Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2021

Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2021

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

( ) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỷ XXI, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động. Trong thế kỷ của mình, các em đang chứng kiến những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.

Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?

Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”. Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

( ) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI.

(Bài phát biểu trong Lễ khai giảng

docx 3 trang phuongtran 9760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – LẦN 1
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích:
( ) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỷ XXI, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động. Trong thế kỷ của mình, các em đang chứng kiến những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.
Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”. Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
( ) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI.
(Bài phát biểu trong Lễ khai giảng năm học 2017-2018, Nhà giáo Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng, 05/9/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra những thách thức nào mà học sinh phải đối mặt ở thế kỉ XXI?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn trích sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở 
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
 	 (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)
 ------------------------HẾT----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
--------------------------
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – LẦN 1
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
	- Điểm toàn bài thi tính đến 0,25 điểm.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
ĐỌC HIỂU
1
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
0,5
2
Người viết đã chỉ ra những thách thức mà học sinh phải đối mặt ở thế kỷ XXI: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thay đổi nghề nghiệp.
0,5
3
- Tác dụng cuả việc sử dụng câu hỏi tu từ: 
+ Nhấn mạnh trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại mới. Thế hệ trẻ cần thay đổi mạnh mẽ, tránh tụt hậu trong cuộc cách mạng 4.0. 
+ Tạo giọng điệu trăn trở của tác giả, đồng thời xoáy sâu vào suy tư của người nghe. 
1,0
4
- Thí sinh trình bày ý kiến của mình. 
- Lí giải một cách thuyết phục, hợp lí.
0,25
0,75
II
LÀM VĂN
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đọan văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
Để có tư duy phản biện tốt, mỗi người cần học cách quan sát, đánh giá vấn đề một cách khách quan, đa chiều; luôn đặt ra những câu hỏi khi đứng trước vấn đề; không a dua theo số đông mà phải có chính kiến, có bản lĩnh, tự tin vào chính mình để mạnh dạn tranh luận; phải biết cách lắng nghe và chấp nhận lý lẽ của người khác, nếu họ đúng 
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo 
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
2
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ:
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận 
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận
0,5
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ:
2,5
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: Nỗi nhớ nồng nàn, da diết, cháy bỏng; thủy chung son sắt; tin tưởng vào tình yêu, cuộc đời; khát khao vươn tới một tình yêu vĩnh hằng, bất tử. 
- Vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu được thể hiện qua thể thơ năm chữ; âm hưởng nhịp nhàng, dào dạt; ngôn từ giản dị, trong sáng; các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, kết cấu song trùng giữa hai hình tượng sóng và em 
 Đánh giá 
0,5
Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Mặt khác, qua đoạn thơ ta cũng thấy được vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. 
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 
0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ki_thi_tot_nghiep_thp.docx