Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3, Tiết 11, Bài 7: Luật thơ - Năm 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3, Tiết 11, Bài 7: Luật thơ - Năm 2021-2022

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng

4.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng câu hỏi sau:

Qua các bài học về thơ từ trước đến nay, anh/chị hãy cho biết một số thể thơ truyền thống của dân tộc, một số thể thơ Đường luật và một số thể thơ hiện đại. Mỗi thể thơ cho 1 ví dụ.

 

doc 10 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 2890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3, Tiết 11, Bài 7: Luật thơ - Năm 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3 Tiết:11; Ngày soạn: 10/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
BÀI 7: LUẬT THƠ
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 01 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ thường gặp.
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng, vần, nhịp, thanh, của một số thể thơ truyền thống, từ đó hiểu thêm những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại.
Đ1
3
Phân tích nghệ thuật, ngôn ngữ trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình. 
Đ2
4
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học.
N1
5
Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
V1
 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
6
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
7
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
8
Năng lực tự học: chủ động trong các vấn đề học tập.
TH
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: YÊU NƯỚC, TRÁCH NHIỆM
9
 - Trân trọng những giá trị của nền văn học dân tộc.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
YN,
TN
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
Học liệu: SGK; Phiếu học tập, 
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A.TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(5 phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học: Luật thơ
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)
Đ1,Đ2,N1,GT-HT,GQVĐ
Khái quát về luật thơ
Các thể thơ truyền thống
Các thể thơ hiện đại
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (15 phút)
Đ2,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
N1, V1, YN,
TT, TN
Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao về bài học.
Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình.
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng câu hỏi sau:
Qua các bài học về thơ từ trước đến nay, anh/chị hãy cho biết một số thể thơ truyền thống của dân tộc, một số thể thơ Đường luật và một số thể thơ hiện đại. Mỗi thể thơ cho 1 ví dụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV :
 a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói ( Ví dụ: )
 b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn ( Ví dụ: )
 c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi, ( Ví dụ: )
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:Ở chương trình Ngữ Văn THCS và THPT, các em đã từng học nhiều văn bản thơ. Như vậy, cơ sở nào để xác định thể thơ? Việc xác định đó có tác dụng gì trong quá trình làm bài nghị luận về một bài thơ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Luật thơ để làm sáng tỏ điều đó.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
2.1: Khái quát về luật thơ
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Khái quát về luật thơ
1. Khái niệm:
 Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
 2. Các thể thơ: 
 a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
 b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
 c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi, 
 3. Sự hình thành luật thơ: 
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
- Số tiếng :
 - Vần của tiếng :
 - Thanh của tiếng :
 - Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau). 
* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào PHT: 
-Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
-Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?
-Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
-Vì sao “tiếng” có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Luật thơ của một số thể thơ truyền thống 
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
GV đặt ra các câu hỏi cho HS:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Thể lục bát:
Nhóm 2: Thể song thất lục bát:
Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:
“ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,
Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.
Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,
Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
Nhóm 3: Các thể ngũ ngôn Đường luật
Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau:
MẶT TRĂNG
Vằng vặc/ bóng thuyền quyên
Mây quang/ gió bốn bên
Nề cho/ trời đất trắng
Quét sạch/ núi sông đen
Có khuyết/ nhưng tròn mãi
Tuy già/ vẫn trẻ lên
Mảnh gương/ chung thế giới
Soi rõ:/ mặt hay, hèn
Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau:
ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá/, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?
Non nước đầy vơi/ có biết không?
Nhóm 4: Các thể thất ngôn Đường luật:
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa
Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,
Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia.
Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước,
Môt mảnh tình riêng/, ta với ta
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm:
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung:
II. Luật thơ của một số thể thơ truyền thống 
* Nhóm 1 
1.Thể lục bát:
- Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục
- Vần: 
+ Tiếng thứ 6 hai dòng
+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh: 
 + Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B). 
 + Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
* Nhóm 2 
2.Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục
- Vần: 
 + Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T 
 + Cặp lục bát hiệp vần B, liền
- Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2
- Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
* Nhóm 3 
3.Các thể ngũ ngôn Đường luật
 a. Ngũ ngôn tứ tuyệt:
 b. Ngũ ngôn bát cú:
- Số tiếng: 5, số dòng: 8
- Vần: độc vận, vần cách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4
* Nhóm 4 
4.Các thể thất ngôn Đường luật
a. Thất ngôn tứ tuyệt:
- Số tiếng: 7, số dòng: 4
- Vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong sgk. 
 b. Thất ngôn bát cú:
- Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết). 
- Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong sgk. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
2.3. Thơ hiện đại:
1. Mục tiêu: KT, Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
5. Các thể thơ hiện đại:
 - Ảnh hưởng của thơ Pháp.
 - Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Yêu cầu: cho biết nguồn gốc của Thơ mới.
	 + Xác định thể thơ, số dòng, gieo vần của bài thơ “Tiếng thu” (Lưu Trọng Lư), từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV
 GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn nêu nhận xét.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p)
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3.Sản phẩm: Phiếu học tập.
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu bài tập:
1.Bài tập trang 107/SGK:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài tập trang 107/SGK:
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh:
a. Thể song thất lục bát:
- Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5
→ vần lưng
- Ngắt nhịp: 3/4
- Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là tiếng B
b. Thể thất ngôn Đường luật:
- Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà). 
- Ngắt nhịp: 4/3
- Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
 + Tiếng thứ 2 các dòng: 
 suối, lồng, khuya, ngủ
 T B B T
 + Tiếng thứ 4 các dòng: 
 như, thụ, vẽ, lo
 B T T B
 + Tiếng thứ 6 các dòng: 
 hát, lồng, chưa, nước
 T B B T 
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ nội dung như đáp án: 10,0 điểm
HS nêu được nửa nội dung như đáp án: 5,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
5,0
2
KHUYẾN KHÍCH HS TỰ LÀM
2.Bài tập 1/127
3.Bài tập 2 SGK trang 127
4.Bài tập 3 SGK trang 128
5.Bài tập 4 SGK trang 128:
Bài tập 1/127
Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng):
* Giống nhau: gieo vần cách
* Khác nhau:
 Ngũ ngôn truyền thống
 ( Mặt trăng) 
 Thơ hiện đại:
 năm chữ (Sóng)
- Vần: độc vận (bên, đen, lên, hèn)
- Ngắt nhịp lẻ: 2/3
- Hài thanh: Luân phiên ở tiếng 2 và 4
- Vần: 2 vần (thế, trẻ, em, lên)
- Nhịp chẵn: 3/2
- Thanh của tiếng thứ 
2 và 4 linh hoạt
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ nội dung như đáp án: 2,0 điểm
HS nêu được nửa nội dung như đáp án: 1,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
3
Bài tập 2 SGK trang 127
Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:
* Gieo vần:
 - Vần chân, vần cách: lòng - trong (giống thơ truyền thống)
 - Vần lưng: lòng - không (sáng tạo)
 - Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng- trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-trong (7)
→ sáng tạo
* Ngắt nhịp: 
- Câu 1 : 2/5 → sáng tạo
- Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ nội dung như đáp án: 2,0 điểm
HS nêu được nửa nội dung như đáp án: 1,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
4
Bài tập 3 SGK trang 128
Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:
 Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi
 Đ B T B
 Này của Xuân Hương / mới quệt rồi
 T B T Bv
 Có phải duyên nhau / thì thắm lại
 Đ T B T
 Đừng xanh như lá / bạc như vôi
 B T B Bv
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ nội dung như đáp án: 2,0 điểm
HS nêu được nửa nội dung như đáp án: 1,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5
Bài tập 4 SGK trang 128:
Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:
* Gieo vần: sông - dòng: vần cách
* Nhịp: 4/3
* Hài thanh: 
 - Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T 
 - Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B 
 - Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T 
à Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt .
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ nội dung như đáp án: 2,0 điểm
HS nêu được nửa nội dung như đáp án: 1,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 p)
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống.
3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Phân tích luật thơ của đoạn thơ thứ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 
“Tây Tiến đoàn binh 
 khúc độc hành” 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng phân tích Luật thơ đoạn thơ thứ ba “Tây Tiến đoàn binh khúc độc hành” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
.GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về kết quả đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Khái niệm luật thơ .
 	- Luật thơ của một số thể thơ truyền thống
- Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình ngữ văn 12 theo các thể thơ.
2- Bài sắp học: Tiết 12. Bài : Tây Tiến (Quang Dũng)
- Kể tên các tác phẩm thơ cùng viết về đề tài người lính đã học.
- Đọc TIỂU DẪN, VĂN BẢN 
- Trả lời các câu hỏi phần hướng HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, LUYỆN TẬP trong SGK .
PHIẾU GIAO VIỆC CHO HS 
2.1: Tìm hiểu chung
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà thơ Quang Dũng (quê quán, sáng tác, , phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác).
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Giới thiệu đoàn quân Tây Tiến, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, bố cục, cảm hứng của tác phẩm theo sơ đồ.
2.2: Đọc hiểu văn bản
*Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ
- Nhóm 1: Câu thơ mở đầu có vai trò gì đối với bài thơ? Em hiểu ntn về nỗi “nhớ chơi vơi”?
- Nhóm 2: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
- Nhóm 3: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hào hùng hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
- Nhóm 4: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hào hoa hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
*Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc
- Nhóm 1,2: Bốn câu thơ đầu đã để lại ấn tượng như thế nào với anh (chị)?Bốn câu thơ miêu tả khung cảnh gì?Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để làm sống dậy những hình ảnh đó?Người lính Tây Tiến đã hòa nhập ra sao vào thế giới phương xa xứ lạ nơi đây?
- Nhóm 3,4: Bức tranh Châu Mộc chiều sương đã được gợi như thế nào trong nỗi nhớ ở 4 câu thơ tiếp theo?
*Đoạn 3. Chân dung người lính Tây Tiến
K (thực hiện tại nhà)
W (thực hiện tại nhà)
L (thực hiện sau khi thảo luận trong tiết học)
(HS ghi các thông tin đã biết về chân dung người lính Tây Tiến sau khi đọc đoạn thơ thứ 3)
....
(HS tự đặt các câu hỏi: thông tin muốn tìm hiểu thêm, điều muốn lí giải về chân dung người lính Tây Tiến )
....
(HS ghi các câu trả lời, chốt các thông tin về chân dung người lính Tây Tiến )
....
 .
 .
 .
 .
*Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
 Nhận xét âm điệu của 4 câu thơ cuối? nội dung ?
	 Cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối ?
Tình cảm của tác giả như thế nào?
III. Tổng kết
GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến thể hiện và ghi vào giấy A0.
LUYỆN TẬP 
GV phát phiếu bài tập/Đề kiểm tra thường xuyên (lần 2)
-----HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_3_tiet_11_bai_7_luat_tho_nam_202.doc