Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Tỉnh Quảng Ngãi - Năm học 2020-2021

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Tỉnh Quảng Ngãi - Năm học 2020-2021

 Qua bảng số liệu, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở Bán Cầu Bắc.

Câu 3. (3,0 điểm)

 a. Gia tăng dân số tự nhiên là gì? Gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới đều tác động đến quy mô dân số nhưng tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên là “động lực phát triển dân số”.

 b. Tại sao ở các nước đang phát triển, việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp là một phương châm đúng nhưng lại không dễ thực hiện?

Câu 4. (4,0 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

 a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

 b. Phân tích ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm sông ngòi nước ta.

Câu 5. (2,0 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân biệt sự khác nhau của hai khối không khí hoạt động trong gió mùa mùa hạ ở nước ta.

Câu 6. (3,0 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

 a. Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây nguyên.

 b. Vì sao tính chất nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ?

 

docx 2 trang phuongtran 20940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Tỉnh Quảng Ngãi - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 (Đề thi có 02 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2020 - 2021
Ngày thi: 04/12/2020
Môn: Địa lí 
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3,0 điểm)
 Thế nào là quy luật địa đới và quy luật phi địa đới? Chứng minh các quy luật này đã tác động chi phối sâu sắc đối với thiên nhiên Việt Nam.
 Câu 2. (2,0 điểm)
 Cho bảng số liệu:
SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM 
THEO VĨ ĐỘ CỦA BÁN CẦU BẮC 
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Biên độ nhiệt năm (0C)
00 
24,5
1,8
200
25,0
7,4
300
20,4
13,3
400
14,0
17,7
500
5,4
23,8
600
-0,6
29,0
700
-10,4
32,1
...
...
...
 (Nguồn: SGK Địa lí 10- NXB Giáo Dục)
 Qua bảng số liệu, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở Bán Cầu Bắc.
Câu 3. (3,0 điểm)
 a. Gia tăng dân số tự nhiên là gì? Gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới đều tác động đến quy mô dân số nhưng tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên là “động lực phát triển dân số”.
 b. Tại sao ở các nước đang phát triển, việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp là một phương châm đúng nhưng lại không dễ thực hiện?
Câu 4. (4,0 điểm)
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
 a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
 b. Phân tích ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm sông ngòi nước ta.
Câu 5. (2,0 điểm)
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân biệt sự khác nhau của hai khối không khí hoạt động trong gió mùa mùa hạ ở nước ta.
Câu 6. (3,0 điểm)
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
 a. Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây nguyên.
 b. Vì sao tính chất nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ?
Câu 7. (3,0 điểm)
 Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 ( Đơn vị: nghìn người)
Năm
Tổng số dân
Dân số
Thành thị
Nông thôn
2010
87067,3
26460,5
60606,8
2015
92228,6
30881,9
61346,7
2018
95385,2
32636,9
62748,3
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019)
 a.Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018.
 b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
_______________HẾT________________
Ghi chú: 
 - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_li_lop_12_tinh_quang_n.docx