Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài tập ADN nâng cao

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài tập ADN nâng cao

Câu 2: Trong quá trình nhân đôi AND, hoạt động quan trọng nhất đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nucleotit giống hệt phân tử ADN mẹ là

A. các nu tự do của môi trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung

B. quá trình tổng hợp mạch mới diễn ra theo chiều 5’  3’.

C. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.

D. Hoạt động đóng xoắn và thào xoắn của phân tử ADN trong quá trình nhân đôi.

Câu 3: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là

A. hàm lượng ADN trong tế bào.

B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nu

 

docx 13 trang phuongtran 8760
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài tập ADN nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ADN NÂNG CAO 
Câu 1: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?
 A. Sơ đồ IV.	B. Sơ đồ II	C. Sơ đồ I.	D. Sơ đồ III.
Câu 2: Trong quá trình nhân đôi AND, hoạt động quan trọng nhất đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nucleotit giống hệt phân tử ADN mẹ là
A. các nu tự do của môi trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
B. quá trình tổng hợp mạch mới diễn ra theo chiều 5’ à 3’.
C. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
D. Hoạt động đóng xoắn và thào xoắn của phân tử ADN trong quá trình nhân đôi.
Câu 3: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là
A. hàm lượng ADN trong tế bào.
B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nu trên ADN
C. Tỉ lệ A+T/G+X.
D. thành phần các bộ ba nu trên AND.
Câu 4: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào chỉ có trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
B. Nu mới tổng hợp được gắn vào đầu 3’OH của chuỗi polinucleotit.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 5: Một gen có 1200 Nu. Phát biểu không đúng là
A. chiều dài của gen là 0,204 micromet. B. số chu kì xoắn của gen là 60.
C. khối lượng của gen là 36.104 đvC. D. số liên kết hidro của gen là 1199
Câu 6: Nuôi cấy một tế bào có phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 trong môi trường N14 cho phân chia tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN vùng nhân của các E. coli có chứa N15 là bao nhiêu?
A. 1. B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 7: Phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15. Người ta chuyển 105 tế bào vi khuẩn E. coli này sang môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N14. Mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này đã nhân đôi 5 lần liên tiếp. Nếu chuyển hết số vi khuẩn đó sang môi trường có N15 cho chúng tiếp tục phân chia 1 lần nữa, thì tỉ lệ vi khuẩn mà trong phân tử ADN vùng nhân hoàn toàn chứa N15 trong tổng số vi khuẩn thu được là bao nhiêu?
A. 12,5%. B. 3,25% C. 6,25%. D. 1,5625%.
Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đoạn mồi ADN ở quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?
(1) Đoạn ARN có cấu trúc kép, thẳng
(2) Đoạn ARN mồi do ADN polimeraza xúc tác tạo ra
(3) Đoạn ARN mồi giúp enzim ARN polimeraza hoạt động để tổng hợp ADN mới.
(4) Thành phần đơn phân cấu tạo nên đoạn mồi ARN là U, T, G, X
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 9: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 sang môi trường chí chứa N14. Tất cả ADN nói trên đều thực hiện tái bản liên tiếp tạo được 256 ADN con. Số phân tử ADN còn chứa N15 là
A. 10. B. 16 C. 32. D. 8.
Câu 10: Một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có chiều daì 4080 angstron. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260, T1 = 220. Gen này thực hiện tự sao một số lần, sau khi kết thúc đã tạo ra 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là
A. A = T = 39240 ; G = X = 45360. B. A = T = 29760 ; G = X = 44640.
C. A = T = 14880 ; G = X = 22320 D. A = T = 16380 ; G = X = 13860.
Câu 11: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của enzim trong quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Enzim ADN polimeraza có vai trò lắp ráp các Nu tự do tạo mạch đơn mới theo nguyên tắc bổ sung
(2) Enzim ligaza có vai trò nối mạch đơn mới được tổng hợp với mạch khuôn để tạo một phân tử ADN hoàn chỉnh.
(3) Enzim restrictaza có vai trò cắt các đoạn mồi ARN ra khỏi đoạn Okazaki
(4) Enzim ARN polimeraza có vai trò lắp ráp các nu tự do với các Nu khuôn tạo ARN mồi
(5) Enzim ADN polimeraza và enzim ARN polimeraza đều có chức năng xúc tác tạo ra sản phẩm có chiều 5’ đến 3’
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 12: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’; là 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?
A. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba. B. Thay đổi nucleotit thứ ba trong mỗi bộ ba
C. Thay đổi nucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba. D. Thay đổi vị trí của tất cả các nu trên một bộ.
Câu 13: Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
(1) Vì ADN mẹ gồm hai mạch luôn song song và định hướng ngược chiều nhau.
(2) Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’--> 3’
(3) Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2)
Câu 14: Một phân tử ADN mạch thẳng có 3000 cặp nu, và số nu loại A chiếm 20%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chiều dài của ADN là 5100 angstron. II. ADN này có 300 chu kì xoắn
III. ADN này có 1200 Adenin IV. ADN này có 6000 liên kết cộng hóa trị.
A. 1. B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 15: Một phân tử ADN vi khuẩn có chiều dài 34x106 Angstron và có 30% số Nu loại adenine. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần. Số nu loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là bao nhiêu?
A. 12x106 B. 18x106. C. 6x106. D. 9x106.
Câu 16: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch polinucleotit. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một.
B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào
C. Quá trình nhân đôi đã diễn ra 5 lần liên tiếp.
D. Có hai nhóm, mỗi nhóm có 32 mạch giống nhau.
Câu 17: Người ta chuyển một số vi khuẩ E. coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ chứa N14. Các vi khuẩn trên đều phân chia 3 lần liên tiếp tạo ra 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứ N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chí chứa N15 và cho chúng tiếp tục phân chia 2 lần nữa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ban đầu có 20 vi khuẩn
B. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 500.
C. Số phân tữ ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 180.
D. Số phân tử ADN chứa cả hai mạch N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
Câu 18: Từ 4 loại nu A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba chỉ có một Nu loại G và 2 Nu loại khác?
A. 27. B. 18 C. 37. D. 6.
Câu 19: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E. coli chứa N15 sang môi trường chứa N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần, sau đó được chuyển về môi trường chứa N15 để nhân đôi 2 lần nữa. Ở lần nhân đôi cuối cùng người ta thu được 70 phân tử ADN chứa một mạch N14 và 1 mạch N15. Số phân tử ADN ban đầu là
A. 9. B. 7. C. 5 D. 3.
Câu 20: Chỉ có 3 loại Nu A, U, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền có khả năng mã hóa axit amin?
A. 27 loại. B. 8 loại. C. 9 loại. D. 24 loại
Câu 21: Từ 4 loại nu A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba chỉ có một nu loại G, 1 nu loại U và 1 nu loại khác?
A. 27. B. 12 C. 18. D. 6.
Câu 22: Một đoạn ARN nhân tạo chỉ có hai loại Nu với tỉ lệ A/U = 3/2. Bộ mã trong đó có 2 Nu loại U và 1 Nu loại A chiếm tỉ lệ
A. 54/125. B. 63/125 C. 24/125. D. 12/125.
Câu 23: Theo lí thuyếtt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.
II. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là methionine
III. Ở trong tế bào, mARN có hàm lượng cao nhất trong các loại ARN.
IV. Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
A. 3. B. 4. C. 2 D. 1.
Câu 24: Khi nói về ADN, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
I. Enzim ligaza dùng để nối các đoạn Okazaki trong quá trình nhân đôi ADN
II. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong quá trình nguyên phân, xảy ra trong nhân tế bào
III. Các ADN cùng nằm trong nhân của một tế bào có số lần tự nhân đôi bằng nhau
IV. Trong mỗi ADN con có một mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ mội trường nội bào
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 25: ADN là phân tử xoắn kép chứa 4 loại nu khác nhau. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây về thành phần hóa học và sự tái bản của ADN là đúng?
I. Trình tự các nu trên hai mạch giống nhau.
II. Trong phân tử AND sợi kép, số lượng Nu có kích thước bé bằng số lượng Nu có kích thước lớn
III. Nu đầu tiên trên mạch axit nucleic mới được xúc tác bởi AND polimeraza.
IV. Mạch được tổng hợp liên tục là mạch bổ sung với mạch khuôn 5’ – 3’ tính từ khởi điểm tái bản.
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Cho các phát biểu sau về bản mã di truyền:
(1) Bảng mã di truyền có 64 bộ ba đều mã hóa axit amin.
(2) Một bộ ba có thể mã hóa nhiều loại axit amin.
(3) Tính thoái hóa có nghĩa là nhiều bộ ba mã hóa cho cùng một loại axit amin
(4) Bộ ba 5’AUG3’ và bộ ba 5’UGG3’ cùng mã hóa cho một loại axit amin.
(5) Trong 64 bộ ba, có ba bộ ba không mã hóa axit amin mà chỉ đóng vai trò mã mở đầu.
(6) Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba 5’AUG3’ mã hóa axit amin formyl methionine
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 27: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình nhân đôi AND ở tế bào nhân thực?
(1) Theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. (2) Gồm nhiều đơn vị nhân đôi.
 (3) Đối với ADN trong nhân, xảy ra ở kì trung gian giữa các lần phân bào.
(4) Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc chữ Y (5) Chỉ diễn ra trong nhân tế bào
A. 3. B. 2 C. 4. D. 1.
Câu 28: Khi nói về nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chỉ diễn ra trong nhân tế bào. (2) Các ADN trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau
(3) Tính theo chiều trược của enzim tháo xoắn, mạch 3’ – 5’ được tổng hợp gián đoạn
(4) Một phân tử ADN nhân đôi 3 lần thì sẽ tổng hợp được 6 phân tử ADN hoàn toàn mới
A. 3 B. 2. C. 1. D.4.
Câu 29: Một đoạn ADN dài 0,306 micromet. Trên mạch thứ hai của ADN này có T = 2A = 3X = 4G. Đoạn ADN này tái bản liên tiếp 4 lần, số nu loại A được lấy từ môi trường nội bào phục vụ cho quá trình nhân đôi này là
A. 1710. B. 1890. C. 4538. D. 4536
Câu 30: Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E. coli mà ADN của nó chứa toàn N15 trong môi trường nguyên liệu chứa N14. Sau 3 thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chứa N15 để cho mỗi tế bào phân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 để chúng phân đôi hai lần nữa. Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình:
(1) Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24 (2) Số tế bào chỉ chứa N14 là 104
 (3) Số tế bào chỉ chứa N15 là 24 (4) Số phân tử AND vùng nhân trong tất cả các tế bào là 64
Số nhận định đúng là
A. 3. B.0 C.2. D. 1.
Câu 31: Dựa vào đơn phân cấu tạo nên ADN, cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định không đúng?
(1) Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nucleotit.
(2) Một nucleotit gồm ba thành phần: axit photphoric, đường deoxiribose và bazơ nitơ.
(3) Đường deoxiribose có công thức phân tử là C5H10O4; bazơ nitơ có 4 loại: A, T, G, X.
(4) Bazơ nitơ và nhóm photphat liên kết với phân tử đường lần lượt tại vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5.
(5) Trong một nucleotit có chứa 4 loại bazơ nitơ là A, T, G, X
A.1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
(1) Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.
(2) Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều từ 3’ đến 5’ trên phân tử mARN
(3) Mã di truyền được đọc lên tục từ một điểm xác định theo từng bộ ba, không gối lên nhau.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu nghĩa là một bộ ba có thể mã hóa bởi một loại axit amin
(5) Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch khuôn của gen
(6) Mã di truyền có tính thoái hóa có nghĩa là một bộ ba mang thông tin mã hóa nhiều loại axit amin khác nhau
A.1. B. 3. C. 4 D.5.
Câu 33: Một phân tử ADN khi thực hiện tái bản một lần thấy có 100 đoạn Okazaki và 120 đoạn mồi. Biết kích thước của các đơn vị tái bản đều bằng 0,408 micromet. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nu cho ADN trên tái bản 4 lần?
A. 270.000. B. 360.000. C. 36000 D. 180.000.
Câu 34: Giả sử trên một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, và trên mỗi chạc chữ Y của mỗi đơn vị nhân đôi có 14 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi này là
A. 120. B. 232. C. 240. D. 128
Câu 35: Khi nói về quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau
(2) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch đơn mới
(3) Trong một chạc sao chép, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
(5) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ - > 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’à 5’.
(6) AND polimeraza có vai trò lắp bổ sung các Nu để tổng hợp mạch ADN mới theo chiều 5’à3’
(7) Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(8) Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân tử ADN mẹ.
(9) Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại
(10) Sự nhân đôi ADN diễn ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi
(11) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào
A. 7. B. 9. C. 10. D. 8
Câu 36: Có các phát biểu sau về mã di truyền:
(1) Với 4 loại nu có thể tạo ra tối đa 64 codon mã hóa các axit amin.
(2) Mỗi codon chỉ mã hóa 1 loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền
(3) Với 3 loại ribonucleotit A, U và G có thể tạo ra tối đa 27 codon mã hóa axit amin.
(4) Anticodon của axit amin methionine là 5’AUG3’.
A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) (sai) B. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
C. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng. D. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai. 
Câu 37: Một gen tự nhân đôi liên tiếp nhiều lần trong môi trường chứa toàn bộ các nucleotit tự do có đánh dấu. Các gen con được hình thành cuối quá trình có 14 mạch đơn chứa các nucleotit đánh dấu và hai mạch chứa các nucleotit bình thường không đánh dấu. Mạch đơn thứ nhất chứa các Nu không đánh dấu có T = 480 và X = 240. Mạch đơn thứ hai chứa các nucleotit không đánh dấu có T = 360 và X = 120.
Cho các phát biểu sau:
1. Số lần nhân đôi của gen là 4.
2. Số mạch đơn của các gen con được hình thành là 16 mạch
3. Số lượng nucleotit loại A của gen ban đầu là 360
4. Môi trường đã cung cấp cho quá trình số nucleotit loại X có đánh dấu là 2520 Nu
5. Số liên kết hidro bị phá vỡ là 19320
6. Số liên kết hóa trị được hình thành qua quá trình là 16786
Số phương án đúng là 
A. 4. B. 5 C. 3. D. 2. 
Câu 38: Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN của E. coli khoảng 100 lần, trong khi đó tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E. coli khoảng vài chục lần là do
A. Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.
B. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E. coli.
C. Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản
D. Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E. coli.
Câu 39: Ở sinh vật nhân sơ, xét 4 gen A, B, C, D nằm liên tiếp trên một phân tử ADN. Gen D có 5850 liên kết hidro, số nucleotit loại adenine trong gen D bằng 20%. Số nucleotit loại guanine trong 4 gen A, B, C, D lần lượt kém nhau 30 nucleotit. Tỉ lệ A/G ở 4 gen A, B, C, D là như nhau. Tính theo lí thuyết, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Gen C có chiều dài 7650 angstron 2. Gen D có chiều dài 7480 angstron
3. Gen A dài 7140 angstron 4. gen B dài 7310 angstron
5. Khi phân tử AND trên tự nhân đôi 2 lần thì môi trường nội bào cung cấp số nucleotit loại A là 10440
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: Ở vinh vật nhân thực, gen A đột biến thành gen a. Tổng số liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit của 2 gen là 5396. Trong đó gen A nhiều hơn gen a 600 liên kết photphodieste. Gen A có %A + %T = 60% số nucleotit của gen, gen a có %X - %A = 10% số nucleotit của gen. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Gen A dài 5100 angstron
2. Gen a dài 4080 angstron
3. Số nucleeotit loại A môi trường cung cấp cho cả 2 gen A và a nhân đôi 2 đợt là 4140
4. Số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho cả 2 gen A và a nhân đôi 2 đợt là 3960
 A. 4 B. 2. C. 3. D.1.
Câu 41: Xét một gen có 3598 liên kết photphodieste và có 4680 liên kết hidro. Gen trên thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần. Cho biết không có đột biến xảy ra. Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình trên là
A. A = T = 5736; G = X = 8656. B. A = T = 5040; G = X = 7560.
C. A = T = 5019; G = X = 7574 D. A = T = 5760; G = X = 8640.
Câu 42: Một gen có 900 adenin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen nhân đôi một số lần đã phá vỡ 25200 liên kết hidro. Hỏi số liên kết photphodieste được hình thành qua quá trình nhân đôi nói trên là 
A. 20986. B. 44970. C. 8994. D. 10500
Câu 43: Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ấy bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hổn hợp thành phần gì?
A. ARN polimeraza B. Primaza (enzim nối).
C. AND polimeraza. D. ADN nối ligaza.
Câu 44: Các mối quan hệ nào dưới đây không đúng?
A. tARN – vận chuyển axit amin.
B. Riboxom – tổng hợp ARN
C. ARN polimeraza – Tham gia phiên mã và tổng hợp đoạn mồi.
D. Enzim ligaza - nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 45: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ?
1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki
2. Nucleotit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3’ của mạch mới
3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
5. Enzim ARN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN
6. Sử dụng các loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu
Phương án đúng là
A. 4. B. 3. C. 5 D. 6.
Câu 46: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
(2) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polimeraza đều di chuyển theo chiều 3’à 5’để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - > 3’
(3) Enzim ligaza có vai trò nối mạch đơn mới được tổng hợp với mạch khuôn để tạo một phân tử ADN hoàn chỉnh.
(4) Enzim ARN polimeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một mạch khuôn. 
(5) Enzim ADN polimeraza luôn di chuyển sau enzim tháo xoắn
(6). Trong mỗi ADN con có một mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ mội trường nội bào
A. 0. B. 1. C. 3. D. 4
 .
Câu 47: Khi nói về nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN có sự bổ sung giữa A với T, giữa G với X và ngược lại.
B. Trong quá trình nhân đôi AND, số đoạn Okazaki tạo ra luôn nhỏ hơn số đoạn mồi.
C. Trên mạch khuôn có chiều 3’ à5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
D. Chỉ có một đơn vị tái bản và trong quá trình tái bản ADN cần 2 đoạn mồi cho mỗi đơn vị tái bản
Câu 48: Trong quá trình nhân đôi liên tiếp của 1 gen đã hình thành 7 mạch đơn có các Nu hoàn toàn mới (mỗi mạch có 300 T và 600 X) và 7 mạch đơn có Nu hoàn toàn mới (mỗi mạch có 200 T và 400 X). Số nu mỗi loại môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình là
A. A = T = 7.500; G = X = 15.000. B. A = T = 3.500; G = X = 7.000
C. A = T = 500; G = X = 1.000. D. A = T = 7.00; G = X = 35.00.
 .
Câu 49: Một phân tử ADN khi thực hiện tái bản có 50 đoạn Okazaki và 70 đoạn mồi. Biết kích thước của các đơn vị tái bản đều bằng 0,306 micromet. Môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit cho phân tử ADN trên tái bản 3 lần là
A. 126.000. B. 340.000. C. 270.000. D. 180.000
Câu 50: Cho các phát biểu sau đây:
1. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
2. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nucleotit là A, T, G, X.
3. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là methionine
4. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
5. Tất cả các ARN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Số đáp ứng đúng là
A. 1. B. 2 C. 3. D. 4.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_bai_tap_adn_n.docx