đời người chiến binh, những tháng ngày không thể nào quên, không thể nào xa.
Sau nỗi nhớ về dòng sông Mã là nỗi nhớ về núi rừng miền Tây “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. Một câu thơ từ “nhớ” được điệp lại 2 lần kết hợp với từ láy toàn thanh bằng “chơi vơi” diễn tả nỗi nhớ da diết, bồng bềnh, không định hình mà bâng khuâng, mang mác không cụ thể là bao trùm thời gian, không gian, không đầu, không cuối nhưng do hết được cung bậc cảm xúc. Nỗi nhớ ấy đã khơi nguồn cho cảnh núi cao, vực sâu xuất hiện ở những câu thơ sau:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Sài Khao Mường Lát - những địa danh gợi trong kí ức người đọc một miền núi rừng hùng vĩ, heo hút với những bản làng mờ sương heo hút, hoang sơ. “Sài Khao” với sương mờ giày đặc, như giăng mắc khắp nơi uốn mình quanh các sườn núi, phủ chùm lên mọi cảnh vật như che lấp con đường hành quân của người lính, khiến họ trở nên nặng nề, mệt mỏi. Tới câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, thì cái hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn. Đêm sương đã trở thành “đêm hơi” bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường đã trở thành những bông hoa lộng lẫy. Cũng có thể hiểu sương như răng mắc tạo thành những bông hoa, Nhưng dù hiểu theo cách nào người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, hư ảo của núi rừng miền Tây. Khung cảnh ấy như xua tan như mọi sự gian khổ, khó khăn 
è Lãng mạn hào hoa 
a.2: 10 Câu thơ tiếp theo: Nhớ những chặng đường hành quân gian khổ 
* Bốn câu thơ 
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Được coi như là tuyệt bút trong bài thơ, là một minh chứng cho “thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” 
Câu 1: Câu thơ giàu nhạc tính, giàu giá trị tạo hình :
Một câu thơ sử dụng 5/7 thanh trắc, điệp từ “dốc” vừa gợi lên cái gập ghềnh, cheo leo, hiểm trở của dốc núi vừa thấy được những con dốc cứ trùng điệp, chồng chất, dốc chồng chất dốc, dốc nối tiếp dốc, con dốc này chưa tới, con dốc khác đã chờ sẵn. 
Từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” người đọc như cảm nhận được con đường ấy không hề bằng phẳng mà gồ ghề, gập ghềnh với những dốc núi cao vút, vực sâu thăm thẳm. Những cung đường miền Tây qủa là hiểm trở 
Nếu như câu thơ thứ nhất trực tiếp miêu tả tốc núi thì đến câu thơ thứ hai thì gián tiếp tả độ cao của núi của đèo “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” 
Từ láy “heo hút” đảo lên đầu câu thơ tự nó đã tỏa ra cái vắng vẻ, heo hút, hoang sơ. Nhưng qua cái nhìn lãng mạn những người lính Tây Tiến hành quân trên đỉnh núi cao tưởng như đi trên mây, mây nổi thành cồn heo hút, mũi súng chạm đến đỉnh trời. Cái độc đáo của câu thơ là Quang Dũng không miêu tả “súng chạm trời” mà là “súng ngửi trời”. Động từ “ngửi” vừa tả độ cao chót vót của núi vừa thể hiện rất hồn nhiên tinh nghịch, dí dỏm nhưng không kém phần ngạo nghễ, ngang tàn coi thường hiểm nguy của người lính Tây Tiến. Hình ảnh đó gợi ta nhớ đến dáng hình rất đẹp của anh giải phóng quân trong thơ Tố Hữu 
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều 
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo 
Núi không đè nổi vai vươn tới 
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Lên Tây Bắc) 
Câu 3: Với nhịp thơ ¾, nghệ thuật đối lập: lên - xuống, cao - thấp, dấu phẩy ở giữa câu thơ khiến con đường hành quân như bẻ gãy làm đôi nhìn lên thì núi cao chót vót, nhìn xuống thì vực sâu thăm thẳm, dốc núi cứ dốc lên, đổ xuống gần như thẳng đứng. 
Nếu như câu thơ thứ ba được vẽ bằng những nét vẽ gân guốc, rạch ròi, nhịp thơ 4/3 cùng nhiều thanh trắc, thì đến câu thơ này 1 loạt thanh bằng với nhịp thơ thay đổi 2/2/3 “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” 
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” 
Nhớ về núi rừng miền Tây không chỉ có núi cao vực sâu, những con đường gập ghềnh khúc khuỷu mà còn có những cái thác với những âm thanh ghê rợn, với tiếng thác nước như tiếng gầm của những con quái vật khổng lồ đang biểu dương sức mạnh è núi rừng miền Tây hoang sơ, hùng vĩ nhưng đầy bí ẩn 
Tiếng thú dữ đang rình rập, đe dọa sinh mạng những người lính trong bất cứ khoảng thời gian, không gian nào. Nhưng dù thú dữ có luôn rình rập, thác dữ có gầm vang cũng không ngăn cản được bước chân hành quân để chiến đấu và chiến thắng của người lính từ đó ta cũng cảm phục và trân trọng họ.
(Không chỉ nhớ cảnh mà trong dòng hoài niệm Quang Dũng còn) nhớ tới người - những người đồng đội 
Những chặng đường hành quân với núi cao vực sâu, với những con đường cheo leo chênh vênh, với những thú dữ luôn rình rập, đã có người lính “bỏ quên đời” - hi sinh bỏ lại sinh mạng của mình nơi đất khách quê người. Với nghệ thuật nói giảm, nói tránh như giảm đi đau thương mất mát, đồng thời tô đậm vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến với các anh cái chết thật nhẹ nhàng, thanh thản chỉ như một giấc ngủ dài 
Cụm từ phủ định “không bước nữa” chuyển người chiến sĩ từ tình thế bị động sang tư thế chủ động dù kiệt sức các anh vẫn không rời đội ngũ, vẫn phiêu bạt, ngang tàn đối diện vượt qua mọi khó khăn. Đoạn thơ kết thúc bằng hai câu thơ gợi ra cảnh tượng thật đầm ấm: 
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” 
Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, lội suối, vượt núi, băng đèo những người lính tạm dừng chân ở một bản nào đó, họ được quây quần bên nồi cơm đang bốc khói, khói cơm nghi ngút của cơm lúa nếp đầu mùa được trao từ tay “em” như xua tan mỏi mệt mỏi khiến họ tươi tỉnh, rạng rỡ hẳn lên. Hai câu thơ gợi lên cảm giác ấm áp, êm dịu, tạo tâm thế để người lính bước tiếp vào chặng đường hành quân tiếp theo. 
èTiểu kết: 
Nghệ thuật 
+ Cảm ứng và bút pháp lãng mạn được sử dụng trên suốt đoạn thơ 
+ Từ ngữ đặc sắc: từ chỉ địa danh, giàu sức gợi, 
+ Biện pháp nghệ thuật:.. 
Nội dung: 
+ Khắc họa khung cảnh miền tây với hai đặc điểm đối lập nhau: Hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, trữ tình
+ Khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến: Hào hùng, hào hoa, phong nhã 
èTình yêu da diết, sự gắn bó của Quang Dũng với Tây Tiến 
Khổ 2: 
Nhớ đêm liên hoan văn nghệ 
Khổ hai đã mở ra một thế giới khác của Miền Tây, cảnh núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn bất ngờ hiện ra để mĩ lệ, thơ mộng, dữ dội của miền Tây. Những nét vẽ khỏe khoắn, gân guốc ở khổ 1 được thay thế bằng nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng được thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ này.
Khi đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu cả doanh trại tưng bừng rộn rã hẳn lên 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
“Bừng” là động từ mạnh chỉ ánh sáng phát ra một cách đột ngột, ánh sáng ấy được bừng tỏa từ những ngọn đuốc soi đường trong đêm, từ xiêm áo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_12_bai_tay_tien.docx