Đề thi kiểm tra kiến thức đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Lê Văn Hưu - Năm học 2020-2021

Đề thi kiểm tra kiến thức đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Lê Văn Hưu - Năm học 2020-2021

Câu I:(2,0 điểm)

Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi? Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Câu II: (5,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Giải thích tại sao cấu trúc địa hình nước ta đa dạng?

2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình, sông ngòi như thế nào? Nguyên nhân nào làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự thay đổi từ Bắc vào Nam?

Câu III:(3,0 điểm)

 Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.Nguyên nhân,ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?

Câu IV:(5,0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, em hãy:

1. Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta. Cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào?

2. Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam và giải thích tại sao dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão?

 

docx 5 trang phuongtran 5622
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra kiến thức đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Lê Văn Hưu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐỘI TUYỂN HSG 
LIÊN TRƯỜNG THPT HUYỆN THIỆU HÓA
NĂM HỌC 2020-2021 
 Môn thi :Địa Lý; Lớp 12 THPT 
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đề thi gồm có 05 câu, 01 trang
Ngày thi 29 tháng 10 năm 2020
Câu I:(2,0 điểm)
Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi? Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Câu II: (5,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Giải thích tại sao cấu trúc địa hình nước ta đa dạng?
2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình, sông ngòi như thế nào? Nguyên nhân nào làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự thay đổi từ Bắc vào Nam? 
Câu III:(3,0 điểm)
 Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.Nguyên nhân,ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?
Câu IV:(5,0 điểm)
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, em hãy:
1. Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta. Cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào?
2. Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam và giải thích tại sao dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão?
Câu V: (5,0 điểm) 
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2010
7.489,4
40.005,6
2012
7.761,2
43.737,8
2016
7.737,1
42.969,7
2017
7.705,2
42.738,9
2019
7.470,1
43.446,2
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2010 – 2019.
2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuấtlúa ở nước ta giai đoạn trên.
 --------------------------HẾT-----------------------
*Lưu ý- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐỘI TUYỂN HSG LIÊN TRƯỜNG THPT HUYỆN THIỆU HÓA
NĂM HỌC 2020-2021 
 Môn thi: Địa Lý ; Lớp 12 THPT 
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đáp án gồm 05 câu,4 trang.
Ngày thi 29 tháng 10 năm 2020
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
2,0
1
Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi? Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
2.0đ
a. Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi? 
- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi chính: Nhóm dưới tuổi lao động từ 0 -14 tuổi; Nhóm tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi ( hoặc 64 tuổi); Nhóm trên tuổi lao động trên 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên.
- Theo luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 đến 59; đối với nữ từ 15 đến 54.
- Dựa vào nhóm tuổi người ta có thể phân biệt được cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. 
+ Cơ cấu dân số già là: Nhóm 0 -14 tuổi chiếm dưới 25%; nhóm 15 – 59 tuổi chiếm 60%; Nhóm trên 60 tuổi chiếm trên 15%. Thường là những nước thuộc nhóm nước phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ là: Nhóm 0 -14 tuổi chiếm trên 35%; nhóm 15 – 59 tuổi chiếm 55%; Nhóm trên 60 tuổi chiếm dưới 10%. Thường là những nước thuộc nhóm nước đang phát triển.
- Để nghiên cứu về cơ cấu dân số sinh học và phân chia nhóm tuổi người ta thường dùng tháp dân số(tháp tuổi). Thường có 3 kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng; kiểu thu hẹp; kiểu ổn định.
1.5đ
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
b. Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
0.5đ
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuồi thể hiện tổng hợp tình hình dân số nước ta như: tình hình gia tăng dân số, sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta trong từng thời kỳ cụ thể.
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi cho biết được nước ta có cơ cấu dân số trẻ hay cơ cấu dân số già tùy vào từng giai đoạn cụ thể từ đó có chính sách điều chỉnh dân số và phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý.
0.25
0.25
II
5,0
1
1.Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
2,5
* Vùng núi Đông Bắc:
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng. có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam; hướng núi vòng cung.
- Trong vùng có những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Các khối núi đã vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt – Trung. Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 600m. Về phía biển độ cao còn khoảng 100m
* Vùng núi Tây Bắc: 
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Có địa hình cao nhất nước ta. 
- Có 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam (d/c).
* Địa hình nước ta đa dạng vì:
- Do tác động của nội lực và ngoại lực. Hai xu hướng này ngược nhau nhưng tác động đồng thời lên địa hình nước ta.
- Địa hình nước ta trải qua quá trình hình thành lãnh thổ lâu dài và phức tạp.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
2
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình, sông ngòi như thế nào? Nguyên nhân nào làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự thay đổi từ Bắc vào Nam? 
2,5
a. Biểu hiện của hiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi 
* Địa hình: Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại:
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đất trượt, lở đá.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.
+ Tại các vùng phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông (d/c).
* Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (d/c về số lượng, mật độ sông ngòi).
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (d/c).
- Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa, mùa lũ tương ứng với mùa mưa; mùa khô tương ứng với mùa cạn. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường. 
b. Nguyên nhân làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự thay đổi từ Bắc vào Nam:
- Do vĩ độ địa lí: càng vào nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn hơn.
- Do hoạt động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ vào tháng I ở phía Bắc hạ thấp so với phía Nam. Ngoài ra còn do tác động của yếu tố địa hình (dãy Bạch Mã).
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
III
3,0
1
*Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta
1,5
- Phân bố dân cư chưa hợp lý
+Mật độ dân số trung bình 311 người/km2(năm 2019) nhưng phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.
+Phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với trung du,,miền núi(d/c)
+Phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng(d/c)
+Phân bố không đều ngay trong 1 vùng(d/c)
+Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn(d/c)
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
*Nguyên nhân,ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?
1,5
-Nguyên nhân:
+Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
+Lịch sử khai thác lãnh thổ
+Trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng
+Mức độ khai thác tài nguyên
-Ảnh hưởng: 
+Sự phân bố dân cư bất hợp lý dẫn đến những khó khăn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng 
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
IV
5,0
1
Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta. Cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào
1,0
- Nước ta có 7 vùng khí hậu gồm: vùng khí hậu Tây Bắc Bộ, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu Nam Trung Bộ, vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí hậu Nam Bộ.
- Trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.
0,75
0,25
2
Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam và giải thích tại sao dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão?
4.0
* Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Thời gian: Bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và kết thúc muộn vào tháng XII, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều vào các tháng IX, X và tháng VIII, tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. 
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. 
+ Ở khu vực phía Bắc mùa bão đến sớm và kết thúc sớm, tháng nhiều bão nhất là tháng VIII.
+ Ở kkhu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ mùa bão kết thúc muộn hơn, tháng bão nhiều nhất là tháng IX.
- Vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là ven biển Trung Bộ, đặc biệt là từ Thanh Hóa đến Quãng Ngãi.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, còn Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 – 10 cơn, năm ít có 1 – 2 cơn.
* Dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão vì:
- Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng IX, tháng X và tháng VIII. Đó cũng là thời gian bão dịch chuyển vào miền Trung.
- Lãnh thổ miền Trung kéo dài nên thời gian có bão thường kéo dài.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
V
5,0
1
Vẽ biểu đồ
2,0
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường.
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta
giai đoạn 2010 - 2019
(Đơn vị: %)
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
2010
100,0
100,0
100,0
2012
103,6
105,6
109,3
2016
103,2
107,4
103,9
2017
102,9
106,8
108,7
2019
99,7
108,6
108,6
- Vẽ biểu đồ
+ Yêu cầu: Đẹp, rõ ràng, đảm bảo đủ hệ trục và đơn vị đo, tỉ lệ biểu đồ, chú giải, tên biểu đồ. 
+ Lưu ý : nếu không đảm một trong các yêu cầu trên trừ 0,5 điểm/1 yêu cầu.
0,5
1,5
2
Nhận xét và giải thích
3,0
a. Nhận xét:
Giai đoạn 2010 – 2019, tình hình sản xuất lúa ở nước ta có sự thay đổi. Trong đó:
- Diện tích lúa cả năm giảm nhẹ (d/c).
- Năng suất lúa cả năm tăng. Tuy nhiên ở thời kì 2016 – 2017 giảm nhẹ (d/c).
- Sản lượng lúa tăng (d/c).
b. Giải thích: 
- Diện tích lúa giảm nhẹ là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Năng suất lúa tăng là do đẩy mạnh thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng giống mới, phát triển thủy lợi . Thời kì 2016 – 2017 năng suất lúa giảm là ảnh hưởng của thiên tai.
- Sản lượng lúa tăng là do năng suất tăng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
Tổng
Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV + Câu V
20,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_kien_thuc_doi_tuyen_hsg_mon_dia_li_lop_12_tr.docx