Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Liễu Sơn - Năm học 2020-2021

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Liễu Sơn - Năm học 2020-2021

Câu 1: (2,0 điểm)

 Giải thích tại sao mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa hạ thì nóng bức, mùa thu thì mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo?

Câu 2: (2,0 điểm)

 Nhật Bản có những thuận lợi gì về dân cư và xã hội trong việc phát triển kinh tế?

Câu 3: (2,0 điểm)

 Hãy giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc?

Câu 4: (2,0 điểm)

 Vị trí địa lý, lãnh thổ mang đến những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?.

Câu 5: (2,0 điểm)

 Giải thích tại sao Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên nước ta?

Câu 6: (2,0 điểm)

 Kể tên các khu vực địa hình nước ta. Phân tích tác động của sông ngòi đối với địa hình ở nước ta.

 

docx 5 trang phuongtran 4482
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Liễu Sơn - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020 – 2021
Đề thi môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu 1: (2,0 điểm)
	Giải thích tại sao mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa hạ thì nóng bức, mùa thu thì mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo?
Câu 2: (2,0 điểm)
	Nhật Bản có những thuận lợi gì về dân cư và xã hội trong việc phát triển kinh tế?
Câu 3: (2,0 điểm)	
	Hãy giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc?
Câu 4: (2,0 điểm)
	Vị trí địa lý, lãnh thổ mang đến những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?.
Câu 5: (2,0 điểm)
	Giải thích tại sao Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên nước ta?
Câu 6: (2,0 điểm)
	Kể tên các khu vực địa hình nước ta. Phân tích tác động của sông ngòi đối với địa hình ở nước ta.
Câu 7: (2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.
Câu 8: (2,0 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.
Câu 9: (2,0 điểm)
	Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hoá chế độ nhiệt ở nước ta. 
Câu 10: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Năm
2010
2012
2014
2015
Dầu thô (nghìn tấn)
486
260
488
376
Điện (tỉ kwh)
67,7
72,9
77,3
82,4
	 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2016)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 – 2015.
b) Nhận xét về sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 – 2015.
------------------- Hết-------------------
Thí chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020 – 2021
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
I. LƯU Ý CHUNG:
- Hướng dẫn chấm trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu
Nội dung
Điểm
1
Giải thích tại sao mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa hạ thì nóng bức, mùa thu thì mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo?
2,0
- Mùa xuân tiết trời ấm áp vì lúc này góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài (ngày dài hơn đêm), lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên nhiệt độ chưa cao.
0,5
- Mùa hạ tiết trời nóng bức vì góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài (ngày dài hơn đêm), nhiệt lượng được tích lũy nhiều.
0,5
- Mùa thu tiết trời mát mẻ vì tuy góc nhập xạ giảm, thời gian chiếu sáng ngắn (ngày ngắn hơn đêm) nhưng còn lượng nhiệt tích lũy trong mùa hè.
0,5
- Mùa đông tiết trời lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn (ngày ngắn hơn đêm), mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ.
0,5
2
Nhật Bản có những thuận lợi gì về dân cư và xã hội trong việc phát triển kinh tế.
2,0
- Nhật Bản là nước có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
0,5
- Lao động Nhật Bản có có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, và phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng kỹ thuật cao.
0,5
- Người lao động Nhật Bản cần cù tận, dụng thời gian cho công việc, làm việc tích cực với ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
0,5
- Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục và rất coi trọng giáo dục, người Nhật ham học và có tính sáng tạo điều này làm nâng cao chất lượng nguồn lao động.
0,5
3
Hãy giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc?
2,0
- Ảnh hưởng của chính sách dân số (mỗi gia đình chỉ có một con). 
0,5
- Về văn hóa: tâm lí thích con trai, trọng nam khinh nữ 
0,5
- Về kỹ thuật: sự phát triển của y tế cho phép biết giới tính trước khi sinh, lựa chọn giới tính 
0,5
+ Các nguyên nhân khác: Về kinh tế (nông nghiệp cần nhiều lao động cơ bắp, tích lũy ít, tuổi già cần dựa vào con cái), phong tục thừa kế, nối dõi, 
0,5
4
Vị trí địa lý, lãnh thổ mang đến những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?
2,0
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hàng năm.
0,5
- Nước ta có diện tích lãnh thổ không lớn nhưng có đường biên giới kéo dài nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gặp nhiều khó khăn
0,5
- Nước ta chung biển Đông với nhiều nước nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển gắn với vị trí chiến lược của nước ta gặp nhiều khó khăn.
0,5
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế để giữ vững vị thế của đất nước.
0,5
5
Giải thích tại sao Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên nước ta.
2,0
* Giải thích
- Địa hình nhiều đồi núi: Do lịch sử phát triển lãnh thổ nức ta diễn ra lâu dài, phức tạp, nhiều pha nâng lên không đều.
0,5
- Chủ yếu là đồi núi thấp: Do nước ta chỉ ảnh hưởng của các vận động kiến tạo lớn chứ không nằm trong các đai uốn nếp và đứt gãy lớn của thế giới nên cường độ nâng không mạnh; ngoài ra các yếu tố ngoại lực hoạt động mạnh chia cắt, san bằng bề mặt địa hình.
0,5
* Ảnh hưởng
- Tạo ra sự phân hóa của cảnh quan thiên nhiên theo đai cao, theo Bắc – Nam, Đông – Tây.
0,5
- Bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam: Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế.
0,5
6
Kể tên các khu vực địa hình nước ta. Phân tích tác động của sông ngòi đối với địa hình ở nước ta.
2,0
* Các khu vực địa hình nước ta
- Khu vực đồi núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, vùng bán bình nguyên và đồi trung du.
0,5
- Khu vực đồng bằng: đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), đồng bằng ven biển (miền Trung).
0,5
* Mạng lưới sông ngòi tác động đến địa hình
- Mạng lưới sông ngòi làm chia cắt địa hình nước ta (nêu dẫn chứng). 
0,5
- Sông ngòi làm hạ thấp địa hình vùng đồi núi thông qua hoạt động xâm thực.
- Sông ngòi giữ vai trò quyết định trong việc hình thành các đồng bằng thông qua quá trình bồi tụ (nêu dẫn chứng).
0,5
7
Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta. 
2,0
- Bán bình nguyên
 + Là những dạng địa hình chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng.
0,5
 + Thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.
0,5
- Đồi trung du 
 + Là các bậc thềm phù sa cổ được nâng lên sau đó bị chia cắt do tác động của dòng chảy, có dạng đồi thấp bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.
0,5
 + Phân bố chủ yếu ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
0,5
8
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.
2,0
- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng nội chí tuyến, ở trong khu vực hoạt động gió mùa châu Á.
0,5
- Hình dạng lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài trên 15° vĩ luyến, phía bắc gần chí tuyến, phía nam gần với xích đạo, tạo ra sự phân hóa theo chiều bắc - nam.
0,5
- Hoàn lưu gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới: chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều Bắc - Nam.
0,5
- Địa hình: Gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa phương. Các dãy núi hướng đông - tây còn ảnh hưởng đến sự phân hóa theo chiều bắc - nam (Hoành Sơn, Bạch Mã).
0,5
9
Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hoá chế độ nhiệt ở nước ta. 
2,0
- Nhiệt độ có sự phân hoá theo không gian:
 + Phân hoá theo vĩ độ: Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bì,nh tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam (nêu dẫn chứng)
0,5
 + Phân hoá theo độ cao: Nhiệt độ giảm dần khi lên các vùng núi cao (nêu dẫn chứng)
0,5
 + Phân hoá theo hướng sườn: Đối với gió mùa Đông Bắc khu vực đón gió có nhiệt độ thấp hơn khu vực khuất gió. Đối với gió mùa Tây Nam khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn khu vực đón gió.
0,5
- Nhiệt độ có sự phân hoá theo thời gian: Mùa đông nhiệt độ thấp có sự phân hoá Bắc –Nam. Mùa hạ nhiệt độ cao, có sự đồng nhất trên lãnh thổ cao nhất nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của gió phơn.
0,5
10
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 – 2015.
1,5
* Tính tốc độ tăng trưởng
BẢNG TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.
 (Đơn vị: %)
Năm
2010
2012
2014
2015
Dầu thô 
100,0
53,5
100,4
77,4
Điện 
100,0
107,7
114.,2
121,7
0,5
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường (vẽ biểu đồ khác không cho điểm)
Yêu cầu: Vẽ bằng bút mực. Vẽ chính xác số liệu, khoảng năm. Trình bày rõ ràng và sạch đẹp. Ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm. (thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
1,0
b) Nhận xét về sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 – 2015.
0,5
- Sản lượng dầu thô của Phi-lip-pin giảm nhưng không liên tục (dẫn chứng)
0,25
- Sản lượng điện của Phi-lip-pin tăng liên tục (dẫn chứng)
0,25
Tổng
Câu 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 +9 + 10
20,0
----------------------- Hết -----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_dia_li_lop_12_truon.docx