Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Chương 5,6

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Chương 5,6

 1. Vị trí các kim loại trong bảng tuần hoàn

 - Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ bo (B)) và một phần nhóm IVA,VA,VIA.

 - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).

 - Họ lantan và actini (xếp riêng hai hàng cuối bảng).

 2. Cấu tạo của kim loại

 a. Cấu tạo nguyên tử

 Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).

 (Đặc biệt, ví dụ: poloni (Po) nhóm VIA có 6 electron ở lớp ngoài cùng).

 b. Cấu tạo tinh thể (T2-tr21 1-CĐ-11, 2-KB-11)

 - Ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ Hg ở thể lỏng).

 - Mạng tinh thể kim loại gồm có: Nguyên tử kim loại, ion kim loại và electron tự do.

 - Ba kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến

 + Mạng tinh thể lục phương (có độ đặc khít 74%) (Be, Mg, Zn.).

 + Mạng tinh thể lập phương tâm diện (có độ đặc khít 74%) (Ca, Sr, Cu, Ag, Au, Al.).

 + Mạng tinh thể lập phương tâm khối (có độ đặc khít 68%) (Li, Na, K, Ba, V, Mo.).

 c. Liên kết kim loại

 Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

 

doc 57 trang phuongtran 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Chương 5,6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018-2019 
THPT LỤC NAM BẮC GIANG PHẦN LỚP 12 (chỉnh 01/01/2019)
 CHƯƠNG 5- ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI ( in 1 bản của Ngân)
	1. Vị trí các kim loại trong bảng tuần hoàn
	- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ bo (B)) và một phần nhóm IVA,VA,VIA.
	- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
	- Họ lantan và actini (xếp riêng hai hàng cuối bảng).
	2. Cấu tạo của kim loại
	a. Cấu tạo nguyên tử
	Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
 (Đặc biệt, ví dụ: poloni (Po) nhóm VIA có 6 electron ở lớp ngoài cùng). 
	b. Cấu tạo tinh thể (T2-tr21 1-CĐ-11, 2-KB-11)
	- Ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ Hg ở thể lỏng).
	- Mạng tinh thể kim loại gồm có: Nguyên tử kim loại, ion kim loại và electron tự do.
	- Ba kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến
	+ Mạng tinh thể lục phương (có độ đặc khít 74%) (Be, Mg, Zn...).
	+ Mạng tinh thể lập phương tâm diện (có độ đặc khít 74%) (Ca, Sr, Cu, Ag, Au, Al...).
	+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối (có độ đặc khít 68%) (Li, Na, K, Ba, V, Mo...).
	c. Liên kết kim loại
	Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
 3. Tính chất vật lí của kim loại
 - Tính chất vật lí chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
 Màu sắc: Cu màu đỏ, Ag, Al, Mg màu trắng bạc...
 Tính dẻo cao Au. Độ dẫn diện giảm theo thứ tự: Ag, Cu, Au, Al, Fe...
 - Tính chất vật lí khác: 
 + Khối lượng riêng nhỏ nhất Li (0,5 g/cm3), lớn nhất Os (22,6 g/cm3). (Cu 8,9; Hg 13,6; Au 19,3).
 + Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất Hg (-39oC), cao nhất W (3410oC).
 + Kim loại mềm nhất là các kim loại kiềm (Na, K, Rb, Cs), cứng nhất Cr (độ cứng là 9).
 4. Tính chất hóa học chung của kim loại
 Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử: M ® Mn+ + ne. 
 a) Tác dụng với phi kim: Cl2, O2, S...
 (- Với flo, oxi hóa được tất cả các kim loại tạo muối florua).
 - Với clo: Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua. 
 + Bột nhôm tự bốc cháy khí tiếp xúc với khí clo: 
 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3
 + (Fe, Cr) + Cl2 (FeCl3, CrCl3) (số oxi hóa +3)
 + (Ni, Zn, Pb) + Cl2 (NiCl2, ZnCl2 , PbCl2 ) (số oxi hóa +2)
 + Sn + 2Cl2 SnCl4 (số oxi hóa +4)
 - Với oxi: Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt...) và các phi kim (trừ halogen).
 + 3Fe + 2O2 Fe3O4 (oxit sắt từ)
 + (Al, Cr) + O2 (Al2O3, Cr2O3) (số oxi hóa +3)
 + (Ni, Zn, Pb) + O2 (NiO, ZnO , PbO ) (số oxi hóa +2)
 + Sn + 2O2 SnO2 (số oxi hóa +4) ; (T1-tr49 28-KA-09, 30-KA-2010)
 + 2Na + O2 (nguyên chất, khô) Na2O2 (natri peoxit)
 4Na + O2 (không khí, khô) 2Na2O (natri oxit)
 - Với lưu huỳnh: Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua. 
 + (Zn, Fe, Cu, Pb) + S (ZnS, FeS, CuS, PbS) (số oxi hóa +2)
 + (Al, Cr) + S (Al2S3, Cr2S3) (số oxi hóa +3)
 Riêng Hg tác dụng với S ở nhiệt độ thường: 
 Hg + S ® HgS (ứng dụng thu gom Hg khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, T1-tr11 2.KB-08).
 b) Tác dụng với dung dịch axit
 - Với axit HCl, H2SO4 loãng
 Nhiều kim loại (đứng trước hiđro trong dãy điện hóa của kim loại) có thể khử được ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo H2 (riêng Pb không tác dụng với HCl loãng, H2SO4 loãng. Vì sao ?).
 (Fe, Cr, Sn) + H2SO4 (loãng)) ¾® (FeSO4, CrSO4, SnSO4) + H2. (số oxi hóa +2)
 (Cr, đun nóng, không có mặt không khí).
 - Với axit HNO3, H2SO4 đặc
 Hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) khử được N+5 (trong HNO3) và S+6 (trong H2SO4) xuống số oxi hóa thấp hơn.
 (Fe, Cr) + (HNO3, H2SO4 đặc, nóng) ¾® tạo muối Fe3+, Cr3+.
 (Sn + H2SO4 đặc, nóng ¾® tạo hợp chất Sn(IV) Sn(SO4)2).
 (axit đặc) ¾® NO2
 Kim loại kém hoạt động (Pb, Cu, Ag, Hg) + HNO3 ¾¾¾
 (axit loãng) ¾® NO
 - (Al, Fe, Cr) không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội.
 c) Tác dụng với nước
 - Ở nhiệt độ thường các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) ¾® tạo hiđroxit tan + H2.
 - Ở nhiệt độ cao như Fe, Zn... ¾® tạo oxit + H2.
 * Vì sao không dùng nước, cát (SiO2), khí cacbonic (CO2) để dập tắt đám cháy Mg, Al ? 
 to < 570oC ¾® Fe3O4 + H2
 Fe + H2O ¾¾¾
 to > 570oC ¾® FeO + H2
 Không tác dụng với nước: Au, Ag...
 d) Tác dụng với dung dịch muối
 Kim loại mạnh hơn (từ Mg trở về sau) có thể khử được các ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
 Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯
Phương trình ion và khối lượng thanh kim loại, khối lượng dung dịch trước và sau phản ứng.
Khối lượng thanh kim loại
 56 -------------------------> 64
tăng: 64 - 56 = 8 
 Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu¯
Khối lượng muối (hoặc kl dung dịch)
 64 -------> 56
giảm: 64 - 56 = 8
 Na + dung dịch CuSO4 ® ?
 e) Tác dụng với dung dịch kiềm (Al và Zn)
 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2­
 Oxit, hiđroxit. a) Oxit và hiđroxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3 , Cr2O3 , SnO , PbO.
 Zn(OH)2 , Al(OH)3 , Cr(OH)3 , Sn(OH)2 , Pb(OH)2. 
 * Cr2O3: Tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm đặc. 
 b) Hiđroxit tan trong dung dịch NH3 dư : Zn(OH)2 , Cu(OH)2 , Ni(OH)2 (và AgCl). 
(T1-tr45 câu 12, T1-tr49-26.KB-09, T2-tr12 câu 16, T.tự T3-tr33)-Câu 3: Cho dung dịch NH3 (dư) vào dung dịch X chứa CuCl2, FeCl2, AlCl3 thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Cho khí H2 (dư) qua Z nung nóng thu được chất rắn R. Thành phần của R gồm 
A. Al2O3, Fe2O3. 	B. Al2O3, Fe. 	C. Cu, Al, Fe. 	D. Fe.
 c) Màu của một số chất : Muối không tan, hiđroxit không tan, muối sunfua không tan, oxit.
 - Các hiđroxit: Fe(OH)2 trắng hơi xanh, Fe(OH)3 nâu đỏ, Cu(OH)2 xanh, Mg(OH)2 trằng, Zn(OH)2) keo trắng , Al(OH)3 keo trắng, Cr(OH)2 màu vàng, Cr(OH)3 màu lục xám, Ni(OH)2 xanh lục.
 - Các oxit: CuO và FeO: chất rắn màu đen, Fe2O3 chất rắn màu đỏ nâu , Cu2O đỏ gạch, Cr2O3 chất rắn màu lục thẫm, CrO3 chất rắn màu đỏ thẫm. 
 - Các muối sunfua: (CuS, PbS, Ag2S) màu đen, CdS màu vàng.
 - Các muối: AgCl trắng, AgBr vàng nhạt, AgI vàng (SGK10-tr118), Ag3PO4 vàng (tan trong axit HNO3 loãng-SGK11-tr53).
 - Các muối: CaSO4, CaCO3 , BaCO3 trắng , BaSO4 trắng (không tan trong axit mạnh)
 5- Dãy điện hóa của kim loại - Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại
 Cặp oxi hóa- khử của kim loại
Tính oxi hóa tăng
Nguyên tố kim loại
Tính khử giảm
Tính oxi hóa giảm
Nguyên tố phi kim
Tính khử tăng 
 Fe2+ + 2e Fe
 Cu2+ + 2e Cu
 Ag+ + 1e Ag
 Cl2 + 2e 2Cl-
 Br2 + 2e 2Br-
 I2 + 2e 2I-
 Dạng oxi hóa Dạng khử
 (cation kim loại - kim loại)
 Dạng oxi hóa Dạng khử
 (phi kim - anion)
 Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại.
 Kí hiệu: Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Ag+/Ag, hoặc với các nguyên tố phi kim: Cl2/2Cl-; Br2/2Br-; I2/2I-. 
 So sánh tính chất của các cặp oxi hóa - khử (dựa theo các phản ứng hóa học)
 - Ví dụ: Cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu. 
 Nhúng thanh sắt vào trong dung dịch đồng sunfat, viết phương trình phản ứng dạng ion. Viết các cặp oxi hóa-khử, so sánh tính chất của các cặp oxi hóa - khử.
 Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu¯ ; Fe2+ < Cu2+ Tính oxi hóa tăng.
 Chất khử Chất oxi hóa Chất oxi hóa Chất khử ;
 mạnh hơn mạnh hơn yếu hơn yếu hơn ; Fe > Cu Tính khử giảm.
 - Ví dụ: Cặp Cu2+/Cu và Ag+/Ag. 
 Nhúng sợi dây đồng vào trong dung dịch bạc nitrat, viết phương trình phản ứng dạng ion. Viết các cặp oxi hóa-khử, so sánh tính chất của các cặp oxi hóa - khử.
 Cu + 2Ag+ ® Cu2+ + 2Ag¯ ; Cu2+ < Ag+ Tính oxi hóa tăng.
 Chất khử Chất oxi hóa Chất oxi hóa Chất khử ;
 mạnh hơn mạnh hơn yếu hơn yếu hơn ; Cu > Ag Tính khử giảm.
 So sánh dạng oxi hóa: Fe2+ < Cu2+ < Ag+ Tính oxi hóa tăng ¾®
 So sánh dạng khử: Fe > Cu > Ag Tính khử giảm ¾®
 Chú ý: Nên viết cặp chất có tính khử mạnh hơn trước, cặp chất có tính oxi hóa mạnh hơn viết sau.
 Dãy điện hóa (của kim loại) (Từ điển Hóa học phổ thông-NXBGD-2009-tr91)
 Dãy sắp xếp các cặp oxi hóa- khử, gồm dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố (kim loại) theo thứ tự tăng dần của tính oxi hóa (của ion kim loại) và giảm dần của tính khử (của kim loại).
 ¾¾¾Tính oxi hoá của ion kim loại tăng ¾®
 K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Au3+
 K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Au
 ¾¾¾Tính khử của kim loại giảm ¾®
 Mở rộng dãy điện hóa (Từ điển Hóa học phổ thông-NXBGD-2009-tr91)
¾¾¾ Chiều tăng dần của tính oxi hoá ¾¾®
 Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ S Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ I2 Fe3+ Ag+ Hg2+ NO3-(H+)
 Ca Na Mg Al Zn S2- Fe Ni Sn Pb H2 Cu I- Fe2+ Ag Hg NO
 	 ¬¾¾ Chiều tăng dần của tính khử ¾¾¾
 · Ý nghĩa
 Dự đoán chiều xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hóa - khử
 Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa - khử xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử tương ứng yếu hơn.
a. Kim loại càng về phía trái thì càng hoạt động (càng dễ bị oxi hóa); các ion của nó có tính oxi hóa càng yếu (càng khó bị khử).
b. Kim loại đứng bên trái (không tác dụng với nước ở điều kiện thường- từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng bên phải ra khỏi dung dịch muối.
c. Kim loại bên trái H2 đẩy được H2 ra khỏi dung dịch axit thông thường (HCl, H2SO4 loãng...).
d. Chỉ có kim loại đứng đầu dãy (kim loại kiềm, kiềm thổ: K, Na, Ca...) đẩy được H2 ra khỏi nước ở điều kiện thường (Mg đẩy được H2 ra khỏi nước nóng).
(SBT12-tr43)-5.68. Có 6 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có một loại cation: Zn2+, Cu2+, Mg2+, Fe2+, Ag+, Pb2+ và 6 kim loại là Zn, Cu, Mg, Fe, Ag, Pb.
a) Sắp xếp những cặp oxi hóa- khử của những chất nói trên theo một thứ tự nhất định về tính chất hóa học? 
b) Những kim loại nào có thể phản ứng với những dung dịch chứa cation nào?
c) Rút ra kết luận gì về tính oxi hóa của ion Ag+ và Mg2+, tính khử của kim loại Ag và Mg ?
d*) Viết phương trình phản ứng khi cho Fe (dư) + dung dịch AgNO3 và Fe + dung dịch AgNO3 (dư). 
 6- Ăn mòn kim loại
Khái niệm
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
Phân loại
- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là 2 cặp kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim...
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Giải thích các phản ứng xảy ra tại các điện cực khi xảy ra ăn mòn điện hóa học 
Điện cực
Cực âm (-)
Cực dương Å
Vị trí trong dãy điện hóa
Kim loại đứng trước trong dãy điện hóa
Kim loại đứng sau hoặc phi kim (C)
Quá trình xảy ra
quá trình oxi hóa kim loại:
 M ® Mn+ + ne
quá trình khử của:
O2 + 2H2O + 4e ® 4OH- (m.t trung tính, bazơ)
2H+ + 2e ® H2 (môi trường axit)
Cu2+ + 2e ® Cu (trong dd muối: k.loại đứng Ag+ + 1e ® Ag trước đẩy k.loại đứng sau) 
Tên gọi điện cực
Tên gọi của điện cực là anot
Tên gọi của điện cực là catot
Khái niệm
 Anot 
Điện cực ở đó xảy ra quá trình oxi hóa hay từ đó electron rời khỏi thiết bị.
 Trong bình điện phân, ống phóng điện... anot là điện cực nối với cực dương của nguồn điện một chiều.
 Trong pin (hoặc ăn mòn điện hóa học), ăc qui... anot là cực âm. (Từ điển hóa học phổ thông tr.18)
Catot 
Điện cực ở đó xảy ra quá trình khử hay từ đó electron đi vào thiết bị.
 Trong bình điện phân, ống phóng điện... catot là điện cực nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
 Trong pin (hoặc ăn mòn điện hóa học), ăc qui... catot là cực dương. (Từ điển hóa học phổ thông tr.66)
 Chống ăn mòn kim loại
 - Phương pháp bảo vệ bề mặt
 Dùng những chất bền vững với môi trường để phủ lên mặt ngoài những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men...
 Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm.
 - Phương pháp điện hóa
 Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ. 
 Vỏ tàu biển bằng thép gắn những khối kẽm (phần chìm dưới nước).
 Tôn để trong không khí ẩm khi chưa bị xước (bảo vệ bề mặt), khi bị xước đến bề mặt của sắt (bảo vệ phương pháp điện hóa). Giải thích ? 
 7- Điều chế kim loại
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. 
 Mn+ + ne ® M
Các phương pháp điều chế kim loại tùy thuộc vào độ hoạt động hóa học của các kim loại.
 - Phương pháp thủy luyện
 Nguyên tắc: Dùng các kim loại có tính khử mạnh hơn như Zn, Fe... khử những ion kim loại của kim loại có tính khử yếu hơn trong dung dịch muối. 
 Phạm vi áp dụng: Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động yếu như Ag, Cu...
 Thí dụ: Dùng Zn để khử ion Ag+ trong dung dịch muối bạc.
 Zn + 2Ag+ ® Zn2+ + 2Ag¯
 - Phương pháp nhiệt luyện
 Nguyên tắc: Dùng chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al, Mg... khử các ion kim loại trong hợp chất (thường là oxit) ở nhiệt độ cao.
 Phạm vi áp dụng: Phương pháp nhiệt luyện thường dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb... hoặc yếu như Cu.
 Thí dụ: CuO + H2 Cu + H2O
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
 - Phương pháp điện phân
 Nguyên tắc: Dùng dòng điện một chiều khử các ion kim loại thành kim loại trên catot (cực âm) của bình điện phân. 
 + Điện phân hợp chất nóng chảy. Phạm vi áp dụng: Dùng điều chế các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al.
 +Điện phân dung dịch muối. Phạm vi áp dụng: Dùng điều chế các kim loại hoạt động trung bình và yếu.
----------------------
Tr.40-12.(T1-tr36-31.KA-2010)-Câu 36. So sánh: Ăn mòn kim loại (Zn-Cu trong dung dịch HCl) và điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ).
So sánh
a) Nhúng hợp kim Zn-Cu vào dd HCl
b) Điện phân dd CuCl2 (điện cực trơ)
Điện cực
Cực âm (-)
Cực dương Å
Cực âm (-)
Cực dương Å
Nửa p.ứng
Zn ® Zn2+ + 2e
2H+ + 2e ® H2­
 Cu2+ + 2e ® Cu¯
2Cl- ® Cl2­+ 2e
Quá trình
Q.trình oxi hoá
(QT nhường e)
Q.trình khử
(QT nhận e)
Q.trình khử
(QT nhận e)
Q.trình oxi hoá
(QT nhường e)
Tên điện cực
anot
catot
catot
anot
Nhận xét
phát sinh dòng điện (electron di chuyển từ anot sang catot) 
không phát sinh dòng điện
Tr.40-11.(T1-tr36-30.CĐ-2010)*Câu 56. So sánh: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ).
So sánh
a) Điện phân dd CuSO4 (anot bằng Cu)
b) Điện phân dd CuSO4 (điện cực trơ)
Điện cực
Cực âm (-)
Cực dương (Cu) Å
Cực âm (-)
Cực dương Å
Nửa p.ứng
Cu2+ + 2e ® Cu¯
Cu ® Cu2+ + 2e
 Cu2+ + 2e ® Cu¯
2H2O®O2­+ 4H++4e 
Quá trình
Q.trình khử
(QT nhận e)
Q.trình oxi hoá
(QT nhường e)
Q.trình khử
(QT nhận e)
Q.trình oxi hoá
(QT nhường e)
Tên điện cực
catot
anot 
catot
anot
P.ứng đ.phân
Cu2+ (dd) + Cu(r) ® Cu(r) + Cu2+ (dd) 
 (anot-k.loại tan) (catot-k.loại bám)
2Cu2+ + 2H2O 2Cu¯ + O2­ + 4H+
CHƯƠNG 6- KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 
 · Kim loại kiềm, nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. 
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1. Mạng tinh thể lập phương tâm khối.
 Tính chất hóa học: Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
 - Tác dụng với phi kim
 + Tác dụng với oxi
 Natri cháy trong khí oxi khô tạo natri peoxit (Na2O2), cháy trong không khí khô ở nhiệt độ thường 
 tạo natri oxit (Na2O).
 + Với clo tạo muối clorua.
 - Tác dụng với axit
 Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành khí hiđro.
 - Tác dụng với nước
 Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.
Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
 - NaOH
Là bazơ mạnh, có đầy đủ tính chất chung của một bazơ.
 Điều chế: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2­ + Cl2­
 Nếu không có màng ngăn: 
 Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O (nước Gia-ven)
 - NaHCO3
+ Dễ bị nhiệt phân hủy tạo Na2CO3, CO2 và H2O. 
+ NaHCO3 có tính chất lưỡng tính (vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ).
+ Dung dịch NaHCO3 bị thủy phân, cho môi trường kiềm yếu (pH > 7).
 NaHCO3 + H2O H2CO3 + NaOH
 HCO3- + H2O H2CO3 + OH-
 - Na2CO3 
+ Na2CO3 bền với nhiệt, nóng chảy không bị phân hủy. 
+ Na2CO3 muối của axit yếu (axit cacbonic), có đầy đủ tính chất chung của muối.
+ Dung dịch Na2CO3 bị thủy phân, cho môi trường kiềm mạnh, làm xanh quỳ tím (pH > 7).
 Na2CO3 + H2O NaHCO3 + NaOH
 CO32- + H2O HCO3- + OH-
 · Kim loại kiềm thổ, nhóm IIA
 Be, Mg, Ca, Sr, Ba, và Ra. 
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2. 
 Mạng tinh thể : có cả ba kiểu mạng tinh thể.
 Be, Mg: lục phương ; Ca, Sr: lập phương tâm diện ; Ba: lập phương tâm khối. 
 Tính chất hóa học
 Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm.
 - Tác dụng với phi kim
 - Tác dụng với axit
 + Với HCl, H2SO4 loãng: Kim loại kiềm thổ khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành khí hiđro.
 + Với HNO3, H2SO4 đặc: Kim loại kiềm thổ có thể khử N+5 trong HNO3 loãng xuống N-3 (NH4NO3); S+6 trong H2SO4 đặc xuống S-2 (H2S).
 - Tác dụng với nước
 Ở nhiệt độ thường, Be không tác dụng với nước, Mg tác dụng rất chậm, các kim loại kiềm thổ khác (Ca, Sr, Ba) khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.
Một số hợp chất quan trọng của canxi
Canxi oxit (CaO, vôi sống), chất rắn màu trắng. Canxi oxit là oxit bazơ, tương tác với nước tạo nên canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.
Sữa vôi là huyền phù màu trắng (Ca(OH)2) trông giống như sữa (huyền phù - hệ những hạt rất nhỏ lơ lửng trong một chất lỏng). 
 Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) là một bazơ mạnh, có đầy đủ tính chất chung của một bazơ.
 Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3¯ + H2O 
 Dùng nhận biết khí CO2.
Canxicacbonat (CaCO3) là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ khoảng 1000oC. CaCO3 CaO + CO2­ 
 Biện pháp nâng cao hiệu suất quá trình nung vôi ?
Canxi hiđrocacbonat (Ca(HCO3)2), chỉ tồn tại trong dung dịch, tạo thành khi CaCO3 tan trong nước có chứa CO2. 
 Canxi hiđrocacbonat không bền, bị phân hủy khi đun nóng hoặc áp suất CO2 giảm.
 Ca(HCO3)2 CaCO3¯ + CO2 + H2O
 Thành phần chính của đá vôi, đá hoa, đá phấn là CaCO3.
 Đolomit: MgCO3.CaCO3.
Canxi sunfat (CaSO4 , còn gọi là thạch cao)
 Thạch cao sống: CaSO4.2H2O.
 Thạch cao nung: CaSO4.H2O. 
 Thạch cao khan: CaSO4.
 Thạch cao nung nhào trộn với nước, tạo thành loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh. Dùng nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương (SGK12-tr115).
Nước cứng
 Khái niệm 
Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ dưới dạng muối tan (hiđrocacbonat, clorua ). 
Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên.
 Phân loại 
 - Nước có tính cứng tạm thời: Chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
 - Nước có tính cứng vĩnh cửu: Chứa các muối clorua và sunfat của canxi và magie.
 - Nước có tính cứng toàn phần: Có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
 Cách làm mềm nước
 - Phương pháp kết tủa.
 + Với nước có tính cứng tạm thời: Đun sôi nước hoặc thêm Ca(OH)2 vừa đủ.
 + Với nước có tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu: Dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4).
 - Phương pháp trao đổi ion.
 · Nhôm
 Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
 Nhôm ở ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
 Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p1 ; hay [Ne]3s23p1.
Tính chất hóa học
 Nhôm là kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ).
 a- Tác dụng với phi kim
 + Với halogen
 Bột nhôm tự bốc cháy khí tiếp xúc với khí clo
 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3
 Bột nhôm tác dụng với iot, xúc tác nước 
 2Al + 3I2 2AlI3
 + Với oxi. 
 Bột nhôm cháy trong không khí. 
 4Al + 3O2 2Al2O3
 b- Tác dụng với axit
 + Với HCl, H2SO4 loãng
 Nhôm khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành khí hiđro.
 + Nhôm tác dụng mạnh với HNO3 loãng, đặc nóng, H2SO4 đặc, nóng
 Nhôm khử N+5, S+6 xuống các số oxi hóa thấp hơn.
 · Nhôm (sắt, crom) không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.
 c- Tác dụng với oxit kim loại. Phản ứng nhiệt nhôm 
 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe 
 Hỗn hợp tecmit: Bột nhôm trộn với bột sắt oxit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray.
 d-Tác dụng với nước 
Nếu không có lớp oxit bảo vệ trên bề mặt nhôm (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg), thì nhôm tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
 Trên thực tế, nhôm không tác dụng với O2 của không khí và không tác dụng với nước là do có màng oxit bảo vệ. 
 e- Tác dụng với dung dịch kiềm
 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2­
Hợp chất của nhôm 
Nhôm oxit (Al2O3)
Nhôm oxit là oxit lưỡng tính: vừa tan trong dung dịch axit, vừa tan trong dung dịch kiềm mạnh.
Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) 
Nhôm hiđroxit là hiđroxit lưỡng tính: vừa tan trong dung dịch axit, vừa tan trong dung dịch kiềm mạnh.
Nhôm sunfat 
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O.
 Bài tập chương 5 - Đại cương về kim loại
Đại cương về kim loại
1.(T1-tr43-1.CĐ-2010)-Câu 26: Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Mg. 	B. Be, Mg, Ca. 	C. Li, Na, Ca. 	D. Li, Na, K.
2.(T2-tr21-2.KB-11)Câu 7: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Ca.	B. Na, K, Ba.	C. Li, Na, Mg.	D. Mg, Ca, Ba.
3.(T1-tr43-2.KA-2010)-Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng ?
	A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
	B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
	C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
	D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần
4.(T1-tr11-2.KB-08)-*Câu 53: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.	B. cát.	C. muối ăn.	D. lưu huỳnh.
5.(T4-tr19-23.Đề MH-17 lần 1)-Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.	 	
B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.	 
D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
6.(T4-tr18-9.Đề MH-17 lần 1)-Câu 10: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
7.(T3-tr25-1.KB-13)Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O. (d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng. 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là (SGK10-tr140)
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D.2.
8.(T4-tr18-12.Đề 2015)-Câu 6: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch ?
A. CuSO4. 	B. MgCl2.	C. FeCl3.	D. AgNO3. 
9.(T4tr19-19.Đề 2016)-Câu 3: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây ?
A. H2SO4 đặc, nóng.	B. HNO3 loãng.	C. H2SO4 loãng.	 D. HNO3 đặc, nguội.
10.(T2-tr21-3.CĐ-11)Câu 36: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Fe, Al, Cr. 	B. Cu, Fe, Al.	C. Fe, Mg, Al.	D. Cu, Pb, Ag.
11.(T2-tr21-6.KB-11)Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X): 
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là
A. (d).	B. (a).	C. (b).	D. (c).
12.(T2-tr22-8.KA-12)Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
	(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua.
	(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
	(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua.
	(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
	Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
13.(T3-tr25- 2.CĐ-13)Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử. 
 Dãy điện hóa của kim loại
 - Sắp xếp các ion, các kim loại theo chiều giảm dần (hoặc tăng dần) tính oxi hóa, tính khử (theo dãy điện hóa)
1.(Ôn TN-tr22-41.BT-08)-Câu 13: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg. 	B. Fe. 	C. Al. 	D. Na.
2.(Ôn TN-tr22)-45.GDTX-2009)-Câu 26: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Mg, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
A. Fe. 	B. Ag. 	C. Mg. 	D. K.
3.(Ôn TN-tr22-46.2010)-Câu 20: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là:
A. K, Cu, Zn. 	B. Cu, K, Zn. 	C. Zn, Cu, K. 	D. K, Zn, Cu.
4.(Ôn TN-tr23-50.GDTX-2009)-Câu 20: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là:
A. K+, Al3+, Cu2+. 	 	B. K+, Cu2+, Al3+. 	 
C. Cu2+, Al3+, K+. D. Al3+, Cu2+, K+.
5.(T4-tr18-7.Đề 2015)-Câu 4: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất ?
A. Ca2+.	B. Ag+.	C. Cu2+.	D. Zn2+.
6.(T1-tr33-1.CĐ-07)-*Câu 51: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là:
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. 	B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.	D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
7.(T1-tr33-2.KA-07)-Câu 7: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.	B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.	 	D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. 
8.(T2-tr22-11.CĐ-12)Câu 21: Cho dãy các ion : Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Fe2+.	B. Sn2+.	C. Cu2+.	D. Ni2+.
 	- Cho dãy điện hoá của kim loại, dự đoán phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử
9.(Ôn TN-tr22-35.BT-2008)-Câu 25: Hai kim loại đều phản ứng được với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Fe và Ag. 	B. Al và Ag. 	C. Al và Fe. 	D. Fe và Au.
10.(Ôn TN-tr22-36.PB-2008)-Câu 10: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag. 	B. Fe. 	C. Cu. 	D. Zn.
11.(Ôn TN-tr22-37.PB-2008)-Câu 32: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
12.(Ôn TN-tr22-38.BT2-2008)-Câu 20: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi kim loại
A. Fe. 	B. Mg. 	C. Zn. 	D. Ag. 
13.(T2-tr22-12.CĐ-11)Câu 44: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Cr2+, Au3+, Fe3+.	 	B. Fe3+, Cu2+, Ag+.	 
C. Zn2+, Cu2+, Ag+. 	D. Cr2+, Cu2+, Ag+.
14.(T5-tr10-21.(Đề 2018 mã 203)Câu 69: Cho các chất: NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, NH3. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
15.(T1-tr34-9.CĐ-07)-Câu 8 : Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau :
 Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch CuCl2.	B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.	D. Cu và dung dịch FeCl3.
16.(T4-tr19-25.Đề 2016)-Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây sai ?
A. 2Na + 2H2O ¾® 2NaOH + H2.	
B. Fe + ZnSO4 (dung dịch) ¾® FeSO4 + Zn.
C. H2 + CuO Cu + H2O.	
D. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) ¾® CuCl2 + 2FeCl2.
17.(T2-tr22-15.KA-12)Câu 15: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.	B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.	D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
18.(T3-tr25-3.KA-13)Câu 44: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat. 	
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat. 
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:
A. (b) và (c).	B. (a) và (c).	C. (a) và (b).	D. (b) và (d).
19.(T1-tr34-7.CĐ-2010)-Câu 8 : Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau : Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag
	Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là
A. Zn, Cu2+. 	B. Ag, Fe3+. 	C. Ag, Cu2+. 	D. Zn, Ag+.
20.(T1-tr34-8.CĐ-09)*-Câu 58: Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Fe, Cu.	B. Mg,Cu, Cu2+.	C. Fe, Cu, Ag+. 	D. Mg, Fe2+, Ag.
 - Cho các phản ứng xảy ra, sắp xếp tính oxi hóa, tính khử của các chất
Fe3+
Fe2+
< Ag+
> Ag+
 · Cho các phản ứng, viết các cặp oxi hóa - khử tương ứng.
 Fe(NO3)2 + AgNO3 ® Fe(NO3)3 + Ag ; 
< Ag+
Cu2+ <
Cu2+
Cu
< Fe3+
> Fe2+
Fe3+
Fe2+
 2Fe(NO3)3 + Cu ® 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2; Þ
> Ag
Cu >
 Vị trí của cặp Fe3+/Fe2+ trong dãy điện hóa ?
21.(T1-tr31)-C©u 4: Cho các phản ứng:
 Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu (1) ; 
 2Fe2+ + Cl2 ® 2Fe3+ + 2Cl- (2);
 2Fe3+ + Cu ® 2Fe2+ + Cu2+ (3).
 Dãy các chất và ion nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá:
A. Cu2+ > Fe2+ > Cl2 > Fe3+. 	B. Cl2 > Cu2+ > Fe2+ > Fe3+.	 
C. Cl2 > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+. D. Fe3+ > Cl2 > Cu2+ > Fe2+.
22.(T1-tr8-25.KB-07)-Câu 11: Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
 (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
 (2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.	B. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+.
C. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.	 	D. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. 
23.(T2-tr22-14.KA-11)*Câu 57: Cho các phản ứng sau: 
 Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
	 AgNO3 + Fe(NO3)2 →

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_truong_thpt_lu.doc