Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Địa lý Lớp 12 -Tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2021 - Mã đề: 401

Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Địa lý Lớp 12 -Tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2021 - Mã đề: 401

Câu 41: Xâm thực mạnh mẽ ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông là đặc điểm của

 A. địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

 C. cấu trúc địa hình đa dạng. D. địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.

Câu 42: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến làm cho

 A. nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa. B. các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

 C. thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. D. các luồng gió hướng đông nam thổi vào gây mưa.

Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết loại khoáng sản nào sau đây phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long?

 A. Bôxít. B. Than bùn. C. Than nâu. D. Dầu mỏ.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết bán đảo Hòn Gốm thuộc tỉnh nào sau đây?

 A. Phú Yên. B. Ninh Thuận. C. Khánh Hòa. D. Bình Định.

Câu 45: Loại gió nào sau đây thổi theo hướng đông bắc vào mùa đông ở phía nam đèo Hải Vân nước ta?

 A. Gió phơn đã bị biến tính. B. Tín phong Nam bán cầu.

 C. Gió mùa Đông Bắc. D. Tín phong Bắc bán cầu.

Câu 46: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam do nguyên nhân nào sau đây?

 A. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam. B. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.

 C. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. D. Miền Nam có lượng mưa lớn hơn miền Bắc.

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đảo nào sau đây xa bờ nhất trong Vịnh Bắc Bộ của nước ta?

 A. Cô Tô. B. Vĩnh Thực. C. Cát Bà. D. Bạch Long Vĩ.

Câu 48: Một trong những lợi thế nổi bật nhất của hầu hết các nước Đông Nam Á là phát triển

 A. tổng hợp kinh tế biển. B. cây công nghiệp cận nhiệt đới.

 C. khai thác và chế biến than đá. D. chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng núi nào sau đây?

 A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc.

 C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc.

 

doc 4 trang phuongtran 9812
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Địa lý Lớp 12 -Tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2021 - Mã đề: 401", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI 
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – LẦN 1 
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang)
Mã đề thi: 401
Câu 41: Xâm thực mạnh mẽ ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông là đặc điểm của
	A. địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.	B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
	C. cấu trúc địa hình đa dạng.	D. địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
Câu 42: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến làm cho
	A. nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa.	B. các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.
	C. thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.	D. các luồng gió hướng đông nam thổi vào gây mưa.
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết loại khoáng sản nào sau đây phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long?
	A. Bôxít.	B. Than bùn.	C. Than nâu.	D. Dầu mỏ.
Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết bán đảo Hòn Gốm thuộc tỉnh nào sau đây?
	A. Phú Yên.	B. Ninh Thuận.	C. Khánh Hòa.	D. Bình Định.
Câu 45: Loại gió nào sau đây thổi theo hướng đông bắc vào mùa đông ở phía nam đèo Hải Vân nước ta?
	A. Gió phơn đã bị biến tính.	B. Tín phong Nam bán cầu.
	C. Gió mùa Đông Bắc.	D. Tín phong Bắc bán cầu.
Câu 46: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam do nguyên nhân nào sau đây?
	A. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.	B. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
	C. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.	D. Miền Nam có lượng mưa lớn hơn miền Bắc.
Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đảo nào sau đây xa bờ nhất trong Vịnh Bắc Bộ của nước ta?
	A. Cô Tô.	B. Vĩnh Thực.	C. Cát Bà.	D. Bạch Long Vĩ.
Câu 48: Một trong những lợi thế nổi bật nhất của hầu hết các nước Đông Nam Á là phát triển
	A. tổng hợp kinh tế biển.	B. cây công nghiệp cận nhiệt đới.
	C. khai thác và chế biến than đá.	D. chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng núi nào sau đây?
	A. Tây Bắc.	B. Trường Sơn Bắc.
	C. Trường Sơn Nam.	D. Đông Bắc.
Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?
	A. Kon Ka Kinh.	B. Ngọc Linh.	C. Ngọc KRinh.	D. Lang Bian.
Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết biểu đồ khí hậu nào sau đây có lượng mưa lớn từ tháng IX đến tháng XII?
	A. Lạng Sơn.	B. Cà Mau.	C. Nha Trang.	D. Đà Lạt.
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết kiểu thảm thực vật nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?
	A. Rừng tre nứa.	B. Rừng ngập mặn.
	C. Rừng trên núi đá vôi.	D. Rừng kín thường xanh.
Câu 53: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1997 - 2019
 (Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
1997
2005
2014
2019
Dưới 15 tuổi 
15,3
13,9
12,8
12,1
Từ 15 - 64 tuổi 
69,0
66,9
61,5
59,5
Từ 65 tuổi trở lên 
15,7
19,2
25,7
28,4
 (Nguồn: tuoitre.vn)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1997 - 2019?
	A. Tỉ lệ nhóm từ 65 tuổi trở lên thấp nhất.	B. Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm liên tục.
	C. Tỉ lệ nhóm từ 15 - 64 tuổi giảm liên tục.	D. Dân số Nhật Bản có xu hướng già hóa.
Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đèo nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
	A. Đèo Mụ Giạ.	B. Đèo Kẹo Nưa.	C. Đèo Ngang.	D. Đèo An Khê.
Câu 55: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu nào sau đây?
	A. Ôn đới hải dương, nóng ẩm.	B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
	C. Nhiệt đới lục địa, khô nóng.	D. Cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới chung với Lào?
	A. 12.	B. 11.	C. 13.	D. 10.
Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thương nằm trong hệ thống sông nào sau đây?
	A. Sông Mã.	B. Sông Cả.	C. Sông Thái Bình.	D. Sông Hồng.
Câu 58: Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây chủ yếu do
	A. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
	B. tác động của gió mùa và độ cao địa hình.
	C. địa hình nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
	D. hình dạng lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam.
Câu 59: Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau chủ yếu giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du?
	A. Hình thành do dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
	B. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
	C. Có đất feralit trên đá vôi và đất xám trên phù sa cổ.
	D. Được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.
Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam?
	A. Con Voi.	B. Tam Đảo.	C. Đông Triều.	D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 61: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi
	A. khối khí cận nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
	B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió tây nam từ Ấn Độ Dương.
	C. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn Nam vào nước ta.
	D. khối khí từ lục địa Trung Quốc đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua dãy núi biên giới.
Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão lớn nhất nước ta?
	A. Đông Bắc Bộ.	B. Nam Trung Bộ.	C. Nam Bộ.	D. Bắc Trung Bộ.
Câu 63: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
	A. Đường biển và đường sắt.	B. Đường ô tô và đường biển.
	C. Đường ô tô và đường sắt.	D. Đường hàng không và đường biển.
Câu 64: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho khí hậu nước ta giảm lạnh khô vào mùa đông, giảm nóng bức vào mùa hạ?
	A. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.	B. Nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều.
	C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.	D. Ảnh hưởng của Biển Đông rộng lớn.
Câu 65: Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia giai đoạn 2011 - 2014:
(Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
	A. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia giai đoạn 2011 - 2014.
	B. Tổng GDP/người của một số quốc gia giai đoạn 2011 - 2014.
	C. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia giai đoạn 2011 - 2014.
	D. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP/người của một số quốc gia giai đoạn 2011 - 2014.
Câu 66: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm?
	A. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.	B. Năng suất tăng lên nhanh chóng.
	C. Sản lượng lúa tăng nhanh.	D. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Câu 67: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết diện tích đất cát biển phân bố nhiều nhất ở những nơi nào sau đây?
	A. Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ.
	B. Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
	C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
	D. Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 68: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đất feralit ở nước ta thường bị chua?
	A. Có sự tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.
	B. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan.
	C. Khí hậu có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
	D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 69: Vùng cực Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho nghề làm muối phát triển do nguyên nhân nào sau đây?
	A. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông lớn đổ ra biển.
	B. Không có bão và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
	C. Có nhiều núi ăn lan ra sát biển, đường bờ biển khúc khuỷu.
	D. Có thềm lục địa rộng, vùng biển nông.
Câu 70: Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
(Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014?
	A. Cả ba loại lúa đều tăng liên tục.	B. Lúa đông xuân có sản lượng cao nhất.
	C. Lúa mùa tăng nhanh hơn lúa đông xuân.	D. Lúa hè thu tăng nhanh nhất.
Câu 71: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho vùng núi Tây Bắc nước ta có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn vùng núi Đông Bắc?
	A. Chịu ảnh hưởng mạnh của hiệu ứng phơn.	B. Địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.
	C. Có nhiều cao nguyên đá vôi.	D. Ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 72: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tự nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng?
	A. Nằm trong vùng nội chí tuyến và có đường bờ biển dài.
	B. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và tiếp giáp Biển Đông.
	C. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
	D. Hình dạng lãnh thổ kéo dài và nằm phía đông bán đảo Đông Dương.
Câu 73: Đặc điểm nào sau đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?
	A. Sông ngòi bắt nguồn từ miền núi, cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
	B. Hệ quả của xâm thực ở miền đồi núi dẫn đến bồi đắp, mở rộng các đồng bằng.
	C. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
	D. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
Câu 74: Nguyên nhân nào sau đây khiến cho mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam?
	A. Lượng mưa lớn.	B. Mưa phùn.
	C. Gió mùa Đông Bắc lạnh.	D. Sương muối.
Câu 75: Nguyên nhân nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ nước ta đến muộn hơn so với Bắc Bộ?
	A. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
	B. Vị trí Nam Bộ xa chí tuyến Bắc và gần xích đạo hơn.
	C. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương hoạt động muộn hơn.
	D. Gió mùa Tây Nam kết thúc ở Nam Bộ muộn hơn.
Câu 76: Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu nào sau đây?
	A. Bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng.
	B. Làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.
	C. Bồi lắng lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông.
	D. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Câu 77: Ý nghĩa lớn về mặt văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta là
	A. chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển với các nước.
	B. khai thác chung Biển Đông, sông Mê Công với các nước.
	C. đa dạng tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
	D. phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 78: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho biên độ nhiệt trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta cao hơn ở phần lãnh thổ phía Nam?
	A. Có một mùa đông lạnh.	B. Có gió phơn khô nóng.
	C. Vị trí xa chí tuyến.	D. Vị trí gần Xích đạo.
Câu 79: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
Năm
2005
2009
2011
2014
Diện tích (nghìn ha)
7329,2
7437,2
7655,4
7816,2
Sản lượng (nghìn tấn)
35832,9
38950,2
42398,5
44974,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014?
	A. Đường.	B. Miền.	C. Kết hợp.	D. Cột.
Câu 80: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết vàng được tập trung ở những tỉnh nào sau đây?
	A. Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Nam.	B. Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Khánh Hòa.
	C. Sơn La, Lạng Sơn, Phú Yên, Cao Bằng.	D. Lạng Sơn, Quảng Bình, Nghệ An, Khánh Hòa.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ki_thi_tot_nghiep_thp.doc