Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021
Câu I (2.0 điểm).
1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Vì sao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam phải điều khiển quá trình đô thị hóa?
2. Nêu các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội? Tại sao dân cư và nguồn lao động được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế?
Câu II (5.0 điểm).
1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta? Là công dân Việt Nam, em hãy liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng biển, hải đảo của nước ta trên biển Đông?
2. Nêu các đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta? Cho biết ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến nền nhiệt nước ta?
3. Phân tích hoạt động và hậu quả của bão ở nước ta? Chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tác hại của loại thiên tai này gây ra?
ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LIÊN TRƯỜNG KHỐI THPT HUYỆN TRIỆU SƠN MỞ RỘNG LẦN 2 - NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Địa Lí - Lớp 12 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày khảo sát: 12 tháng 11 năm 2020 (Đề khảo sát có 01 trang, gồm 05 câu) Câu I (2.0 điểm). 1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Vì sao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam phải điều khiển quá trình đô thị hóa? 2. Nêu các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội? Tại sao dân cư và nguồn lao động được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế? Câu II (5.0 điểm). 1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta? Là công dân Việt Nam, em hãy liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng biển, hải đảo của nước ta trên biển Đông? 2. Nêu các đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta? Cho biết ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến nền nhiệt nước ta? 3. Phân tích hoạt động và hậu quả của bão ở nước ta? Chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tác hại của loại thiên tai này gây ra? Câu III (3.0 điểm). 1. Trình bày những thế mạnh của nguồn lao động nước ta? Vì sao tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta còn cao? 2. Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay? Câu IV (5.0 điểm). 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng địa hình nước ta khá đa dạng. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự khác nhau về địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng Tây Bắc và Đông Bắc? Câu V (5.0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2018 Năm 2005 2018 Tổng số (triệu người) 42,8 54,3 Nông, lâm, thủy sản (%) 55,1 38,1 Công nghiêp - xây dựng (%) 17,6 26,6 Dịch vụ (%) 27,3 35,3 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2018. 2. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2018? -----HẾT----- Họ và tên thí sinh: ........................................................... SBD: ................................... . Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành từ 2009 đến nay; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Hướng dẫn chấm gồm 05 trang SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LIÊN TRƯỜNG KHỐI THPT HUYỆN TRIỆU SƠN MỞ RỘNG LẦN 2 - NĂM HỌC 2020-2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Địa Lí - Lớp 12 THPT Ngày khảo sát: 12 tháng 11 năm 2020 Câu Nội dung Điểm I (2.0đ) 1. * Đặc điểm cuả quá trình đô thị hóa - Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị (năm 1900 dân số thành thị là 13,6% đến năm 2005 là 48%, năm 2014 có khoảng 54% dân số thế giới sống ở đô thị và dự tính đến 2050 có khoảng 66% (theo TTXVN tại LHQ) - Dân số tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. + Số lượng các thành phố lớn có dân số trên 1 triệu dân ngày càng nhiều + Châu lục và khu vực có dân số thành thị cao: Tây Âu, Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Liên Bang Nga - Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi: Lối sống của dân cư nông thôn nhích lại gần lối sống thành thị về nhiều mặt * Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phải điều khiển quá trình đô thị hóa? (hoặc tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa) - Ở các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng lớn vào thành phố đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng: + Tình trạng thiếu việc làm gay gắt. + Vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết: giá nhà, giá đất tăng cao, tồn tại nhiều khu nhà ổ chuột ngay giữa lòng thủ đô. + Kết cấu hạ tầng đô thị trở nên quá tải: kẹt xe, tắc đường, tai nạn tại các thành phố lớn. + Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: nước thải, rác thải, cấp nước ngọt sinh hoạt, ô nhiễm không khí. + Nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. - Điều khiển quá trình đô thị hóa để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, để đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh tử, hôn nhân ở các đô thị. 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. * Có 3 nguồn lực: - Vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông) - Tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) - Kinh tế - xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển. * Dân cư và nguồn lao động được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. - Dân cư và nguồn lao động với hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng, là yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. -Dân cư và nguồn lao động là thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư và nguồn lao động góp phần thúc đẩy kinh tế 0,75 0,5 0,25 II (5.0đ) 1. *Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. - Vùng biển nước ta trong biển Đong có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận hợp thành: + Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. + Lãnh hải: Là vùn biển thuộc chủ quyền quốc gia, có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, được xem là đường biên giới quốc gia trên bên biển. + Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển,có chiều rộng 12 hải lí tính từ hải giới. Trong vùng này Nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế. + Vùng đặc quyền kinh tế: Tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Trong vùng này nhà nước có chủ quyền hoàn toàn nhưng vẫn để các nước tự do về hàng hải, hàng không theo công ước luật biển năm 1982. + Vùng thềm lục địa: Bao gồm đáy biển, lòng đất dưới đáy biển ra đến nơi có độ sâu 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước hoàn toàn có quyền quản lí và khai thác tài nguyên. (thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm) * Là công dân Việt Nam hãy liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng biển, hải đảo của nước ta trên biển Đông. Liên hệ bản thân cần đảm bảo các nội dung: + Tích cực học tập, lao động sản xuất để tăng hiểu biết về biển Đông, chủ quyền của nước ta trên biển Đông, lịch sử dựng nước, giữ nước nói chung và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng về biển đảo nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế, làm cho đất nước thêm giàu mạnh và tăng cường củng cố sức mạnh về quốc phòng. + Bằng kiến thức đã học được tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. 1,5 1,0 0,25 0,25 2. *Đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta - Xuất phát từ áp cao Xibia, thổi vào nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau) và chịu tác động của khối không khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc và được chia làm 2 giai đoạn. + Từ tháng 11 đến tháng 1: gió từ lục địa đi thẳng xuống đi qua địa phận của Mông Cổ, Trung Quốc vào nước ta nên có tính chất lạnh khô. Đây là khối khí ổn định nên thời tiết đặc trưng là lạnh, khô, trời quang mây. + Từ tháng 1 đến tháng 4: gió có tính chất lạnh ẩm vì lúc này trung tâm áp cao Xibia di chuyển dần về phía Đông và đi qua vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc trước khi thổi vào nước ta nên có kiểu thời tiết lạnh, trời âm u nhiều mây và có mưa phùn. - Hàng năm gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta khoảng 20 lần nhưng ở các khu vực không đồng đều. Nhiều nhất ở Đông Bắc (22 lần/năm , đây là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc), ít nhất là khu vực Tây Bắc (7 lần/năm). - Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta và dừng lại ở vĩ tuyến 160B dãy Bạch Mã. Ở miền Nam từ vĩ tuyến 160B trở vào có gió Tín Phong Đông Bắc hoạt động mạnh xuất phát từ trung tâm áp cao trên Thái Bình Dương cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cho ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên. * Ảnh hưởng của Gió mùa mùa đông - Làm cho nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp vào mùa đông - Gió mùa mùa đông khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam. - Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt ở nước ta lớn và có xu hướng tăng dần từ Nam ra Bắc. - Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta phân hoá theo không gian (theo Bắc-Nam và Đông - Tây) 1,5 0,5 0,25 0,25 0,5 1. *Hoạt động của bão - Thời gian từ tháng 6 đến tháng 11, có năm đến sớm từ tháng 5 và kết thúc muộn tháng 12. Đặc biệt mạnh nhất là tháng 9, tháng 10 và tháng 8, tổng số cơn bão trong 3 tháng này chiếm 70% số cơn bão trong toàn mùa. - Trung bình mỗi năm có khoảng 3- 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng biển nước ta, có năm lên tới 8-10 cơn. Nếu tính số cơn bão ảnh hưởng đến nước ta thì còn nhiều hơn nữa, tính trong 45 năm lại đây trung bình 8,8 cơn bão/năm; Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. - Bão hoạt động và thiệt hại nặng nề nhất là dãi đồng bằng ven biển Miền Trung. Do Miền Trung nằm trên đường đi của phần lớn các cơn bão hình thành trên Biển Đông. Hơn nữa địa hình miền trung lại hẹp ngang, các dãy núi án ngữ phía Tây, nhiều dãy núi ăn lan sát ra biển chắn gió bão và trút mưa lớn cho Miền Trung. * Hậu quả: Bão là một trong những thiên tai có sức tàn phá lớn, để lại hậu quả nặng nề cho những vùng có bão đi qua. - Bão thường kèm theo mưa lớn, lượng mưa trung bình 300- 400 mm, có khi đến 500-600 mm gây lũ lụt nghiêm trọng: Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9-10 m có thể làm lật úp tàu thuyền của ngư dân vùng biển, thiệt hại cả tính mạng của nhân dân; Gió bão làm nước biển dâng gây ngập các vùng ĐB ven biển, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. - Bão lớn, gió giật mạnh, thay đổi hướng gió thất thường, tàn phá cả các công trình xây dựng vững chắc như nhà cöa, công së, cầu cống, cột điện, làm thiệt hại tính mạng con người. - Trong mùa mưa bão, hầu hết mọi hoạt động sản xuất đều bị tạm ngừng trệ, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, ô nhiễm môi rường, dịch bệnh *Biện pháp để giảm thiểu tác hại của bão -Trang bị thiết bị vệ tinh-khí tượng hiện đại để dự báo chính xác về quá trình hình thành và di chuyển của bão - Việc tránh bão hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại do bão gây ra khi đi trên biển, các tàu thuyền phải gấp rút về nơi trú ngụ an toàn, tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền. - Vùng ven biển cần củng cố các công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân cư khỏi vùng tâm bão. - Chống bão luôn đi liền với chống lụt úng ở đồng bằng, lũ, xói mòn xạt lỡ đất ở miền núi =>Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ sức người, sức của cùng chung tay hỗ trợ đồng bào khi bão lũ xảy ra... (VD bão lũ xảy ra đối với đồng bào Miền trung nhiều ngày qua...) 1,5 0,5 0,5 0,5 III (3.0đ) 1. Những thế mạnh của nguồn lao động nước ta. * Số lượng - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, dân số hoạt động trong các ngành kinh tế nước ta khoảng 42,5 triệu người chiếm 51.2% tổng dân số (2005), năm ... - Tốc độ gia tăng lao động hàng năm khoảng 1,1 triệu lao động. * Chất lượng – Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc (nhất là trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp) được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT. – Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Tuy nhiên lao động đã qua đào tạo nước ta chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại 75% là chưa qua đào tạo, lao động còn thiếu tác phong công nghiệp. * Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta còn cao. - Lao động ở thành thị đông, mật độ dân số cao (Dc) - Thành thị còn tiếp nhận số lượng lao động từ nông thôn đến; học sinh và sinh viên sau khi tốt nghiệp có xu hướng ở lại đô thị. - Các ngành công nghiệp và dịch vụ ở đô thị phát triển còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động. - Các ngành kinh tế ở đô thị đòi hỏi lao động có trình độ trong khi lao động nước ta chủ yếu là phổ thông; tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật còn thấp. 1,0 0,5 0,5 0,5 2. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta * Đô thị hóa tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nước ta theo hướng CNH-HĐH. - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH (đóng góp lớn về GDP). - ĐTH có ảnh hưởng đến sự phát triển các địa phương, các vùng khai thác tài nguyên, môi trường vì các đô thị là thị trường tiêu thụ lớn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. * Tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với đô thị hóa. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh quá trình ĐTH - Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, hiện đại hóa là cho cơ sở hạ tầng đô thị được nâng cấp. - Sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ ở đô thị tạo sức hút cho dân cư vào đô thị. 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 IV 5.0đ 1. Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng - Đồi núi: + Núi cao: có độ cao tuyệt đối trên 2000m như Phanxipăng (3143m). + Núi trung bình: có đỉnh cao 1000-2000m như Tây Côn Lĩnh (2419), Pu Hoạt (2452m), + Núi thấp: độ cao 500m-1000m như Chư Pao (922m), Bà Rá (72mm), + Sơn nguyên: Sơn nguyên Đà Lạt, sơn nguyên Hà Giang, + Cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, các cao nguyên badan ở Tây Nguyên: KonTtum, Plâycu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. + Đồi: vùng đồi Đông Bắc từ chân cánh cung Ngân Sơn đến vùng duyên hải + Bán bình nguyên: trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, và ở Đông Nam Bộ, + Địa hình cacxtơ: núi cacxtơ (Phu Tha Ca ở Hà Giang), Sơn nguyên cacxtơ (Quản Bạ), hang động cacxtơ (Phong Nha), + Thung lũng, lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, - Đồng bằng nước ta đa dạng: đồng bằng phù sa châu thổ, đồng bằng duyên hải, đồng bằng giữa núi, - Bờ biển nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau: + Địa hình bờ biển bồi tụ: địa hình tam giác châu ở khu vực cửa sông Hồng, khu bờ biển từ cửa sông Sài Gòn đến Hà Tiên. + Địa hình bờ biển mài mòn: đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú Yên) đến mũi Dinh (Ninh Thuận). 3,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. Khác nhau về địa hình, khí hậu, sông ngòi giữa Tây Bắc và Đông Bắc. Đông Bắc Tây Bắc - Địa hình. + 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo mở ra ở phía bắc và phía đông. + Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. + Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông. + Thấp dần từ TB xuống ĐN. - Địa hình. + Cao nhất nước ta. + Hướng núi tây bắc - đông nam. + 3 dải địa hình: Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ. Phía tây là các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào có độ cao trung bình. Ở giữa gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên dá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là vùng núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa. - Khí hậu: + Chế độ nhiệt: nhiệt độ Tb tháng thấp hơn, biên độ nhiệt năm cao hơn Tây Bắc. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây bắc + Chế độ mưa: Mưa đến muộn hơn Tây Bắc do cuối mùa khô gió mùa Đông Bắc còn hoạt động ở Đông Bắc - Khí hậu: + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm cao hơn và biên độ nhiệt năm thấp hơn ở Đông Bắc. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. + Chế độ mưa: Mưa đến sớm hơn Đông Bắc do gió tây nam tác động đến Tây Bắc sớm hơn. - Sông ngòi: bên cạnh hướng Tây Bắc-Đông Nam còn có hướng vòng cung. - Sông ngòi: Chủ yếu là hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sông ngòi ở Tây Bắc có độ dốc lớn hơn do địa hình cao hơn. 2,0 1,0 0,5 0,5 V (5 đ) 1. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tròn có bán kính khác nhau - Tính quy mô bán kính: Cho quy mô 2005 =1 => quy mô 2018 = 1,27 Cho r2005 = 1 đvbk => r 2018= 1√54,342,8 = 1,12 đvbk - Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn: Biểu đồ 2018 to hơn biểu đồ 2005 (Nếu thiếu tên biểu đồ, chú giải...trừ 0,25 điểm/ý) 2.0 0,25 1,75 2. Nhận xét và giải thích a. Nhận xét: - Quy mô lao động đang làm việc của nước ta ngày càng lớn (Dc). - Cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta theo các ngành từ năm 2005-2018 có sự chuyển biến tích cực theo hướng + Giảm tỉ lệ lao động làm việc KV nông - lâm - thủy sản (Dc). + Tăng tỉ lệ lao động làm việc KV công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (Dc). - Tuy nhiên cơ cấu lao động nước ta còn chậm chuyển biến: ngành nông - lâm - Thủy sản lao động còn chiếm ti lệ cao, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tỉ lệ lao động còn thấp b. Giải thích. - Quy mô lao động nước ta ngày càng lớn do dân số nước ta đông và tăng nên hàng năm lực lượng lao động bổ lớn (khoảng 1 triệu lao động). - Lao động làm việc có sự chuyển biến tích cực do kết quả của công cuộc đổi mới và sự chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. - Cơ cấu lao động nước ta còn chậm chuyển biến, lao động hoạt động trong ngành nông - lâm - thủy sản còn lớn vì nước ta đi lên từ nền nông nghiệp => năng suất lao động nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới. 2,0 0,5 1,0 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Tổng I+II+III+IV+V 20,0 Lưu ý: Thí sinh có thể không trình bày theo cách trình bày trong hướng dẫn chấm nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hsg_lien_truong_khoi_thpt_h.docx