Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Câu I: (2,0 điểm)

1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. Giải thích tại sao hiện nay tỉ suất tử thô ở nhóm nước phát triển lại cao hơn nhóm nước đang phát triển?

2. Phân biệt nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.

Câu II: (5,0 điểm)

1. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn gốc hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình và đất.

2. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Phân tích tác động của cấu trúc địa hình nước ta đến sông ngòi.

 

docx 7 trang phuongtran 6183
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG KHỐI 12
LẦN 1 - NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Địa lí
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đề thi gồm có 05 câu, 01 trang
Ngày thi 08 tháng 10 năm 2020
Câu I: (2,0 điểm) 
1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. Giải thích tại sao hiện nay tỉ suất tử thô ở nhóm nước phát triển lại cao hơn nhóm nước đang phát triển? 
2. Phân biệt nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.
Câu II: (5,0 điểm)
1. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn gốc hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình và đất.
2. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Phân tích tác động của cấu trúc địa hình nước ta đến sông ngòi. 
Câu III: (3,0 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta.
2. Chứng minh rằng Biển Đông mang đến cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn. 
Câu IV: (5,0 điểm)
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
1. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào. Giải thích các khái niệm sau: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
2. Kể tên các quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta. 
Câu V: (5,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau: 
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Tỉ đồng)
 Năm
Khu vực
1995
2000
2005
2010
2019
Nông, lâm và thủy sản
62219
108356
175984
407647
842601
Công nghiệp và xây dựng
65820
162220
348518
824904
2082261
Dịch vụ
100853
171070
314708
748363
2513859
Tổng số
228892
441646
839210
1980914
5438721
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 và 2019)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2019.
2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2019. 
--------------------------HẾT-----------------------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHÂM
KỲ THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG KHỐI 12
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Địa lí
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đáp án và hướng dẫn châm gồm có 05 câu, 06 trang
Ngày thi 08 tháng 10 năm 2020
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
2,0
1
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. Giải thích tại sao hiện nay tỉ suất tử thô ở nhóm nước phát triển lại cao hơn nhóm nước đang phát triển? 
1,5
* Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô.
- Nhân tố tự nhiên, sinh học: Có ảnh hưởng quan trọng, mức chết có sự khác biệt ở cơ cấu dân số theo giới và theo tuổi. 
- môi trường sống (Tự nhiên và xã hội): tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến mức chết. Môi trường sống trong sạch tuổi thọ được nâng cao, môi trường sông ô nhiễm tuổi thọ giảm. 
- Nhân tố KT – XH: 
+ Mức sống.....
+ Sự phát triển của y học: y học phát triển mức chết giảm, nhất là tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 
+ Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tử,
- Các nhân tố khác: Chiến tranh, tai nạn, thiên tai..... 
* Hiện nay tỉ suất tử thô ở nhóm nước phát triển cao hơn nhóm nước đang pt:
- Nhóm nước phát triển: mặc dù mức sống cao nhưng do dân số già nên tỉ suất tử cao. 
- Nhóm nước đang pt mặc dù điều kiện sống thấp hơn nhưng do dân số trẻ nên tỉ lệ tử thấp hơn, mặt khác sự phát triển của kinh tế làm cho mức sống dân cư được nâng cao, tỉ suất tử giảm, nhất là tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
 Phân biệt nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.
0,5
- Nguồn lực bên trong (nội lực): Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.
- Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ nước ngoài.
0,25
0,25
II
5,0
1
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn gốc hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình và đất.
2,5
* Giống nhau: 
- Nguồn gốc hình thành: Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Diện tích lớn, phần lớn là đất phù sa màu mỡ. 
- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng chung là TB – ĐN, bề mặt bị chia cắt, đều có những vùng trũng do chưa được phù sa bồi lấp xong. 
* Khác nhau: 
- Nguồn gốc: 
+ Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đã được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. 
+ Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, ít chịu tác động của con người.
- Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn – 40.000 km2, Đồng bằng sông Hồng là 15.000km2. 
 - Địa hình: 
+ Đồng bằng sông Hồng cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra phía biển, bề mặt bị chia cắt do hệ thống đê ngăn lũ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long thấp và bằng phẳng hơn, bề mặt bị chia cắt do hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. 
- Đất: 
+ Đồng bằng sông Hồng do có đê nên vùng trong đê không được phù sa bồi đắp hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa. 
+ Đằng bằng sông Cửu Long có vùng đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu rất tốt. Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa khô nước triều lấn mạnh, gần 2/3 diện tích đất đồng bằng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Phân tích ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm sông ngòi nước ta? 
2,5
* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Địa hình núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chiếm ¼ diện tích. Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85% diện tích, địa hình cao trên 2000m chỉ 1% diện tích lãnh thổ
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng: 
+ Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm cho trẻ lại và có tính phân bậc
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng. 
+ Hướng núi gồm 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam: Từ hững ngạn sông Hồng đến dãy bạch Mã (gồm vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc). Hướng vòng cung (gồm vùng núi Đông bắc và Trường Sơn Nam. )
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm GM: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực -bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
- Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người: Dưới sự tác động của con người, tạo ra các dạng địa hình mới như ruộng bậc thang, các công trình thủy điện... Con người phá rừng làm tăng quá trình xâm thực, bào mòn ở vùng đồi núi....
* Tác động của cấu trúc địa hình nước ta đến sông ngòi. 
- Địa hình già trẻ lại, nên cùng một con sông có nơi dòng chảy chậm, lòng sông rộng, có nơi tốc độ dòng chảy lớn, lòng sông hẹp....
- Địa hình phân bậc nên sông ở miền đồi núi có nhiều bậc, thác ghềnh....
- Hướng nghiêng của địa hình là tây bắc – đông nam nên phần lớn sông bắt nguồn từ vùng miền núi phía tây bắc, đổ ra Biển Đông.
- Hướng núi tây bắc – đông nam và hướng vòng cung nên sông ngòi cũng có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung...
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
3,0
1
Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta.
0,75
 Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: 
- Vũng vịnh nước sâu kín gió, vịnh cửa sông thuận lợi cho xây dựng các cảng biển, nhất ở là Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Bờ biển mài mòn, bãi cát phẳng, cồn cát, đảo và quần đảo thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Có nhiều vụng, đầm phá, các tam giác châu với bãi triều rộng...thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
0,25
0,25
0,25
2
Chứng minh rằng Biển Đông mang đến cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn.
2,25
* Biển Đông mang đến cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú:
- Tài nguyên khoáng sản: 
+ Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 , tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa, nhất là thềm lục địa phía Nam. Hai bể lớn nhất hiện nay đang khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. 
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng titan lớn có giá trị xuất khẩu, cát trắng ở Quảng Ninh, Cam Ranh (Khánh Hòa) là nguyên liệu quý làm thủy tinh và pha lê, kính quang học.
+ Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho sản xuất muối, nhất là cực Nam Trung Bộ nơi có nhiều nắng, nhiệt độ cao, lượng mưa thấp và có ít sông lớn đổ ra biển. Các vùng sản suất muối nổi tiếng như: Sa Huỳnh – Quảng Ngãi, Cà Ná – Ninh Thuận. 
- Tài nguyên hải sản: 
+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới, giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. 
+ Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Nhiều loài đặc sản: đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết đặc biệt là tổ yến trên các đảo ven bờ DHNTB, yến sáo là mặt hàng xuất khẩu có có giá trị kinh tế cao.
+ Ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. 
* Khó khăn.
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9 đến 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 đến 4 cơ bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta. Bão thường kèm theo sóng lừng, mưa lớn là thiên tai bất thường, khó phòng tránh, diễn ra hàng năm, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống – nhất là với cư dân vùng ven biển. 
- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ. 
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
IV
5,0
1
Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào. Giải thích các khai niệm sau: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
3,5
* Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 quốc gia: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
* Giải thích các khái niệm:
- Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.
- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư....
- Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không, theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. 
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Kể tên các quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.
1.5
* Các quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Quần đảo Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng).
- Quần đảo Trường Sa (thuộc Khánh Hòa)
* Vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.
- Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. 
- Các đảo và quần đảo là nơi có tài nguyên khoáng sản và hải sản phong phú. Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú trong cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển.
- Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt cá ngoài khơi khi gặp thiên tai. .
- Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng, là tiền tiêu bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới....
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
V
5,0
1
Vẽ biểu đồ
2,5
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ miền.
- Xử lí số liệu:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: %)
Năm
Khu vực
1995
2000
2005
2010
2019
Nông, lâm và thủy sản
27,2
24,5
21,0
20,6
15,5
Công nghiệp và xây dựng
28,8
36,7
41,5
41,6
38,3
Dịch vụ
44,0
38,8
37,5
37,8
46,2
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Vẽ biểu đồ
+ Yêu cầu: Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mĩ. Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi miền. 
+ Lưu ý : Vẽ biểu đồ khác không cho điểm, nếu không đảm một trong các yêu cầu trên trừ 0,5 điểm/1 yêu cầu.
0,5
2,0
2
Nhận xét và giải thích
2,5
* Nhận xét:
- Tình hình phát triển:
+ GDP nước ta giai đoạn 1995 – 2019 liên tục tăng – tăng 23,8 lần.
+ Tất cả các khu vực đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau. Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất - tăng 31,6 lần, sau đó đến khu vực dịch vụ tăng 24,9 lần. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng chậm hơn –tăng 13,5 lần.
- Sự thay đổi cơ cấu: 
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục (dẫn chứng)
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng nhanh (dẫn chứng), tuy nhiên giai đoạn 2010 – 2019 có xu hướng giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhưng chậm hơn (dẫn chứng), tuy nhiên giai đoạn 1995 – 2005 có xu hướng giảm (dẫn chứng).
* Giải thích.
Tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta chịu ảnh hưởng của:
- Quá trình CNH – HĐH đất nước.
- Sự thành công của công cuộc Đổi mới.
- Vì tốc độ tăng của các khu vực không đều, nên cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển dịch. 
+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng chậm hơn, nên tỉ trọng có xu hướng giảm.
+ Khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhanh hơn, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. 
- Từ năm 2010 đến 2019 tỉ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng giảm, và tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, chứng tỏ Việt Nam đang tiếp cận gần hơn với nền kinh tế tri thức. 
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng
Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV + Câu V
20,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_giao_luu_doi_tuyen_hsg_lan_1_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_20.docx