Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 1 môn Vật lí Lớp 12 - Trường THPT Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc

Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 1 môn Vật lí Lớp 12 - Trường THPT Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc

Câu 1: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, ngược pha có biên độ là A1 và A2 với A1 = 2A2 thì dao động tổng hợp có biên độ A là

 A. A2. B. 2A1 C. 2A2. D. 3A1.

Câu 2: Chọn phát biểu sai:

 A. Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại trong đời sống và trong kỹ thuật.

 B. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi ngoại lực cưỡng bức lớn hơn lực ma sát gây tắt dần.

 C. Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi ngoại lực tuần hoàn có tần số f bằng tần số riêng của hệ f0 gọi là sự cộng hưởng.

 D. Biên độ của dao động cộng hưởng càng lớn khi ma sát càng nhỏ.

 

docx 6 trang phuongtran 10330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 1 môn Vật lí Lớp 12 - Trường THPT Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (Khảo sát chuyên đề L1)
Câu 1: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, ngược pha có biên độ là A1 và A2 với A1 = 2A2 thì dao động tổng hợp có biên độ A là
	A. A2.	B. 2A1	C. 2A2.	D. 3A1.
Câu 2: Chọn phát biểu sai:
	A. Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại trong đời sống và trong kỹ thuật.
	B. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi ngoại lực cưỡng bức lớn hơn lực ma sát gây tắt dần.
	C. Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi ngoại lực tuần hoàn có tần số f bằng tần số riêng của hệ f0 gọi là sự cộng hưởng.
	D. Biên độ của dao động cộng hưởng càng lớn khi ma sát càng nhỏ.
Câu 3: Khi một chất điểm dao động điều hoà thì đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian?
	A. gia tốc.	B. Li độ.	C. Vận tốc.	D. Biên độ.
Câu 4: Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là
	A. Dj = 2np (với n Î Z).	B. Dj = (2n + 1) p/4 (với n Î Z).
	C. Dj = (2n + 1)p (với n Î Z).	D. Dj = (2n + 1) p/2 (với n Î Z).
Câu 5: Thế năng của con lắc đơn dao động điều hoà
	A. Đạt giá trị cực đại khi vật ở vị trí biên độ
	B. Không phụ thuộc góc lệch của dây treo con lắc
	C. Cực đại khi vật qua vị trí cân bằng
	D. Luôn luôn không đổi vì quỹ đạo của con lắc đựơc coi là thẳng
Câu 6: Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc
	A. giảm đi 2 lần.	B. giảm đi 4 lần.	C. tăng lên 2 lần.	D. tăng lên 4 lần
Câu 7: Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua
	A. vị trí cân bằng	B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.
	C. vị trí vật có li độ cực đại.	D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.
Câu 8: Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì dao động của con lắc là
	A. T=12πkk	B. T=2πmk	C. T=2πkm	D. T=12πmk
Câu 9: Pha ban đầu j cho phép xác định
	A. li độ của dao động ở thời điểm t bất kì	B. trạng thái của dao động ở thời điểm ban đầu.
	C. gia tốc của dao động ở thời điểm t bất kì.	D. vận tốc của dao động ở thời điểm t bất kì.
Câu 10: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hòa:
	A. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.	B. Quỹ đạo là một đường thẳng.
	C. Quỹ đạo là một hình sin.	D. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
Câu 11: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
	A. với tần số bằng tần số dao động riêng	B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng
	C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng	D. mà không chịu ngoại lực tác dụng
Câu 12: Chọn phát biểu đúng:
	A. Dao động của hệ chịu tác dụng ngoại lực tuần hoàn là dao động tự do.
	B. Chu kì của hệ dao động tự do không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
	C. Chu kì của hệ dao động tự do không phụ thuộc vào biên độ dao động.
	D. Tần số của hệ dao động tự do phụ thuộc vào lực ma sát.
Câu 13: Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
	B. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	C. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	D. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
Câu 14: Với gốc thế năng được chọn là vị trí cân bằng, biểu thức nào không phải cơ năng của con lắc đơn chiều dài l dao động với phương trình: s=S0cos(wt).
	A. W = mgl (cosa - cosa0)	B. W = 12mgl a02
	C. W = mgl (1 - cos a0)	D. W = 12mv2 + mgl (1 - cos a)
Câu 15: Dao động là chuyển động có
	A. trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau
	B. qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian
	C. lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian
	D. giới hạn trong không gian lập đi lặp lại nhiều lần quanh một VTCB
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang?
	A. Chuyển động của vật là chuyển động tuần hoàn.
	B. Chuyển động của vật là một dao động điều hoà.
	C. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng.
	D. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.
Câu 17: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau cho hợp nghĩa: 
	Dao động tự do là dao động mà.... chỉ phụ thuộc các.... không phụ thuộc các....
	A. tần số, yếu tố bên ngoài, đặc tính của hệ.	B. công thức, yếu tố bên ngoài, đặc tính của hệ.
	C. chu kì, đặc tính của hệ, yếu tố bên ngoài	D. biên độ, đặc tính của hệ, yếu tố bên ngoài.
Câu 18: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x=Asin2ωt thì phương trình vận tốc của vật là:
	A. v=ωAsinωt. 	B. v=-ωAcosωt.	C. v=-2ωAsin2ωt. 	D. v=2ωAcos2ωt.
Câu 19: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động của con lắc là
	A. f=2πgl.	B. f=12πlg.	C. f=12πgl.	D. f=2πlg.
Câu 20: Xét dao động điều hoà của con lắc đơn tại một địa điểm trên mặt đất. Khi con lắc đơn đi từ biên về vị trí cân bằng thì
	A. thế năng tăng. 	B. độ lớn lực hồi phục giảm. 
	C. tốc độ giảm.	D. độ lớn li độ tăng.
Câu 21: Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?
	A. Quả lắc đồng hồ	B. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường xóc.
	C. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm.	D. Sự rung của cầu khi xe ô tô chạy qua.
Câu 22: Công thức nào sau đây biểu diễn sự liên hệ giữa tần số góc ω, tần số f và chu kì T của một dao động điều hòa:
	A. T=1f=ω2π	B. ω2=πf=πT	C. ω=2πT=2πf	D. ω=2πf=1T
Câu 23: Hai điện tích điểm q1và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
	A. F=r2q1q2k	B. F=q1q2r2	C. F=kq1q2r2	D. F=q1q2kr2
Câu 24: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật
	A. tăng lên 4 lần	B. giảm đi 4 lần.	C. giảm đi 2 lần.	D. tăng lên 2 lần.
Câu 25: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q=5.10-9C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10cm có độ lớn là:
	A. E = 0,450 V/m	B. E = 0,225 V/m	C. E = 4500 V/m	D. E = 2250 V/m
Câu 26: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, lúc li độ của vật bằng 10% biên độ dao động thì tốc độ bằng bao nhiêu phần trăm tốc độ cực đại?
	A. 99,5%.	B. 91,9%.	C. 90,0%.	D. 89,9%.
Câu 27: Cho dòng điện cường độ 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 35.10-5 T. Tính số vòng của ống dây, biết ống dây dài 50cm.
	A. 390 vòng	B. 420 vòng	C. 930 vòng	D. 670 vòng
Câu 28: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt + π/3)cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc cực đại của vật là:
	A. 24π2 cm/s2.	B. 24π cm/s2.	C. 9,6 cm/s2.	D. 9,6 m/s2.
Câu 29: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1=4cos(10t+π4) cm và x2=3cos(10t-3π4) cm. Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
	A. 100 cm/s.	B. 50 cm/s.	C. 80 cm/s.	D. 10 cm/s.
Câu 30: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, lò xo có độ cứng 80N/m. Trong một chu kì, con lắc đi được một đoạn đường dài 20cm. Cơ năng của con lắc bằng bao nhiêu?
	A. 0,1 J	B. 4 J	C. 0,4 J	D. 40 J
Câu 31: Một vật dao động điều hòa khi có li độ 8cm thì nó có động năng bằng 8 lần thế năng. Biên độ dao động của vật bằng:
	A. 83 cm.	B. 16 cm.	C. 24 cm.	D. 12 cm.
Câu 32: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ x=3cos(πt-5π6) cm. Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ x1=5cos(πt+π6) cm. Dao động thứ hai có phương trình li độ là
	A. x2=8cos(πt+π6) (cm).	B. x2=2cos(πt+π6) (cm).
	C. x2=2cos(πt-5π6) (cm).	D. x2=8cos(πt-5π6) (cm).
Câu 33: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 12cm. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao bằng một nửa vật. Tiêu cự của thấu kính là
	A. − 12 cm.	B. 24 cm.	C. − 24 cm.	D. 12 cm.
Câu 34: Treo con lắc đơn vào trần một ôtô tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Khi ôtô đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Nếu ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang với giá tốc 2,5 m/s2 thì chu kì dao động điều hòa của con lắc xấp xỉ bằng
	A. 2,03 s.	B. 1,82 s	C. 1,97 s.	D. 1,98 s.
Câu 35: Hai vật A và B cùng bắt đầu dao động điều hòa, chu kì dao động của vật A là TA, chu kì dao động của vật B là TB. Biết TA = 0,125TB. Hỏi khi vật A thực hiện được 16 dao động thì vật B thực hiện được bao nhiêu dao động?
	A. 128	B. 2	C. 8	D. 4
Câu 36: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1cm thì lực tương tác giữa chúng là
	A. 4F.	B. 0,25F.	C. 16F.	D. 0,5F.
Câu 37: Một chất điểm dao động điều hòa có pha dao động quan hệ với thời gian được biểu diễn như hình vẽ. Quãng đường chất điểm đi được thời thời điểm t3 đến thời điểm t4 là 10 cm và t2− t1 = 0,5.Gia tốc của chất điểm tại thời điểm t = 3,69s gần giá trị nào sau đây nhất ? 
	A. -17 cm/s2	B. 35 cm/s2
	C. 17 cm/s2	D. -35 cm/s2
Câu 38: Hai dao động điều hòa cùng tần số có đồthị như hình vẽ. Biết dao động thứ nhất có biên độ là A. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ gần nhất giá trị nào sau đây?
	A. A/2	B. 3A
	C. A	D. 2A
Câu 39: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng có khối lượng 100 g. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng, lấy g = 10 m/s2 và π2 = 10. Gọi Q là đầu cố định của lò xo. Khi lực tác dụng của lòxo lên Q bằng 0, tốc độ của vật |v| = 32vmax. Thời gian ngắn nhất để vật đi hết quãng đường 22 cm là:
	A. 0,2 s.	B. 0,05 s.	C. 0,4 s.	D. 0,1 s.
t(s) 
F(N)
Câu 40: Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t=0,45 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
	A. 2,29N	B. 1,89N
	C. 1,59N	D. 1,29N
Gửi quý thầy cô tham khảo bộ trắc nghiệm lí phiên bản 2020 (Quý thầy cô cần bản word thì zalo cho H: 0942481600)
Mới: Trắc nghiệm lí 12 – Có chia mức độ nhận thức: 
(Bản giải): 
Bộ 45 đề mức 7 theo cấu trúc tinh giảm 2020 của Bộ
Lí 10 – (Trắc nghiệm theo bài) :
 (Học kì 1) 
 (Học kì 2) 
Tự luận lí 10 nâng cao: 
Lí 11 – (Trắc nghiệm theo bài):
(Học kì 1) 
(Học kì 2) 
Lí 12 – Tự ôn luyện lý 12
650 câu đồ thị lí: 
Bản giải: 
Các bộ đăng trước đó
1. Bộ 45 đề mức 7 năm 2019: 
2. Bộ ôn cấp tốc lí 12: 
3. Bộ tài liệu luyện thi Quốc Gia: 
4. Bộ câu hỏi lý thuyết từ các đề 2018: 
5. Phân chương đề thi của Bộ từ 2007: 
6. Trắc nghiệm vật lí 11 (Hội thảo Tây Ninh): 
7. 80 đề nắm chắc điểm 7: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chuyen_de_lan_1_mon_vat_li_lop_12_truong_thp.docx