Giáo án môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3+4, Tiết 12+13+14: Tây Tiến (Quang Dũng)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3+4, Tiết 12+13+14: Tây Tiến (Quang Dũng)

1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung: Kể tên các tác phẩm thơ cùng viết về đề tài người lính đã học.

3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng

4.Tổ chức thực hiện:

 Kể tên những tác phẩm thơ viết về hình tượng người lính trong kháng chiến mà em biết. Nêu cảm nhận của em về hình tượng người lính trong một bài thơ mà em thấy ấn tượng nhất.

Ví dụ: Đồng chí (Chính Hữu), Núi đôi (Văn Cao), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Nhớ (Hồng Nguyên), Đèo Cả (Hữu Loan), Lượm (Tố Hữu),.

 

doc 13 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 3850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3+4, Tiết 12+13+14: Tây Tiến (Quang Dũng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3, 4 Tiết:12,13,14; Ngày soạn: 09/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÂY TIẾN
	(Quang Dũng)
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 03 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Nêu được ấn tượng chung về tác giả, tác phẩm: các nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp Quang Dũng; nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác; nhận biết đề tài, các hình tượng trung tâm của bài thơ; phân chia bố cục thơ.
Đ1
3
Phân tích được các chi tiết, hình ảnh thơ tiêu biểu; đánh giá được chủ đề, tư tưởng mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua các hình thức nghệ thuật.
Đ2
4
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nghệ thuật thơ Quang Dũng qua bài thơ: cảm hứng lãng mạn; ngôn ngữ thơ giàu chất nhạc, chất họa.
Đ3
5
Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
Đ4
6
Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan.
Đ5
7
Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
N1
8
Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi.
N2
9
Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.
V1
Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
10
Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
TC-TH
11
Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.
GT- HT
12
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, Nhân ái, Trách nhiệm
13
 - Trân trọng những giá trị của nền văn học dân tộc.
 - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về các thế hệ cha anh.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
YN,
NA,
TN
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
2.Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,- Chân dung nhà thơ Quang Dũng, Hình ảnh về đoàn quân Tây Tiến, bài hát Tây Tiến ( Nhạc Phạm Duy),...
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A.TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động khởi động
(10 phút)
Kết nối 
Huy động vốn kiến thức đã học chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới: bài thơ Tây Tiến.
Trò chơi, Đàm thoại gợi mở
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(105 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT 
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản 
Khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc qua những cuộc hành quân của người lính.
Vẻ đẹp hào hoa của người lính TT
Vẻ đẹp bi tráng của người lính TT
III. Tổng kết
Đàm thoại gợi mở 
Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
Kĩ thuật làm việc nhóm
GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS.
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3, Đ4, Đ5; TC- TH
Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. 
Dạy học giải quyết vấn đề
GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
 Đ5; NA
Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm vẻ đẹp các hình tượng trong bài thơ.
Dạy	học giải quyết vấn đề
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (10 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Kể tên các tác phẩm thơ cùng viết về đề tài người lính đã học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
	Kể tên những tác phẩm thơ viết về hình tượng người lính trong kháng chiến mà em biết. Nêu cảm nhận của em về hình tượng người lính trong một bài thơ mà em thấy ấn tượng nhất.
Ví dụ: Đồng chí (Chính Hữu), Núi đôi (Văn Cao), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Nhớ (Hồng Nguyên), Đèo Cả (Hữu Loan), Lượm (Tố Hữu),...
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, có thể trao đổi trong bàn khoảng 3 phút.
- Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS phát biểu.
- Bước 4: Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại kiến thức, vào bài mới.
à GV định hướng nội dung chính của tiết học: Trong những bài thơ viết về người lính – anh bộ đội cụ Hồ thì Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc. Bài thơ cho ta thấy một Tây Bắc hùng vĩ, mỹ lệ, và nổi bật trên cái nền thiên nhiên ấy là bức tượng đài những người lính Tây Tiến lừng danh một thuở.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (105 phút)
2.1: Tìm hiểu chung
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Quang Dũng (1921- 1988 )
- Là người đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. 
- Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) .
* Tác phẩm tiêu biểu (SGK )
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- Sáng tác năm 1948, tại làng Phù Lưu Chanh; lúc Quang Dũng đã rời xa đoàn quân Tây Tiến.
- Được đăng trong tập thơ “Mây đầu ô”.
b. Nhan đề bài thơ:
- Ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến: nỗi nhớ đã lắng xuống tầng sâu trong tâm hồn để chỉ còn hiển hiện một nỗi lòng hướng đến Tây Tiến, tạo nên một vẻ đẹp hàm súc cho bài thơ. 
- Tây Tiến gợi nhắc đến một đơn vị quân đội lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ vùng biên giới Việt – Lào và làm tiêu hao lực lượng Pháp ở thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng là đại đội trưởng. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, đa phần là trí thức. 
c. Bố cục của bài thơ: xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ.
- Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến.
- Nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây.
- Nhớ về chân dung của người lính Tây Tiến.
- Nhớ về tinh thần người lính Tây Tiến (lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây).
=>Kết cấu bài thơ logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về miền hoài niệm để trở lại với thực tại.
d. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
- Cảm hứng lãng mạn.
- Cảm hứng bi tráng.
 Vẻ đẹp độc đáo, đậm chất sử thi cho bài thơ.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà thơ Quang Dũng (quê quán, sáng tác, , phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác).
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Giới thiệu đoàn quân Tây Tiến, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, bố cục, cảm hứng của tác phẩm theo sơ đồ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Đọc hiểu văn bản
*Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ
1. Mục tiêu: KT,Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.
a. Hai câu thơ mở đầu: 
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.
- Nhớ “chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối)
b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
 - Cảnh vật hiện ra hùng vĩ, hiểm trở (mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian):
 + Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: 
 + Nhiều đèo dốc hiểm trở: 
“ Dốc . mưa xa khơi...”
 => Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc ...=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.
+ Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người”.
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ, bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
 “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời...”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phá, chinh phục.
- Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi...nếp xôi”=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình, tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau. 
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
GV đặt ra các câu hỏi cho HS:
- Nhóm 1: Câu thơ mở đầu có vai trò gì đối với bài thơ? Em hiểu ntn về nỗi “nhớ chơi vơi”?
- Nhóm 2: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
- Nhóm 3: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hào hùng hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
- Nhóm 4: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hào hoa hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
	- Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị và nên thơ. 
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong cuộc hành quân là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại khó khăn vượt qua bao chặng đường gian khổ, bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao, họ còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phá, chinh phục.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
*Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc
1. Mục tiêu: KT, Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc
a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ
- Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
+ Chữ “bừng”: vừa diễn tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian, xua đi màn đêm bóng tối.
+ Hai chữ “đuốc hoa”: chỉ ngọn đuốc thắp sáng trong đêm văn nghệ, vừa chỉ ngọn đuốc thắp sáng trong đêm tân hôn. Ý thơ thể hiện sự tinh nghịch của chàng trai Tây Tiến.
- Hình ảnh của “em” chính là trung tâm, là linh hồn của đêm văn nghệ:
+ Đó là cô gái dân tộc dịu dàng, duyên dáng (e ấp), trong trang phục dân tộc (xiêm áo), trong vũ điệu dân tộc “man điệu”. Vẻ đẹp của em đã thu hút sự chú ý của các chàng trai Tây Tiến.
+ Hai chữ “kìa em” biểu lộ sự ngõ ngàng đến ngạc nhiên của chàng trai Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái.
+ Âm thanh của tiếng khèn, cảnh vật và tình quân dân ấm áp đã thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
b) Cảnh sông nước Tây Bắc
-Nếu đêm liên hoan văn nghệ đem đến cho người đọc không khí say mê ngây ngất, thì cảnh sông nước Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang huyền ảo:
+ Nhà thơ không tả mà chỉ gợi. Vậy mà cảnh vẫn hiện lên thơ mộng.
+ Không gian của buổi chiều giăng mắc một màn sương – “chiều sương”.
+ Bông hoa lau như có hồn, phảng phất trong gió.
+ Bến bờ tĩnh lặng, hoang dại như thời tiền sử.
+ Bông hoa rừng không “đung đưa” mà “đong đưa” như làm duyên với cảnh, với người.
- Trên dòng sông ấy là hình ảnh một cô gái duyên dáng, uyển chuyển, khéo léo trên chiếc thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh đó tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn cho bức tranh thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
- Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng thể hiện tập trung ở đoạn này, chất nhạc hòa quyện chất thơ. Vì thế, Xuân Diệu có lí khi cho rằng: “Đọc đoạn thơ này như ngậm nhạc trong miệng”.
=> Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên thơ mộng, duyên dáng, mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
GV đặt ra các câu hỏi cho HS:
- Nhóm 1,2: Bốn câu thơ đầu đã để lại ấn tượng như thế nào với anh (chị)?Bốn câu thơ miêu tả khung cảnh gì?Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để làm sống dậy những hình ảnh đó?Người lính Tây Tiến đã hòa nhập ra sao vào thế giới phương xa xứ lạ nơi đây?
- Nhóm 3,4: Bức tranh Châu Mộc chiều sương đã được gợi như thế nào trong nỗi nhớ ở 4 câu thơ tiếp theo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV
 GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn nêu nhận xét.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
-Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất, say mê của những người lính. 
-Trong đoạn thơ, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó tách biệt.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập.
*Đoạn 3. Chân dung người lính Tây Tiến
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.Đoạn 3. Chân dung người lính Tây Tiến:
a/ 4 câu đầu:
- Bên ngoài: có vẻ kì dị, lạ thường: không mọc tóc, da xanh màu lá ® chiến trường khắc nghiệt vì thiếu thốn, vì bệnh sốt rét đang hoành hành.=>GIAN KHỔ.
- Bên trong: dữ oai hùm, mắt trừng ®thậm xưng thể hiện sự dũng mãnh. Bề ngoài thì lạ thường nhưng bên trong không hề yếu đuối, vẫn oai phong lẫm liệt ở tư thế “ dữ oai hùm”=>Ý CHÍ.
- Người lính Tây Tiến là những chàng trai lãng mạn, hào hoa với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương: gửi mộng =>LÃNG MẠN.
* Càng gian khổ => càng căm thù => tạo thành ý chí + nhờ tâm hồn lãng mạn giúp người lính vẫn sống, vẫn tồn tại trong đạn bom khắc nghiệt.
b/ 4 câu sau:
- “ Chiến trường....đời xanh”: thái độ dứt khoát ra đi với tất cả ý thức trách nhiệm, không tính toán. Sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước.
- “mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu”: từ Hán Việt: nấm mồ của người chiến sĩ trở thành mộ chí tôn nghiêm.
-"áo bào"à cái chết sang trọng.
- Cái bi nâng lên thành hùng tráng bởi lí tưởng của người nằm xuống. Cái chết bi hùng, có bi nhưng không luỵ. 
- ”Sông Mã”: gợi điển tích Kinh Kha®khí khái của người lính. Cái chết đậm chất sử thi bi hùng bởi tiếng gầm của sông Mã.
* Cả đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, tư tưởng lạc quan và sự hi sinh gian khổ, anh dũng của người lính.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 	GV đã giao cho HS thực hiện phiếu KWL ở nhà trước tiết học.
K (thực hiện tại nhà)
W (thực hiện tại nhà)
L (thực hiện sau khi thảo luận trong tiết học)
(HS ghi các thông tin đã biết về chân dung người lính Tây Tiến sau khi đọc đoạn thơ thứ 3)
....
(HS tự đặt các câu hỏi: thông tin muốn tìm hiểu thêm, điều muốn lí giải về chân dung người lính Tây Tiến )
....
(HS ghi các câu trả lời, chốt các thông tin về chân dung người lính Tây Tiến )
....
 .
 .
 .
 .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS điền thông tin cột K và W ở nhà. 
GV tổ chức các nhóm thảo luận để học sinh hợp tác tìm thông tin điền vào cột L.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 2 HS trình bày thông tin đã điền ở cột K và W. GV chốt các thông tin cột K. 
GV tổ chức HS chia nhóm thảo luận. HS hợp tác tìm thông tin điền vào cột L. GV quan sát quá trình làm việc của các nhóm và giúp đỡ HS. 
	GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
	GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên phiếu KWL.
*Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội:
1. Mục tiêu: KT, Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội
-Bài thơ kết thúc bằng 4 câu thơ nói lên lời nhắn gửi mà như lời thề son sắt. Lời thề của những người lính Tây Tiến sau khi đã hoàn thành nhiêm vụ, trở về đất nước quê hương; thề với những đồng đội đã hi sinh trên đất bạn, thề với lòng mình, với quá khứ hào hùng.
-Cách nói người đi không hẹn ước, hồn về Sẩm Nứa chẳng về xuôi, mùa xuân, chia phôi, thăm thẳm, lên Tây Tiến... chính là thể hiên tâm trạng buồn thương, luyến nhớ, bâng khuâng khi nghĩ về một khoảng thời gian ăm ắp kỉ niêm, về những địa danh, về cuộc hành quân tiến về phía Tây lịch sử... giờ đây và mãi mãi suốt đời không thể nào quên.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành cặp đôi,giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
 Nhận xét âm điệu của 4 câu thơ cuối? nội dung ?
	 Cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối ?
Tình cảm của tác giả như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV
 GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn nêu nhận xét.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập.
2.3: TỔNG KẾT
1. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ
2. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy, điền đầy đủ thông tin vào sơ đồ.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ tư duy.
III. Tổng kết
1) Nội dung 
	Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
2/ Nghệ thuật
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
	- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt, 
- Kết hợp chất hợp và chất họa.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến thể hiện và ghi vào giấy A0.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của 
GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy.
	GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric.
Rubric đánh giá kết quả:
Nội dung yêu cầu
Mức đánh giá
(1)
(2)
(3)
Phần thông tin
HS chỉ nêu một số đặc điểm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến 
HS nêu được gần hết các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến 
HS nêu được đầy đủ các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến 
Phần hình thức
Sơ đồ của HS chưa có sự thể hiện ý lớn, nhỏ, chưa biết dùng từ khóa, hình ảnh
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Vài từ khóa, hình ảnh chưa phù hợp.
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Từ khóa, hình ảnh phù hợp.
HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p)
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3.Sản phẩm: Phiếu học tập/Đôi giấy ghi kết quả bài làm của HS
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu bài tập/Đề kiểm tra thường xuyên (lần 2)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong phiếu bài tập/Đôi giấy
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi/Thu bài về chấm
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Tuần 4. Tiết 14
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN (LẦN 2)
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 25 phút
Từ nội dung chính trong bài đã học, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ đất nước. (Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ).
HOẶC ĐỀ SAU:
Tuần 4. Tiết 14
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN (LẦN 2)
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 25 phút
	Qua bài thơ Tây Tiến, anh /chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến.
	Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bản thân. (1,0 điểm)
	ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Điểm
Qua bài thơ Tây Tiến, anh /chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến.
Trả lời:
* Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:
– Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ
– Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
– Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.
– Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc” 
* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
Hướng dẫn chấm: 
HS nêu được đủ 2 ý nội dung 10,0 điểm
HS nêu được 1 ý nội dung 5,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
10,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 p)
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ đất nước
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ đất nước
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: Cần nắm vững:
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến: Hào hùng , hào hoa.
- Cảm hứng lãng mạn và chất bi tráng của bài thơ.
-Tự làm bài tập 1, SGK tr. 90
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài 1:Trang 90 SGK ngữ văn 12 tập 1
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.
* Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.
– Tác giả tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường cái hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng và vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến.
* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu).
– Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
– Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ).
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ 2 ý như đáp án: 5,0 điểm
HS nêu được 1 ý: 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
10,0
2- Bài sắp học: Tiết 15: Bài 9: Việt Bắc (Phần 1: Tác giả Tố Hữu)
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
- Đọc SGK tr.94à99
- Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài, luyện tập trong SGK tr. 99, 100
PHIẾU GIAO VIỆC CHO HS
2.1: Vài nét về tiểu sử: Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?
2.2: Đường cách mạng, đường thơ
- Nhóm 1: Tập Từ ấy
- Nhóm 2: Tập Việt Bắc
- Nhóm 3: Tập Gió lộng
- Nhóm 4: Tập Ra trận, Máu và hoa
- Nhóm 5: Tập Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta
Điền thông tin theo phiếu sau: 
Đường cách mạng - Đường thơ
Tập thơ......
- Hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm nổi bật
Tập thơ......
- Hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm nổi bật
...
2.3. Phong cách thơ Tố Hữu
Điền thông tin vào phiếu học tập :
Phong cách thơ Tố Hưu
Về nội dung
.....
Về nghệ thuật
.....
LUYỆN TẬP
-NHÓM 1, 2: Bài 1 (trang 100 Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ mở đầu bài "Khi con tu hú":
-NHÓM 3, 4: Bài 2 (Trang 100 sgk Ngữ văn 12 tập 1)
-----HẾT----

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_12_tuan_34_tiet_121314_tay_tien_quan.doc