Các đề luyện thi môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề este-lipit

Các đề luyện thi môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề este-lipit

) Khái niệm, tên gọi của este

1) Khái niệm: Khi thay thế nhóm –OH trong nhóm –COOH (cacboxyl) của axit cacboxylic thì ta được este.

Ví dụ: CH3COOC2H5; (HCOO)2C2H4.

2) Tên gọi của este: RCOOR’ (RCOO là gốc axit, R’ là gốc ancol)

- Tên thông thường của axit cacboxylic:

Axit HCOOH CH3COOH C2H5COOH C6H5COOH CH2=CHCOOH CH2=C(CH3)COOH

Tên gọi Axit fomic Axit axetic Axit propionic Axit benzoic Axit acrylic Axit metacrylic

- Tên các gốc hiđrocacbon:

Gốc CH3- C2H5- CH3CH2CH2- CH3CH(CH3)-

Tên gọi Metyl Etyl Propyl Iso propyl

Gốc C6H5 – C6H5CH2- CH2 = CH- CH2=CH-CH2-

Tên gọi Phenyl Benzyl Vinyl Anlyl

- Tên este = Tên gốc ancol + Tên axit, đuôi ‘at’

Ví dụ : CH3COOC2H5 : etyl axetat ; C6H5COOCH3 : metyl benzoat

- Vận dụng : gọi tên các este sau :

 

docx 6 trang phuongtran 22403
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề este-lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ESTE – LIPIT (Phần 1)
I) Khái niệm, tên gọi của este
1) Khái niệm: Khi thay thế nhóm –OH trong nhóm –COOH (cacboxyl) của axit cacboxylic thì ta được este.
Ví dụ: CH3COOC2H5; (HCOO)2C2H4.
2) Tên gọi của este: RCOOR’ (RCOO là gốc axit, R’ là gốc ancol)
- Tên thông thường của axit cacboxylic:
Axit
HCOOH
CH3COOH
C2H5COOH
C6H5COOH
CH2=CHCOOH
CH2=C(CH3)COOH
Tên gọi
Axit fomic
Axit axetic
Axit propionic
Axit benzoic
Axit acrylic
Axit metacrylic
- Tên các gốc hiđrocacbon:
Gốc
CH3-
C2H5-
CH3CH2CH2-
CH3CH(CH3)-
Tên gọi
Metyl
Etyl
Propyl
Iso propyl
Gốc
C6H5 –
C6H5CH2-
CH2 = CH-
CH2=CH-CH2-
Tên gọi
Phenyl
Benzyl
Vinyl
Anlyl
- Tên este = Tên gốc ancol + Tên axit, đuôi ‘at’
Ví dụ : CH3COOC2H5 : etyl axetat ;	C6H5COOCH3 : metyl benzoat
- Vận dụng : gọi tên các este sau :
STT
Este
Tên gọi
STT
Este
Tên gọi
1
HCOOCH3
11
HCOOCH(CH3)CH3
2
CH3COOC3H7
12
CH2=CHCH2OOCCH3
3
CH3COOC6H5
13
C6H5COOCH=CH2
4
HCOOCH2C6H5
14
CH3CH2COOCH3
5
CH2=CHCOOC2H5
15
CH3COOCH2C6H5
6
CH2=C(CH3)COOC2H5
16
CH3CH2COOCH=CH2
7
HCOOCH=CH2
17
C6H5COOCH2CH2CH3
8
CH3CH2OOCCH3
18
HCOOCH(CH3)2
9
C6H5COOCH2CH3
19
C6H5OOCCH=CH2
10
CH2=CHOOCCH3
20
CH2=CHOOCH2CH3
3) Xác định số đồng phân este
- Với este đơn chức RCOOR’ → Số đồng phân este = số đồng phân của (R.R’)
Ví dụ: C3H7COOC4H9 có số đồng phân là 2.4 = 8 đồng phân.
+ Số đồng phân gốc no:
Gốc
CH3-
C2H5-
C3H7-
C4H9-
C5H11-
Số đồng phân
1
1
2
4
8
+ Số đồng phân của gốc không no, có 1 liên kết đôi:
Gốc
C2H3-
C3H5-
C4H7-
Số đồng phân
1 đp
4 đp (3 đp cấu tạo + 1đp hình học)
11 đp (8 đp cấu tạo + 3 đp hình học)
Ví dụ: Xác định số đồng phân este X có công thức phân tử là C5H10O2
X là este: RCOOR’ → 
1.1. CÂU HỎI LÍ THUYẾT VỀ ESTE
Câu 1: Este nào sau đây có mùi dứa chín:
	A. etyl isovalerat. 	B. etyl butirat. 	C. benzyl axetat. 	D. isoamyl axetat.
Câu 2: Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là:
	A. Metyl axetat. 	B. Isoamyl axetat	C. Etyl fomiat	D. Amyl propionat
Câu 3: Etylfomat là chất có mùi thơm không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của etylfomat là :
	A. 74	B. 88	C. 60 	D. 68
Câu 4: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài? 
	A. Isoamyl axetat. 	B. Etyl axetat. 	C. Benzyl axetat. 	D. Etyl propionat. 
Câu 5: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa hồng?
	A. Isoamyl axetat. 	B. Etyl axetat. 	C. Benzyl axetat. 	D. Geranyl axetat. 
Câu 6: Este nào sau đây có mùi dứa chín:
	A. etyl isovalerat. 	B. Etyl propionat.	C. benzyl axetat. 	D. metyl axetat.
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC, TÊN GỌI
Câu 7: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
	A. CnH2nO (n ≥ 3).	B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).	C. CnH2n+2O (n ≥ 3).	D. CnH2nO2 (n ≥ 2). 
Câu 8: Công thức cấu tạo của metyl propionat là
	A. HCOOCH3.	B. C2H5COOCH = CH2.	C. CH3COOC2H5.	D. C2H5COOCH3.
Câu 9: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
	A. etyl fomat. 	B. metyl axetat. 	C. metyl fomat. 	D. etyl axetat.
Câu 10: Etyl axetat có công thức là
	A. C2H5COOCH3. 	B. CH3COOC2H5.	C. CH3COOH. 	D. CH3COOCH3.
Câu 11: Vinyl axetat có công thức là
	A. CH3COOCH=CH2. 	B. CH3COOCH(CH3)2.	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH2CH3.
Câu 12: Metyl benzoat có công thức là
	A. CH3COOC6H5.	B. CH3COOCH2C6H5.	C. C6H5COOCH3.	D. C6H5COOCH=CH2.
Câu 13: Vinyl propionat có công thức là
	A. CH2=CHCOOC3H7	B. C3H7COOCH=CH2	
	C. C2H5COOCH=CH2	D. C2H5COOCH=CHCH3
Câu 14: Iso propyl benzoat có công thức là
	A. C6H5COOCH(CH3)2.	B. (CH3)2CHCOOC6H5.	
	C. C6H5COOCH2CH(CH3)2.	D. C3H7COOC6H5.
Câu 15: Phenyl axetat có công thức là
	A. CH3COOCH2C6H5.	B. CH3COOC6H4CH3.	C. CH3COOC6H5	D. HCOOC6H5.
Câu 16: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
	(1) CH3CH2COOCH3;	(2) CH3OOCCH3; 	(3) HCOOC2H5; 	(4) CH3COC2H5; 
Chất không thuộc loại este là 
	A. (2)	B. (1)	C. (4)	D. (3)
Câu 17: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
	A. metyl acrylat. 	B. etyl axetat. 	C. propyl fomat. 	D. metyl axetat
Câu 18: Chất X có công thức cấu tạo CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của X là
	A. metyl acrylat	B. metyl metacrylat	C. anlyl axetat	D. metyl propionat
Câu 19: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là 
	A. etyl axetat.	B. metyl axetat.	C. metyl propionat.	D. propyl axetat.
Câu 20: Tên gọi của CH3COOC6H5 là
	A. benzyl axetat. 	B. phenyl axetat. 	C. metyl axetat. 	D. etyl axetat.
Câu 21: Tên gọi của CH2=CHCOOC6H5 là
	A. Phenyl propionat	B. Benzyl acrylat	C. Phenyl acrylat	D. phenyl metacrylat
Câu 22: Tên của hợp chất hữu cơ có công thức CH3COOCH(CH3)2 là
	A. propyl axetat 	B. Isopropyl axetat	C. Metyl butirat	D. Etyl fomat
Câu 23: Tên gọi nào sai
	A. metyl propionat : C2H5COOCH3	B. vinyl axetat : CH2=CH-COOCH3.
	C. etyl axetat : CH3COOCH2CH3	D. phenyl fomat : HCOOC6H5.
Câu 24: Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng mưa lũ dễ phát sinh một số bệnh như ghẻ nở. Người bị bệnh khi đó được khuyên nên bôi vào các vị trí ghẻ nở một loại thuốc thông dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hoá học quan trọng là điethyl phtalat: 
Công thức phân tử của điethyl phtalat 
	A. C6H4(COOC2H5)2	B. C6H4(COOCH3)2	
	C. C6H5(COOCH3)2	D. C6H5(COOC2H3)2 
Câu 25: Este tham gia phản ứng tráng gương là
	A. axit fomic. 	B. metyl axetat. 	C. axit axetic. 	D. etyl fomat.
Câu 26: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2 ?
	A. Propyl axetat. 	B. Etyl axetat. 	C. Vinyl axetat. 	D. Phenyl axetat.
XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN
Câu 27: Tổng số đồng phân cấu tạo đơn chức, mạch hở của hợp chất có công thức phân tử C3H6O2 là
	A. 2 	B. 1 	C. 3 	D. 4
Câu 28: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là 	
	A. 3. 	 B. 2. 	C. 4. 	D. 1. 
Câu 29: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 30: Số este ứng với CTPT C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
	A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 31: Khi thủy phân este có công thức C4H6O2 thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc. Số este thỏa mãn là :
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 32: X là một este no, đơn chức, mạch hở. Trong phân tử X có ba nguyên tử cacbon. Số CTCT của X thoả mãn là
	A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 33: Số hợp chất đơn chức, là đồng phân cấu tạo mạch hở của nhau, có cùng công thức phân tử C4H8O2 đều tác dụng với dung dịch NaOH là:
 A. 6.	B. 2.	 C. 8.	 D. 4.
Câu 34: Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 22. Số đồng phân cấu tạo của X là 
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 35: Este X có vòng benzen và có công thức phân tử C8H8O2. Số đồng phân cấu tạo của X là
	A. 2.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 36: Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là :
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
II) TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE
1) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
a) Este đơn chức
+ RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH
+ RCOOCH=CH-R’ + H2O RCOOH + R’CH2CHO
+ RCOOC6H4R’ + H2O RCOOH + R’C6H4OH
Vận dụng: Viết các phương trình hóa học sau:
+ CH3COOC2H5 + H2O 	 
+ C6H5COOCH3 + H2O 	 
+ CH2=CHCOOC6H5 + H2O 	 
+ CH3OOCCH2CH3 + H2O 	 
+ CH3CH2COOCH=CH2+ H2O 	
+ C6H5CH2OOCCH3 + H2O 	
b) Este 2 chức
+ (RCOO)2R’ + 2H2O 2RCOOH + R’(OH)2
+ R(COOR’)2 + 2H2O R(COOH)2 + 2R’OH
Vận dụng: Viết các phương trình hóa học sau:
+ CH3COOCH2CH2OOCC2H5 + H2O 	
+ HCOOC3H6OOCCH2CH3 + H2O 	
+ CH3OOCCH2COOC2H5 + H2O 	
+ CH2=CHOOC-COOCH3+ H2O 	
+ C6H5OOCCH2CH2COOCH3 + H2O 	
2) Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm
a) Este đơn chức
	+ RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
	+ RCOOCH=CH-R’ + NaOH RCOONa + R’CH2CHO
	+ RCOOC6H4R’ + 2NaOH RCOONa + R’C6H4ONa + H2O
Vận dụng: Viết các phương trình hóa học sau:
	+ CH3COOC2H5 + NaOH 	 
	+ C6H5COOCH2CH3 + NaOH 	 
	+ CH2=CHCOOC6H5 + NaOH 	 
	+ CH2=CHOOCCH3 + NaOH 	 
	+ C6H5CH2OOCCH3 + NaOH 	
	+ CH3CH2COOCH=CH2 + NaOH 	
	+ CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH 	
b) Este 2 chức
+ (RCOO)2R’ + 2NaOH 2RCOONa + R’(OH)2
+ R(COOR’)2 + 2NaOH R(COONa)2 + 2R’OH
+ Ít gặp: R1COOR2COOR’ + 2NaOH R1COONa + HOR2COONa + R’OH
Vận dụng: Viết các phương trình hóa học sau:
+ CH3COOCH2CH2OOCC2H5 + NaOH 	
+ HCOOC3H6OOCCH2CH3 + NaOH 	
+ CH3OOCCH2COOC2H5 + NaOH 	
+ CH2=CHOOC-COOCH3+ NaOH 	
+ C6H5OOCC2H4COOCH3 + NaOH 	
+ CH3COOCH2COOC2H5+ NaOH 	
3) Phản ứng không đặc trưng
+ Este của axit fomic, phản ứng tráng Ag: HCOOR’ 2Ag
+ Este không no, có phản ứng với H2 (Ni, to), và phản ứng làm mất màu dung dịch Br2.
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC ESTE
Câu 1: Phản ứng đặc trưng của este là
	A. phản ứng trùng hợp . 	B. phản ứng xà phòng hóa.
	C. phản ứng cộng. 	D. phản ứng este hóa.
Câu 2: Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Y tạo ra sản phẩm là Z. Chất X không thể là :
 A. Isopropyl propionat.	B. Etylen glicol oxalat.	C. Etyl axetat.	D. Vinyl axetat.
Câu 3: Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là
	A. etyl axetat.	B. metyl axetat.	C. metyl propionat.	D. vinyl axetat.
Câu 4: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là ?
	A. CH3COOC2H5. 	B. C2H5COOCH3 	C. HCOOC3H7. 	D. HCOOC3H5.
Câu 5: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
	A. CH3COOCH3.	B. C2H3COOC2H5. 	C. CH3COOC2H5.	D. C2H5COOCH3. 
Câu 6: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom ?
	A. CH3COOCH=CH2. 	B. CH2=CHCOOCH=CH2.
	C. CH3CH2COOCH3. 	D. CH3COOCH2CH=CH2.
Câu 7: Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
	C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 8: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?
	A. CH3COOCH3 	B. HCOOC2H5 	C. CH3COOC2H5 	D. HCOOCH3
Câu 9: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
	A. metyl acrylat. 	B. metyl metacrylat. 	C. metyl axetat. 	D. etyl acrylat.
Câu 10: Thuỷ phân C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm là
	A. C2H5COOH ; HCHO	B. C2H5COOH ; C2H5OH
	C. C2H5COOH ; CH3CHO 	D. C2H5COOH ; CH2=CH-OH
Câu 11: Một este có công thức phân tử C4H6O2. Thuỷ phân hết 1mol X thành hỗn hợp Y. X có công thức cấu tạo nào để Y cho phản ứng tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất ?
	A. HCOOCH2CH = CH2.	B. HCOOCH = CHCH3	C. CH3COOCH = CH2	D. CH2 = CHCOOCH3.
Câu 12: Chất X có công thức phân tử là C8H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được sản phẩm gồm X1 (C7H7ONa); X2 (CHO2Na) và nước. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo? 
	A. 3 	B. 4 	C. 2 	D. 5 
Câu 13: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3COOCH2C6H5	B. HCOOC6H4C2H5	C. C6H5COOC2H5	D. C2H5COOC6H5
Câu 14: Chất X có công thức phân tử C9H8O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được 2 muối. Có bao nhiêu chất X thỏa mãn? 
	A. 3 	B. 2	C. 5	D. 4
Câu 15: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là
	A. HOOC–CH2–CH=CH–OOCH. 	B. HOOC–CH2–COO–CH=CH2.
	C. HOOC–CH=CH–OOC–CH3. 	D. HOOC–COO–CH2–CH=CH2.
Câu 16: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm : 
(1) C6H5–COO–CH3; (2) HCOOCH = CH – CH3 ; (3) CH3COOCH = CH2; (4) C6H5–OOC–CH=CH2; 
 (5) HCOOCH=CH2 ; (6) C6H5–OOC–C2H5 ; (7) HCOOC2H5 ; (8) C2H5–OOC–CH3. Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 17: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, hở nếu số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
	A. n–propyl axetat.	 B. metyl fomat. 	 C. metyl axetat. 	 D. etyl axetat.
Câu 18: Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3-CH=CH-OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5). Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol?
	A. 1 , 2 , 4 , 5	B. 1 , 2 , 4	C. 1 , 2 , 3	D. 1 , 2 , 3 , 4 , 5
ĐIỀU CHẾ, ỨNG DỤNG
Câu 19: Ở điều kiện thích hợp, 2 chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat :
	A. CH3COOH và CH3OH 	B. HCOOH và CH3OH
	C. CH3COOH và C2H5OH 	D. HCOOH và C2H5OH
Câu 20: Cặp chất nào sau đây không tạo được este khi đun nóng có xúc tác:
	A. axit acrylic và phenol 	B. axit axetic và ancol isoamylic
	C. axit fomic và axetilen 	D. axit adipic và metanol
Câu 21: Cho các este: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
	A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 22: Để điều chế metyl axetat từ CH4 (các chất vô cơ, xúc tác cần thiết và phương tiện có đủ) cần ít nhất bao nhiêu phản ứng ?	
	A.2	B.4	C.3	D.5
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C3H4O2 + NaOH X + Y (1); X + H2SO4 loãng Z + T (2)
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
	A. HCHO, CH3CHO.	B. HCOONa, CH3CHO.	C. CH3CHO, HCOOH.	D. HCHO, HCOOH.

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_de_luyen_thi_mon_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_este_lipit.docx