Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 12 - Dao động tắt dần dao động cưỡng bức

Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 12 - Dao động tắt dần dao động cưỡng bức

Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần

A. Trong dao động tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian

B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh

C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

Câu 2: (TN2009): Dao động tắt dần

 A. có biên độ giảm dần theo thời gian. B. luôn có lợi.

 C. có biên độ không đổi theo thời gian. D. luôn có hại.

Câu 3: Chọn câu trả lời sai

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn

C. Khi cộng hưởng dao động: tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động

D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động

 

doc 4 trang phuongtran 14770
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 12 - Dao động tắt dần dao động cưỡng bức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DAO ĐỘNG TẮT DẦN DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG
Họ và tên : ..................................................................Lớp :...........................
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần
Trong dao động tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian
Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh
Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
(TN2009): Dao động tắt dần
	A. có biên độ giảm dần theo thời gian. 	B. luôn có lợi.
	C. có biên độ không đổi theo thời gian. 	D. luôn có hại.
Chọn câu trả lời sai
Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn
Khi cộng hưởng dao động: tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động
Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
(TN2012): Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.
	B. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.
	C. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
	D. Biên độ dao động của vật giãm dần theo thời gian.
Chọn câu trả lời sai
Dao động tác dần không phải là dao động điều hòa
Dao động tắt dần là trường hợp đặc biệt của dao động tuần hoàn
Cơ năng của hệ dao động điều hòa được bảo toàn trong trường hợp lực ma sát Fms » 0
Những chuyển động có trạng thái chuyển động lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau gọi là dao động tuần hoàn
 (TN2013): Dao động của con lắc đồng hồ là 
	A. dao động cưỡng bứ	 B. dao động tắt dần C. dao động điện từ D. dao động duy trì
Một vật dao động tắt dần có cơ năng ban đầu E0 = 0,25J. Cứ sau một chu kì dao động thì biên độ giảm 1%. Phần cơ năng còn lại sau chu kì đầu là:
A. 24,5 mJ	B. 245 mJ	C. 24,8 mJ	D. 248 mJ
 Dao động cưỡng bức:
là dao động của hệ dưới tác dụng của lực đàn hồi
là dao động của hệ dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian
là dao động của hệ trong điều kiện không có lực ma sát
là dao động của hệ dưới tác dụng của lực quán tính
Chọn câu trả lời sai Trong dao động cưỡng bức:
lực tác dụng là ngoại lực biến thiên tuần hoàn có chu kì bằng T.
Chu kì dao động bằng chu kì của ngoại lực cưỡng bức T
Biên độ dao động chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức
Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực, ma sát của môi trường và độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực f và tần số riêng của hệ f0.
(CĐ2007): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học? 
	A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ. 
	B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường. 
	C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy. 
	D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy. 
Chọn câu trả lời đúng. Trong dao động cưỡng bức, biên độ của dao động cưỡng bức
Không phụ thuộc vào biên độ ngoại lực
Tăng khi tần số ngoại lực tăng
Giảm khi tần số ngoại lực giảm
Đạt cực đại khi tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ dao động cưỡng bức
Chọn câu phát biểu sai. Đồng hồ quả lắc:
là một hệ tự dao động
dao động của quả lắc lúc đồng hồ đang hoạt động là dao động cưỡng bức.
dao động của quả lắc lúc đồng hồ đang hoạt động là dao động có tần số bằng tần số riêng của hệ.
dao động của quả lắc lúc đồng hồ đang hoạt động là dao động tự do
 Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:
với tần số bằng tần số dao động riêng
với tần số nhỏ tần số dao động riêng
với tần số lớn tần số dao động riêng
mà không chịu tác dụng của ngoại lực
Chọn câu trả lời sai Trong cộng hưởng dao động:
Toàn bộ năng lượng mà ngoại lực cung cấp cho của hệ sẽ biến hết thành công có ích
Biên độ dao động đạt cực đại
Tần số dao động của hệ bằng tần số ngoại lực
Tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ
(TN2011): Khi nói vể dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào là sai?
	A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
	B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
	C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
	D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
Chọn câu trả lời sai Khi cộng hưởng dao động:
Biên độ dao động đạt cực đại
Biên độ cộng hưởng không phụ thuộc vào ma sát
Hệ dao động với tần số bằng tần số ngoại lực
Hệ dao động với tần số bằng tần số riêng của hệ
Chọn câu trả lời sai
Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng
Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f » tần số riêng của hệ f0
Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức
Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại
(TN 2014): Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì
	B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
	C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
	D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian
Chọn câu trả lời sai . Đặc diểm của dao động cưỡng bức:
Hệ dao động có tần số bằng tần số của ngoại lực
Hệ dao động có tần số bằng tần số riêng f0 của nó
Có biên độ càng lớn khi độ khác biệt giữa tần số ngoại lực với tần số riêng của hệ càng nhỏ.
Cả A, C đều đúng
(CĐ2008): Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai? 
	A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. 
	B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ. 
	C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số ngoại lực cưỡng bức
	D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ ngoại lực cưỡng bức. 
Chọn câu trả lời sai
Sự dao động dưới tác dụng của nội lực và có tần số nội lực bằng tần số riêng f0 của hệ gọi là sự tự dao động
Một hệ (tự) dao động là hệ có thể thực hiện dao động tự do
Cấu tạo của hệ tự dao động gồm: vật dao động và nguồn cung cấp năng lượng
Trong sự tự dao động biên độ dao động là hằng số, phụ thuộc vào cách kích thích dao động
 Điều kiện cần của cộng hưởng dao động là:
A. Hệ phải dao động tự do	B. Hệ phải dao động cưỡng bức
C. Hệ phải dao động tắt dần	D. Hệ phải dao động điều hòa
 Một vật dao động tắt dần có cơ năng ban đầu E0 = 0,5 J. Cứ sau một chu kì dao động thì biên độ giảm 2%. Phần năng lượng mất đi trong chu kì đầu là:
A. 480,2 J	B. 19,8 mJ	C. 480,2 J	D. 19,8 J
 Một chiếc xe đẩy có khối lượng m được đặt trên hai bánh xe, mỗi bánh gắn một lò xo có cùng độ cứng k = 200 N/m. Xe chạy trên đường lát bê tông cứ cách 6m gặp một rãnh nhỏ. Với vận tốc v=14,4 km/h thì xe bị rung mạnh nhất. Khối lượng của xe bằng:
A. 2,25 kg	B. 22,5 kg	C. 225 kg	D. Một giá trị khác
 Một người đi xe đạp chở một thùng nước đi trên một vỉa hè lát bê tông cứ cách 4,5m có một rãnh nhỏ. Khi người đó chạy với vận tốc 10,8 km/h thì nước trong thùng bị văn tung tóe mạnh nhất ra ngoài. Tần số dao động riêng của nước trong thùng là:
A. 1,5 Hz	B. 2/3 Hz	C. 2,4 Hz 	D. Một giá trị khác
 Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40 cm thì nước trong xô bị sóng 
sánh mạnh nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,25 s. Vận tốc của người đó là:
A. 3,6 m/s	B. 4,2 km/h	C. 4,8 km/h	D. 5,76 km/h
 (ĐH2010): Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
 	A. cm/s. 	B. cm/s. 	C. cm/s. 	D. cm/s.
(CTBlần 5_ 2012).Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
	A. (s).	B.p /20 (s). 	C.p /15 (s). 	D.p /30 (s).
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 200 gam, lò xo có độ cứng 10 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giãn 10cm , rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy g =10m/s2 . Trong khoảng thời gian kể từ lúc thả cho đến khi tốc độ của vật bắt đầu giảm thì độ giảm thế năng của con lắc là: 
	A. 50 mJ. 	B. 2 mJ. 	C. 20 mJ. 	D. 48 mJ.
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng 
	A. 1,98 N. 	B. 2 N. 	C. 1,5 N. 	D. 2,98 N.
Một chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị có khối lượng m = 12kg được đặt trên 4 bánh xe, mỗi bánh gắn một lò xo có cùng độ cứng k = 100 N/m. Xe chạy trên đường lát bê tông cứ cách 4m gặp một rãnh nhỏ. Hỏi với vận tốc nào thì xe bị rung mạnh nhất?
A. 0,92 m/s	B. 1,8 m/s	C. 3,64 m/s	D. Một giá trị khác
(CĐ2008): Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m 
của viên bi bằng 
	A. 40 gam. 	B. 10 gam. 	C. 120 gam. 	D. 100 gam. 
Hai lò xo có độ cứng k1, k2 mắc nối tiếp, đầu trên mắc vào trên một toa xe lửa, đầu duới mang vật m=1Kg. Khi xe lửa chuyển động với vận tốc 90 km/h thì v6ạt nặng dao động mạnh nhất. Biết chiều dài của mỗi thanh ray là 12,5 m , k1= 200N/m, = 10. Coi chuyển động của xe lửa là thẳng điều. Tính k2.
A. 160N/m	B. 40N/m	C. 800N/m	D. Một giá trị khác
 (THPTQG_2017).Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
	B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
	C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.
	D. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
(THPTQG_2017).Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
	 A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian. 
	B. Gia tốc cùa vật luôn giảm dần theo thời gian. 
	C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. 
	D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
(THPTQG_2017). Một con lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang. Cứ sau một chu kỳ biên độ giảm 2%. gọi mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng, Phần trăm cơ năng của con lắc bị mất đi trong hai dao động toàn phần liên tiếp có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 
	A. 7%	B. 4%	C. 10%	D. 8%
(THPTQG_2017). Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực F = 20cos10πt (N) (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy = 10. Giá trị của m là
	A. 100 g.	B. 1 kg.	 C. 250 g.	D. 0,4 kg.
Con lăc lò xo m = 250 (g), k = 100 N/m, con lắc chịu tác dung của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn. Thay đổi tần số góc thì biên độ cưỡng bức thay đổi. Khi tần số góc lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ lần lượt là A1 và A2 . So sánh A1 và A2 
	A. A1 = 1,5A2 	B. A1 >A2 . 	C. A1 = A2 . 	D. A1 < A2
(Đề thi minh họa lần 1_2017). Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216g và lòxo có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos2pft , với F0 không thay đổi và f thayđổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số F có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng.
	A. 13,64 N/m 	B. 12,35 N/m 	
	C. 15,64 N/m 	D. 16,71 N/m
Cho cơ hệ như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát μ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo dãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s . Thả nhẹ cho m chuyển động. 
	1.Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều 2 dài tự nhiên lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của m là
	A. 16,7 cm/s. 	B. 23,9 cm/s. 	C. 29,1 cm/s. 	D. 8,36 cm/s.
	2.Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều 2 dài tự nhiên lần thứ 2 thì tốc độ trung bình của m là
	A. 15,3 cm/s. 	B. 19,1 cm/s. 	C. 23,9 cm/s. 	D. 16,7 cm/s.
3. Tính từ lúc thả đến khi m đổi chiều chuyển động lần thứ hai thì tốc độ trung bình của m là:
	A. 22,3 cm/s.	B. 19,1 cm/s	C. 28,7 cm/s	D.33,4 cm/s
============================

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_vat_li_lop_12_dao_dong_tat_dan_dao_dong_cuong.doc