Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12

1: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?

 A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN

2. Gen là một đoạn ADN

 A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

 B.mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.

 C.mang thông tin di truyền.

 D.chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.

3: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là

A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng

C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.

4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%;T= 20%. Axit nuclêic này là

 A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.

 C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép.

5. Bản chất của mã di truyền là

 A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá 1 aa

 C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

 

doc 55 trang phuongtran 9111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG NĂM 2020
MÔN SINH HỌC
TÀI LIỆU ÔN TẬP 
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI
1: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
	A. ADN	B. mARN	C. tARN	D. rARN
2. Gen là một đoạn ADN 
 A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.	
 B.mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
 C.mang thông tin di truyền.	
 D.chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
3: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là
đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.
ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng
các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.
4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%;T= 20%. Axit nuclêic này là
 A. ADN có cấu trúc mạch đơn. 	 B. ARN có cấu trúc mạch đơn. 
 C. ADN có cấu trúc mạch kép.	 D. ARN có cấu trúc mạch kép.
5. Bản chất của mã di truyền là
 A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.	 	 B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá 1 aa
 C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
 6 .Vì sao mã di truyền là mã bộ ba :
Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
Vì số nuclêotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
Vì 3 nucleotit mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thừa để mã hóa cho 20 loại aa.
7: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.
Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
8. Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin?
 A. UAG,UGA,AUA 	B. UAA,UAG,AUG 	C. UAG,UGA,UAA	D.UAG,GAU,UUA 
9. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế 
 A. dịch mã. 	 B. nhân đôi ADN.	 C. phiên mã. 	D. giảm phân và thụ tinh. 
10. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
 1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ ® 3/.
5.Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. 
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5.	B. 1, 2, 4, 5, 6.	C. 1, 3, 4, 5, 6.	D. 1, 2, 3, 4, 6. 
11: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
	A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (3).
12: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là 
 A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. 
 B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. 
 C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. 
 D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. 
13: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là 
 A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
14: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
	A. tổng hợp và kéo dài mạch mới	B. tháo xoắn phân tử ADN
	C. nối các đoạn Okazaki với nhau	D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN 
15. Quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
 A. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’à 3’
 B. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’à5’ 
 C. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’à5’
 D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
16: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là 
 A. 1800. 	B. 1500. 	C. 2100. 	D. 1200. 
17: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20 % tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là 
 A. 1120 	B. 1080 	C. 990 	D. 1020 
18: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là:
 A. A = T = 1200; G = X = 300	 B. A = T = 600; G = X = 900 
 C. A = T = 300; G = X = 1200	 D. A = T = 900; G = X = 600
19: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
 A. 480	 B. 322	C. 644	D. 506
20: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
	A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150	B.A = 750; T = 150; G = 150 X = 150
	C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150	D.A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
21: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
	A. 100	B. 190	C. 90	D. 180
22. Một gen có khối lượng phân tử là 72.104 đvC. Trong gen có X = 850. Gen nói trên tự nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại Nu tự do môi trường cung cấp là :
 A.ATD = TTD = 4550, XTD = GTD = 3850	B.ATD = TTD = 3850, XTD = GTD = 4550
 C.ATD = TTD = 5950, XTD = GTD = 2450	D.ATD = TTD = 2450, XTD = GTD = 5950
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?
 A. cấu hình không gian 	B. số loại đơn phân	
 C. khối kượng và kích thước	D. chức năng của mỗi loại.
2: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN.	B. rARN.	C. mARN.	D. tARN.
3: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là 
 A. 5'UXG3'. 	 B. 5'GXU3'. C. 5'GXT3'. D. 5'XGU3'. 
4: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
 A. 3’UAX5’	B.5’AUG3’	C.3’AUG5’	 D.5’UAX3’
5: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,
A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.	B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.
C.chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.
D.cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.
6: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
	A. ADN pôlimeraza	B. Ligaza 	 C. Restrictaza	D. ARN pôlimeraza
7: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
 A. đều theo nguyên tắc bổ sung.	B. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
 C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.	D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
8: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4aa thì trình tự của 4 axit amin đó là 
 A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly. 
9: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau : 5' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin; 5' UXG 3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5' GXU 3' mã hoá các axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG 3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự axit amin tương ứng của quá trình dịch mã là:
	A. Xêrin - Alanin - Xêrin - Acginin	B. Acginin - Xêrin - Alanin - Xêrin
	C. Xêrin - Acginin - Alanin - Xêrin	D. Acginin - Xêrin - Acginin - Xêrin
10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' à 5'
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3' à 5'
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là :
	A.(1) à (4) à (3) à (2)	B.(2) à (3) à (1) à (4)	C.(1) à (2) à (3) à (4)	D. (2) à (1) à (3) à (4)
11: Cho các thông tin sau đây :
	(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
	(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
	(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
	(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
	Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
	A. (3) và (4).	B. (1) và (4).	C. (2) và (3).	D. (2) và (4).
12: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. 
Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. 
Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. 
Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. 
13: Trong quá trình dịch mã,
trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.
nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN.
có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ 5’.
14: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
	(1)Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực
	(2)Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit
	(3)Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
	(4)Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
	A. (1), (4). 	B. (2), (4)	C. (1), (3)	D. (2), (3)
15: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hòan chỉnh.
Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin gắn liền sau aa mở đầu).
Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ 3’.
Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
	A. (1) (3) (2) (4) (6) (5).	B. (3) (1) (2) (4) (6) (5).
	C. (2) (1) (3) (4) (6) (5).	D. (5) (2) (1) (4) (6) (3).
16: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng
để cắt bỏ axit amin mở đầu khỏi chuỗi pôlipeptit. B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
 C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.	 D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
17: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là 
 A. pôlinuclêôtit. 	B. pôliribôxôm. 	C. pôlipeptit. 	D. pôlinuclêôxôm. 
18: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
	(1) Phân tử ADN mạch kép	(2) phân tử tARN 
	(3) Phân tử prôtêin	(4) Quá trình dịch mã 
	A. (1) và (2)	 B. (2) và (4)	 C. (1) và (3)	D. (3) và (4)
19: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? 
 A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Phiên mã. 	C. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). D. Dịch mã. 
20: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
 A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nu theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nu trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen
 B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên mỗi mạch đơn.
 C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
 D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên phân tử mARN
21: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
 A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
 B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
 C .Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
 D.Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. 
22. Quan hệ nào sau đây là đúng:	
 A. ADN" tARN" mARN" Prôtêin	B. ADN" mARN" Prôtêin" Tính trạng
 C. mARN" ADN" Prôtêin" Tính trạng	D. ADN" mARN" Tính trạng
23: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin (mARN) là 
 A. 15. 	B. 5. 	C. 10. 	D. 25. 
24. Gen có chiều dài 2601A0. Khi gen phiên mã, cần môi trường cung cấp tất cả 3060 ribônu tự do. Số lần phiên mã của gen trên là
 A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
25. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
 A. 500	B. 499	C. 498	D. 750
26. Một gen có 90 chu kỳ xoắn. Khi tổng hợp một phân tử prôtêin sẽ cần môi trường cung cấp số axit amin 
 A. 299. 	B. 298. C. 300. 	D. 599.
27. Một phân tử mARN dài 4080Ao tiến hành dịch mã đã cho 5 Ribôxôm trượt qua một lần. Số lượt tARN mang axit amin đến ribôxôm là 
 A. 2000 . 	B. 2990. 	C. 1995. 	D. 3990
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
1. R
Quan sát hình sau và cho biết chú thích nào đúng?
R
R
A. R. Gen điều hoà; P Vùng vận hành ; O Vùng khởi động; Z, Y, A Nhóm gen cấu trúc.
B. R. Gen điều hoà; P Vùng khởi động; O Vùng vận hành ; Z, Y, A Nhóm gen cấu trúc.
C. R. Gen cấu trúc.; P Vùng chỉ huy; O Vùng khởi động; Z, Y, A Nhóm gen điều hoà. 
D. R. Gen cấu trúc; P Vùng khởi động ; O Vùng vận hành ; Z, Y, A Nhóm gen cấu trúc.
2. Ôpêron là
 A. một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hoà.
 B. một đoạn phân tử AND có một chức năng nhất định trong quá trình điều hoà.
 C. một đoạn phân tử axit nuclêic có chức năng điều hoà hoạt động của gen cấu trúc.
 D. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hoà nằm cạnh nhau.
3: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
	A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
 B. Các gen cấu trúc Z, Y,A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
	C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. 
 D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
5: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là 
 A. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã 
 B. Những trình tự nuclêtôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã 
 C. Những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế 
 D. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã 
6: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? 
 A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã 
 B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN 
 C. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã 
 D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen 
7: Cho các thành phần
	(1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X ; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
	A. (2) và (3)	 B. (1), (2) và (3)	 C. (3) và (5)	D. (2), (3) và (4)
8: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn 
 A. sau dịch mã. 	B. dịch mã. 	C. phiên mã. 	 D. trước phiên mã. 
9. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là :
 A. Về khả năng phiên mã của gen. 	B. Về chức năng của protein do gen tổng hợp.
 C. Về vị trí phân bố của gen. 	D. Về cấu trúc của gen.
10. Cơ chế điều hoà đối với ôpêrôn Lac ở E. coli dựa vào tương tác của yếu tố nào?
 A. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O B. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P
 C. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với gen điều hoà. 
 D. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc
11. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
 A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.	B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
 C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.	 
 D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà
ĐỘT BIẾN GEN
1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Đột biến gen làm xuất hiện cá alen khác nhau trong quần thể.
	B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
	C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.	
	D. ĐBG có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
2: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
	(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
	(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử AND	(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
	Các thông tin nói về đột biến gen là:
	A. (2) và (3) 	B. (1) và (2)	C. (3) và (4)	D. (1) và (4)
3: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
	A. AABb, AaBB.	B. AABB, AABb.	C. AaBb, AABb.	D. aaBb, Aabb.
4: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
	B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
	C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến
	D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân hoá học.
5. Phát biểu không đúng về đột biến gen là
	A. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
	B. đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
	C. đột biến gen là phát sinh các alen mới trong quần thể.
	D. đột biến điểm liên quan đến một cặp nuclêotit trong cấu trúc của gen.
6. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
	A. môi trường sống và tổ hợp gen	B. tần số phát sinh đột biến
	C. số lượng cá thể trong quần thể	D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể
7: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. 
 B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. 
 C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. 
 D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thểđột biến.
8: Khi nói về đột biến gen (ĐBG), phát biểu nào sau đây không đúng?
ĐBG có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. 
 Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nu
 C. ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa. 
 D. Phần lớn ĐBG xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
9: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. 
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 
Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit 
Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến 
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường 
	A. (1), (2), (3)	B. (2), (4), (5)	C. (3), (4), (5)	D. (1), (3), (5)
10. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi polypeptit 
 A. Thêm 1 cặp nucleotit. 	 B.Thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hóa.
 C. Mất 1 cặp nucleotit. 	 D.Thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hóa.
11: Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X . Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
	A. A-T®G-5BU® X-5BU ® G-X.	B. A-T®A-5BU® G-5BU ® G-X.
	C. A-T®X-5BU® G-5BU ® G-X.	D. A-T®G-5BU® G-5BU ® G-X.
12: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng? 
 A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. 
 C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. 	D. Thay 1 cặp nu này bằng cặp nu khác xảy ra ở bộ 3 thứ 5 của gen
13: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không 
làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? 
 A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit. 	C. Đảo vị trí 1số cặp nu. 	 D. Thay 1 cặp nu 
14: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến? 
 A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chếđộ dinh dưỡng. 
 B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé. 
 C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng. 
 D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ. 
15: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ? 
 A. Mã di truyền là mã bộ ba 	 	B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin 
 C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin 
 D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ 
16: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301.	B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299.	D. A = T = 301; G = X = 899.
17: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bịđột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: 
 A. A = T = 720 ; G = X = 480. 	B. A = T = 419 ; G = X = 721. 
 C. A = T = 719 ; G = X = 481. 	D. A = T = 721 ; G = X = 479. 
18: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ . Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nu của gen mới được hình thành sau đột biến là: 
 A. A = T = 600; G = X = 899. 	B. A = T = 600; G = X = 900. 
 C. A = T = 599; G = X = 900. 	D. A = T = 900; G = X = 599. 
19: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là : 
 A. A=T=250; G=X=390 B. A=T=251; G=X=389 	 C.A=T=610; G=X=390 	D. A=T=249; G=X=391 
20: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
 A. A = T = 1799; G = X = 1200.	B. A = T = 1800; G = X = 1200.
 C. A = T = 899; G = X = 600.	D. A = T = 1199; G = X = 1800.
21: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
	A. A=T=799; G=X=401.	 B. A=T=801; G=X=400. C. A=T=800; G=X=399.	 D. A=T=799; G=X=400.
22: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) có tỉ lệ = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđro của alen b là:
	 A. 3601	 B. 3600 	 C. 3899	 D. 3599
23: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là:
	A. T = 80; G = 399	B. T = 399; G = 801	C. T = 799; G = 401	D. T = 401; G = 799 
NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
1: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
 A. Là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào	
 B. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi
 C. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.	
 D. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân
2: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Thành phần hóa hoạc chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
3: Khi nó về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1)Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2)Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3)Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4)Tâm động là những điểm mà tại đó AND bắt đầu tự nhân đôi.
(5)Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. (1), (2), (5)	B. (3), (4), (5)	C. (2), (3), (4)	D. (1), (3), (4)
4: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit đặc biệt, các trình tự này có vai trò
	A. mã hóa cho các loại prôtêin quan trọng trong tế bào.
	B. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
	C. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử AND.
	D. giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân.
5.Nhiễm sắc thể có chức năng
 A.lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
 B.điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.
 C.điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân bào.
 D.lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
6: NSTở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm 
 A. ARN và pôlipeptit. B. lipit và pôlisaccarit. 	C. ADN và prôtêin histon. 	D. ARN và prôtêin loại histon. 
7. Một nuclêôxôm gồm 
 A. một đoạn phân tử ADN quấn ¼ vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
 B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
 C. phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
 D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêotit.
8. Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
 A. phân tử ADN à đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) à sợi cơ bản à sợi nhiễm sắc à crômatic.
 B. phân tử ADN à sợi cơ bản à đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) à sợi nhiễm sắc à crômatic
 C,. phân tử ADN à đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) à sợi nhiễm sắc à sợi cơ bản à crômati

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12.doc