Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp.

b) Dùng hai phương pháp khác nhau chứng minh nước sinh ra ở pha tối của quang hợp.

Câu 2 (2,0 điểm).

a) Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá trình nảy mầm?

b) Sau đây là sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa hình thành quả và cường độ hô hấp

1. Đường cong hô hấp của quả.

2. Đường cong tăng trưởng của quả.

3. Đỉnh hô hấp bột phát.

Hãy giải thích các đại lượng trong đồ thị và mối tương quan giữa các đại lượng đó.

 

docx 6 trang phuongtran 30233
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số báo danh:
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI HỌC SINH GIỎI GIAO LƯU CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020- 2021
MÔN THI: SINH HỌC
Ngày thi: 10/10/2020
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề có 12 câu, gồm 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm). 
a) Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp.
b) Dùng hai phương pháp khác nhau chứng minh nước sinh ra ở pha tối của quang hợp.
Câu 2 (2,0 điểm). 
a) Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá trình nảy mầm?
b) Sau đây là sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa hình thành quả và cường độ hô hấp
1. Đường cong hô hấp của quả.
2. Đường cong tăng trưởng của quả.
3. Đỉnh hô hấp bột phát.
Hãy giải thích các đại lượng trong đồ thị và mối tương quan giữa các đại lượng đó.
Câu 3 (2,0 điểm).
 Đồ thị hình bên thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và cường độ ánh sáng. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết:
 a) Các điểm A, B, C là gì?
 b) Khi cây sống trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A thì cây sinh trưởng như thế nào?
c. Bằng cách nào xác định được điểm A và điểm C? Giải thích.
Hình ảnh thể hiện tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và cường độ ánh sáng
Câu 4 (2,0 điểm). 
a) Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải prôtêin?
	b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết.
Câu 5 (2,0 điểm). 
a) Nêu những điểm khác nhau giữa ống khí của côn trùng và ống khí của chim?
b) Ở một người bình thường mỗi lần hít vào hoặc thở ra bình thường làm lưu chuyển một lượng khí gọi là thể tích lưu thông. Cho biết một nhịp thở gồm một lần hít vào và một lần thở ra. Theo dõi nhịp thở và thể tích khí lưu thông của hai người thu được kết quả sau:
- Người A: Trung bình đạt 18 nhịp thở mỗi phút, có thể tích khí lưu thông là 500ml khí .
- Người B: Trung bình đạt 30 nhịp thở mỗi phút, có thể tích khí lưu thông là 300ml khí .
 Em có nhận xét gì về hiệu quả trao đổi khí của 2 người này. Giải thích. 
Câu 6 (2,0 điểm). 
a) Hãy nêu những nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thay đổi huyết áp.
b) Khi huyết áp tối đa - huyết áp tối thiểu ≤ 20 mmHg thì được gọi là huyết áp kẹt (kẹp). Một bệnh nhân bị huyết áp kẹt. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết nguyên nhân là hẹp van hai lá. Tại sao hẹp van hai lá có thể gây huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm cho người bệnh như thế nào?
c) Tại sao xơ vữa thành mạch máu làm tăng huyết áp? Tại sao huyết áp cao là một yếu tố góp phần tăng nguy cơ tai biến tim (nhồi máu cơ tim) và đột qụy?
Câu 7 (1,0 điểm).
Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ này có điều gì bất thường không? Giải thích.
Câu 8 (1,0 điểm).
Trình bày hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật bậc cao.
Câu 9 (2,0 điểm).
a) Khi một gen được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên nhiễm sắc thể thì có thể xảy ra các khả năng: (1) gen được phiên mã nhiều hơn so với bình thường; (2) gen không được phiên mã. Hãy giải thích tại sao.
b) Khi phân tích trình tự các axít amin của nhiều chuỗi polipeptit khác nhau ở người, các nhà khoa học nhận thấy nhiều chuỗi polipeptit khác nhau lại có chung những trình tự axit amin nhất định. Từ kết quả nghiên cứu này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì về sự tiến hóa của các gen? 
Câu 10 (2,0 điểm).
5
2
1
4
3
ADN
mARN
Prôtêin
“Nguyên lý trung tâm” do Francis Crick đưa ra đã thay đổi theo thời gian. Sơ đồ dưới đây phản ánh những hiểu biết hiện nay về sự sao chép vật chất di truyền ở các sinh vật khác nhau và “dòng thông tin di truyền” có ở các hệ thống sinh học:
a) Các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 trong sơ đồ mô tả những cơ chế nào? 
b) Giải thích sơ đồ theo những hiểu biết hiện nay.
Câu 11 (1,0 điểm).
Quá trình tái bản ADN ở vi khuẩn có sự tham gia của nhiều loại enzim khác nhau.
a) Nêu chức năng của ADN polimeraza III trong sao chép ADN.
b) Nếu ADN polimeraza I bị mất chức năng thì sự sao chép mạch dẫn đầu và các đoạn Okazaki của mạch ra chậm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Câu 12 (1,0 điểm).
 Vì sao phần lớn hội chứng Đao (thể ba NST 21) ở người là do kết quả sự không phân li của cặp nhiễm sắc thể 21 trong phân bào giảm phân I ở tế bào sinh trứng?
........................Hết.............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm). 
Đặc điểm
Pha sáng
Pha tối
Nguyên liệu
Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+, ADP
CO2, NADPH và ATP
Thời gian
Xảy ra ban ngày
Xảy ra ban ngày, ban đêm
Không gian
Các phản ứng xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp
Các phản ứng xảy ra ở chất nền (stroma) của lục lạp
Sản phẩm
NADPH, ATP và ôxi
Các hợp chất hữu cơ
1,0đ
b. Hai phương pháp chứng minh nước sinh ra ở pha tối trong quang hợp:
 - Cách 1: Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp
 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Dựa vào phương trình ta thấy oxi được sinh ra từ quá trình quang phân li nước ở pha sáng => oxi trong nước được sinh ra sẽ lấy từ CO2 mà CO2 được sử dụng ở pha tối => nước sinh ra ở pha tối.
- Cách 2: Sử dụng đồng vị phóng xạ O18 đánh dấu trong CO2, nếu thấy O18 xuất hiện trong nước chứng tỏ nước được sinh ra ở pha tối (cũng có thể đánh dấu với oxi trong nước).
0,5đ
0,5đ
Câu 2 (2,0 điểm). 
a. - Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử oxi cây lấy vào khi hô hấp.
- Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1.
+ Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4 do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
b. - Khi quả càng lớn cường độ hô hấp càng giảm (để tăng tích lũy chất dinh dưỡng) 
- Khi quả đạt kích thước tối đa và chuyển sang giai đoạn chín thì cường độ hô hấp tăng bột phát để phân giải các chất dự trữ trong quả. Sau đó cường độ hô hấp giảm dần
- Kích thước quả tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
0,25đ
0,5đ
0,25đ
Câu 3 (2,0 điểm).
a. - A là điểm bù ánh sáng, B là điểm thể hiện cường độ quang hợp cao nhất của cây, C là điểm bão hòa ánh sáng.	 	 
0,5đ
b. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A, cây có cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp, không tích lũy được chất hữu cơ nên sinh trưởng kém, dần dần sẽ chết.
0,5đ
c. - Cơ sở để xác định điểm A và C: Điểm bù ánh sáng (A) là điểm có cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau (lượng CO2 hấp thụ được trong quang hợp bằng lượng CO2 giải phóng trong hô hấp). Điểm bão hòa ánh sáng (C) là điểm có cường độ quang hợp đạt cao nhất.	
- Cách tiến hành: Đo đồng thời cường độ quang hợp (thông qua lượng CO2) của cây và cường độ ánh sáng tương ứng. Tại điểm bù ánh sáng, dòng CO2 cung cấp đầu vào và đầu ra bằng nhau. Tại điểm bão hòa ánh sáng, hiệu số lượng CO2 đầu vào và đầu ra đạt trị số dương cao nhất.
(Lưu ý: Nếu thí sinh trình bày cách khác nhưng đúng bản chất và giải thích đúng thì vẫn cho điểm)
0,5đ
0,5đ
Câu 4 (2,0 điểm). 
a. - Tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein vì:
+ Tripxinogen được hoạt hoá bởi enterokinaza trở thành tripxin, nó có tác dụng cắt các liên kết peptit, biến đổi protein thành các đoạn peptit.
+ Tripxin hoạt hoá chymotripxinogen thành chymotripxin.
+ Tripxin hoạt hoá procacboxipeptidaza thành cacboxipeptidaza (dạng hoạt động tiêu hoá protein)
1,0đ
b. Mặc dù tiêm hoocmôn tuyến tuỵ nhưng con vật vẫn chết vì tuyến tuỵ là một tuyến pha vừa tiết hoocmôn để điều hoà lượng đường trong máu, vừa tiết dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn, nên mặc dù có tiêm hoocmôn nhưng không có dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn.
1,0đ
Câu 5 (2,0 điểm). 
a. 
Ống khí ở côn trùng
Ống khí ở chim
- Bắt đầu từ bề mặt cơ thể và phân nhánh đến tận bề mặt các tế bào.
- Có chức năng phân phối khí (khí quản) và chức năng trao đổi khí (phần tận cùng của tiểu khí quản).
- Phần dẫn khí được cấu tạo từ kitin, xoắn lò xo š không bị bẹp.
- Không có mao mạch bao quanh.
- Chỉ có ở phổi.
- Chỉ có chức năng trao đổi khí.
- Không được cấu tạo từ kitin.
- Có mao mạch bao quanh để trao đổi khí
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. - Thể tích khí lưu thông trong 1 phút là 
+ Người A: 18×500=9000 ml/phút .
+ Người B: 30×300=9000 ml/phút .
 - Ta có ở người bình thường mỗi nhịp thở luôn có 150ml khí đọng nằm trong khoảng chết của đường dẫn khí.
 - Vì vậy lượng khí mới vào phổi để hô hấp là 
 + Người A: 9000 - 18×150 =6300(ml/phút) .
 + Người B: 9000 - 30×150= 4500 (ml/phút) .
=>Vậy hiệu quả trao đổi khí của người A cao hơn người B.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6 (2,0 điểm). 
a. Huyết áp có thể thay đổi khi có sự thay đổi về: nhịp tim, lực co tim, tiết diện mạch, độ đàn hồi của mạch, khối lượng và độ quánh của máu.
0,5đ
b. - Khi van hai lá hẹp, trong giai đoạn tâm trương, lượng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái giảm, dẫn đến lượng máu bơm lên động mạch chủ trong giai đoạn tâm thu giảm. Kết quả là huyết áp tâm thu giảm, giảm sự chênh lệch giữa huyết áp tối đa và tối thiểu. 
 - Huyết áp kẹt khiến tim giảm hiệu quả bơm máu làm cho tuần hoàn bị suy giảm, dẫn đến tim tăng nhịp và cường độ, dễ gây phì đại tâm thất trái và suy tim
0,5đ
0,5đ
c. - Xơ vữa thành mạch máu khiến lòng mạch hẹp lại, tăng sức cản của mạch máu, độ đàn hồi của mạch giảm, từ đó làm tăng huyết áp.
- Huyết áp cao dễ gây tổn thương nội mạc lót các mạch máu, làm tăng hình thành mảng xơ vữa. Khi một số mảng xơ vữa bị cuốn theo dòng máu có thể gây tắc động mạch vành tim gây tai biến tim hoặc gây tắc động mạch não gây đột quỵ
0,25đ
0,25đ
Câu 7 (1,0 điểm). 
- Không có kinh nguyệt.
0,25đ
- Nguyên nhân: do hoocmôn sinh dục nam ức chế vùng dưới đồi gây tiết GnRH, ức chế tuyến yên gây cảm giác tiết FSH và LH.
0,5đ
- Kết quả: không đủ hoocmôn kích thích lên buồng trứng và làm giảm hoocmôn buồng trứng, gây ra mấy kinh nguyệt.
0,25đ
Câu 8 (1,0 điểm). 
1. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên: là hình thức sinh sản dinh dưỡng tạo ra các cơ thể mới từ một bộ phận của một cơ thể như thân bò, thân rễ, thân củ, lá, rễ củ 
Ví dụ: .
0,25đ
2. Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo:
- Là hình thức sinh sản từ một bộ phận của cơ thể cắt rời, tạo nên cơ thể mới, do con người tiến hành.
- Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo gồm các hình thức: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô
0,25đ
0,25đ
3. Cơ sở của sinh sản dinh dưỡng là quá trình nguyên phân, do vậy không biến đổi vật chất di truyền nên thế hệ con cháu ít xuất hiện biết dị
0,25đ
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Khi một gen được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên NST thì có thể xảy ra các khả năng: 
 - Trường hợp gen được phiên mã nhiều hơn: Do chuyển vị trí làm cho gen đó gắn được với một promoter mới có khả năng liên kết tốt hơn với ARN polymeraza hoặc gen được chuyển đến vị trí gần với trình tự tăng cường (gen tăng cường), một trình tự nucleotit có khả năng làm tăng ái lực của ARN polymeraza với promoter.
 - Trường hợp gen không được phiên mã có thể là do gen đã được chuyển vào vùng dị nhiễm sắc, tại đó ADN bị co xoắn chặt khiến phiên mã không thể xảy ra.
b. Có thể rút ra được kết luận về sự tiến hóa của các gen:
 Trong quá trình tiến hóa các gen có thể tái tổ hợp với nhau (sắp xếp lại các exon) để hình thành nên các gen mới. Các trình tự axit amin được giữ nguyên ở nhiều loại polipeptit cho thấy đoạn exon quy định trình tự axit amin này có từ gen “tổ tiên” được tổ hợp với các exon khác nhau tạo ra các gen quy định các chuỗi polypeptit khác nhau.
0,75
0,75
0,5
Câu 10 (2,0 điểm)
a. Chú thích: (1): Sao chép (nhân đôi); (2): phiên mã; (3): dịch mã; (4): phiên mã ngược; 5 (sao chép).
b. Giải thích sơ đồ theo những hiểu biết hiện nay:
2
1
3
ADN
mARN
Prôtêin
- Những loài vật chất di truyền là ADN, dòng thông tin di truyền luôn truyền từ ADN à mARN à prôtêin. 
 - Sơ đồ:
Sao chép
Phiên mã ngược
Dịch mã
 ADN
mARN
Prôtêin
 Sao chép
 Phiên mã
- Những virut có chất di truyền (genom) là ARN, thì genom ARN được sao thành ARN và một số genom ARN được phiên mã ngược thành ADN.
 - Dòng thông tin từ mARN được truyền theo sơ đồ:
 0,5
0,75
0,75
Câu 11 (1,0 điểm)
 a) Chức năng của Enzym ADN polimera III:
- Bổ sung liên kết cộng hoá trị của các nuclêôtit vào mạch ADN mới đang tổng hợp.
- Đọc sửa mỗi nuclêôtit được bổ sung để đảm bảo sự kết cặp đúng giữa các bazơ.
b) - Việc tổng hợp mạch dẫn đầu và các đoạn Okazaki của mạch ra chậm, được khởi đầu bằng một đoạn ARN mồi và sau đó sẽ được loại bỏ và thay bằng đoạn ADN. 
 - Nếu ADN polimeraza I không biểu hiện chức năng thì hoạt động cắt đoạn ARN mồi, thay thế bằng đoạn ADN ở đầu mạch dẫn đầu và mạch ra chậm không thực hiện được.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 12 (1,0 điểm)
* Bệnh Đao thể 3 NST 21 ở người:
- Quá trình giảm phân hình hình thành tế bào trứng bắt đầu ở nữ giới ngay khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Quá trình này dừng lại ở kì đầu của giảm phân I và chỉ khi gặp tinh trùng thì giảm phân II mới xảy ra.
- Sự tiếp hợp và hình thành các bắt chéo giữa các cromatít trong cặp NST tương đồng tồn tại quá lâu ở người mẹ lớn tuổi à xác suất xảy ra sự không phân li của NST trong giảm phân I là rất cao.
- Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu cho rằng, sự không phân li của NST 21 phần lớn xảy ra trong giảm phân I chứ không phải trong giảm phân II trong quá trình tạo giao tử ở người mẹ.
0,25
0,5
0,25
.......................Hết.............................

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_giao_luu_doi_tuyen_hsg_lan_1_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc.docx