Chuyên đề dạy học môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề 8: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Chuyên đề dạy học môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề 8: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Mục tiêu

 Kiến thức

+ Nắm được thực trạng cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. Giải thích sự thay đổi đó.

+ Nắm được các vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta: cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, tình hình phát triển sản xuất và phân bố.

+ Hiểu khái niệm “tổ chức lãnh thổ công nghiệp” và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta, giải thích sự phân bố của chúng.

 Kĩ năng

+ Phân tích biểu đồ, sơ đồ để rõ được đặc điểm cơ cấu các ngành công nghiệp nước ta.

+ Xác định được trên bản đồ các khu vực tập trung công nghiệp, các trung tâm công nghiệp chính cùng cơ cấu ngành của chúng.

+ Xác định trên bản đồ các vùng phân bố than, dầu khí, các cơ sở công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính ở nước ta.

 

doc 21 trang phuongtran 7210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề dạy học môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề 8: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
 Vũ Quốc Lịch – Tác giả nhiều đầu sách phục vụ dạy và học Địa lí
	Tác giả bộ sách: Bộ sách Thiết kế bài giảng Địa lí từ lớp 6 đến lớp 12.
	Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT 2018 môn Địa lí.
	Làm chủ môn Địa lí trong 30 ngày.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
Kiến thức
Nắm được thực trạng cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. Giải thích sự thay đổi đó.
Nắm được các vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta: cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, tình hình phát triển sản xuất và phân bố. 
Hiểu khái niệm “tổ chức lãnh thổ công nghiệp” và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta, giải thích sự phân bố của chúng.
Kĩ năng
Phân tích biểu đồ, sơ đồ để rõ được đặc điểm cơ cấu các ngành công nghiệp nước ta. 
Xác định được trên bản đồ các khu vực tập trung công nghiệp, các trung tâm công nghiệp chính cùng cơ cấu ngành của chúng. 
Xác định trên bản đồ các vùng phân bố than, dầu khí, các cơ sở công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính ở nước ta. 
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Theo ngành
- Khá đa dạng:
Có 3 nhóm với 29 ngành:
Khai thác (4 ngành).
Chế biến (23 ngành).
Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
Phát triển một số ngành trọng điểm là các ngành:
Có thế mạnh lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường.
Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kinh tế khác.
- Đang chuyển dịch theo hướng tích cực:
Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến.
Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác.
- Phương hướng hoàn thiện:
Xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt:
Thích nghi với cơ chế thị trường.
Phù hợp với tình hình đất nước, xu thế khu vực và thế giới.
Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để tăng chất lượng, giảm giá thành.
Tập trung phát triển một số ngành quan trọng:
Chế biến nông – lâm – thủy sản.
Sản xuất hàng tiêu dùng.
Khai thác và chế biến dầu khí.
Điện lực.
Theo lãnh thổ
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
Hình thành các hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc các tuyến giao thông huyết mạch:
Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả: cơ khí, than, vật liệu xây dựng.
Đáp Cầu – Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học.
Đông Anh, Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim.
Việt Trì – Lâm Thao: hóa chất, giấy.
Hòa Bình – Sơn La: thủy điện.
Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa: dệt may, điện, vật liệu xây dựng.
- Nam Bộ:
Hình thành một số dải công nghiệp có hướng chuyên môn hóa đa dạng.
Nổi bật một số ngành non trẻ nhưng phát triển mạnh: khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
Các trung tâm hàng đầu cả nước: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Duyên hải miền Trung: Có rải rác một số trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, 
- Các vùng khác, nhất là vùng núi: Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.
- Có sự phân hóa cao về tỉ trọng, giá trị, sản lượng:
Đông Nam Bộ chiếm 50%.
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 30%.
- Khu vực tập trung công nghiệp:
Vị trí địa lí thuận lợi.
Tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Nguồn lao động có tay nghề cao.
Thị trường tiềm năng.
Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải thuận lợi.
Theo thành phần kinh tế
- Khu vực Nhà nước (trung ương và địa phương), tỉ trọng có xu hướng giảm xuống.
- Khu vực ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể), tỉ trọng có xu hướng tăng lên.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Công nghiệp năng lượng
Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
- Than:
Tài nguyên than: 
Than đá – antraxit tập trung ở vùng mỏ Quảng Ninh với trữ lượng 3 tỉ tấn, 7000 – 8000 calo/kg.
Than nâu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng với trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
Than mỡ tập trung nhiều ở Thái Nguyên.
Than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Sản lượng (than đá): Khoảng 40 triệu tấn/năm.
- Dầu khí:
Tài nguyên dầu khí:
Ở các bể trầm tích thềm lục địa: Cửu Long, Nam Côn Sơn, 
Trữ lượng: 4 tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ khí.
Sản lượng: 
17 triệu tấn dầu (năm 2012) để xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu: Dung Quất, Nghi Sơn.
10 tỉ khí/năm để:
Sản xuất nhiệt điện, tuốc bin khí.
Sản xuất phân đạm: Phú Mỹ, Cà Mau. 
Công nghiệp điện lực
- Đặc điểm:
Có tiềm năng lớn: nhiệt điện, thủy điện, điện sạch, 
Sản lượng tăng nhanh: năm 1985 là 5,2 tỉ kWh đến năm 2015 là 157,9 tỉ kWh (tăng hơn 30 lần).
Cơ sở hạ tầng, mạng lưới dần hoàn thiện.
Cơ cấu:
Giai đoạn 1991 – 1996: 70% là thủy điện. Năm 2005: 70% là nhiệt điện.
Năm 2018: thủy điện chiếm 36%; nhiệt điện than 36%; nhiệt điện khí 25%; nhiệt điện dầu 1%; điện nhập khẩu 2% (Theo Cục Điện lực – Bộ Công thương).
- Thủy điện:
Tiềm năng lớn, có thể đạt 30 triệu kW cho sản lượng 270 tỉ kWh.
Tập trung nhiều ở hệ thống sông Hồng (37%), và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
Một số nhà máy: trên sông Đà (Sơn La, 2400 MW; Hòa Bình 1920 MW), trên sông Gâm (Tuyên Quang, 342 MW), trên sông Chảy (Thác Bà, 110 MW), trên sông Cả (Bản Vẽ, 320 MW), trên sông La Ngà (Hàm Thuận, 300 MW; Đa Mi, 175 MW), trên sông Xê Xan (Yaly, 720 MW; Xê Xan 4, 360 MW), trên sông Đồng Nai (Trị An, 400 MW; Đồng Nai 4, 340 MW; Đại Ninh, 300 MW), trên sông Đa Nhim (Đa Nhim, 160 MW).
- Nhiệt điện:
Miền Bắc:
Chủ yếu chạy bằng than.
Một số nhà máy: Phả Lại 1 và 2 (440 MW và 600 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (150 MW và 300 MW), Na Dương (110 MW), Ninh Bình (100 MW).
Miền Nam:
Trước đây, chạy bằng dầu và khí, hiện nay chạy thêm bằng than.
Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (khí, 4164 MW) thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Rịa (khí, 411 MW) thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cà Mau 1 và 2 (khí, 1500 MW).
Hiệp Phước (dầu, 375 MW), Thủ Đức (dầu, 165 MW) thuộc TP. Hồ Chí Minh.
Vĩnh Tân 1, 2, 3, 4 (than, 5600 MW) thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Điện gió, điện mặt trời :
Đang phát triển nhanh ở nước ta.
Nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Cơ cấu 
- Đa dạng nhờ: nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường rộng lớn.
- Gồm 3 nhóm ngành lớn: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản.
Chế biến sản phẩm trồng trọt
- Xay nát:
45 triệu tấn gạ, ngô/năm.
Ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
- Đường mía :
1 triệu tấn đường/năm.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Chè :
12 vạn tấn búp/năm.
Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Cà phê :
80 vạn tấn cà phê nhân/năm.
Ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Rượu bia, nước ngọt:
1600 – 220 triệu lít rượu, 1,3 – 1,4 tỉ lít bia/năm.
Ở các đô thị lớn.
Chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Sữa và sản phẩm từ sữa:
300 – 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát/năm.
Các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò.
- Thịt và sản phẩm từ thịt:
Thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích, 
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Chế biến thủy hải sản
- Nước mắm:
Sản lượng mỗi năm khoảng 200 triệu lít.
Cát Hải, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc.
- Tôm, cá:
Đóng hộp, đông lạnh.
Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều địa phương ven biển.
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Nhằm:
Sử dụng hợp lí các nguồn.
Đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
Cách hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Điểm công nghiệp
- Đồng nhất với điểm dân cư; gần nguyên, nhiên liệu; quy mô nhỏ, 1 vài xí nghiệp.
- Nước ta có nhiều điểm công nghiệp: Hà Giang, Tĩnh Túc, Quỳnh Lưu, Tam Kì, Phan Rang 
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường ở Tây Bắc, Tây Nguyên: Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Kon Tum, Plây Ku, Buôn Ma Thuột, 
Khu công nghiệp
- Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư, chuyên sản xuất công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.
- Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.
- Hiện nay đã có hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Phân bố tập trung:
Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Bắc.
Duyên hải miền Trung.
Trung tâm công nghiệp
- Là hình thức tổ chức công nghiệp trình độ cao gắn với các khu đô thị vừa và lớn.
- Phân loại theo vai trò:
Ý nghĩa quốc gia: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, 
Ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang, 
- Phân loại theo quy mô giá trị sản xuất:
Rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng): TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Lớn ( trên 40 – 120 nghìn tỉ đồng): Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, 
Trung bình (trên 9 – 40 nghìn tỉ đồng): Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, 
Nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng): Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa,...
Vùng công nghiệp
- Vùng 1: các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
- Vùng 2: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
- Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
- Vùng 5: các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
- Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Ø CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
	A. đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.	B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.	
	C. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.	D. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
Câu 2. Theo cách phân loại hiện nay thì nước ta có các nhóm ngành công nghiệp là
	A. khai thác; công nghiệp nhẹ.	
	B. sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; công nghiệp nặng.	
	C. công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ.	
	D. khai thác; chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Câu 3. Ngành công nghiệp năng lượng nước ta không bao gồm hoạt động
	A. khai thác dầu khí.	B. khai thác than.	
	C. khai thác bôxit.	D. sản xuất điện.
Câu 4. Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành
	A. có thế mạnh lâu dài.	
	B. mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.	
	C. có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.	
	D. ra đời sau công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 5. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
	A. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.	B. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.	
	C. tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.	D. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
Câu 6. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là
	A. năng lượng.	B. cơ khí - điện tử.	C. luyện kim màu.	D. vật liệu xây dựng.
Câu 7. Khu vực kinh tế công nghiệp ngoài Nhà nước bao gồm
	A. tập thể, cá thể, trung ương.	B. tập thể, tư nhân, địa phương.	
	C. tập thể, tư nhân, cá thể.	D. tập thể, tư nhân, trung ương.
Câu 8. Yếu tố có vai trò quan trọng nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng là
	A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.	
	B. thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.	
	C. thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.	
	D. nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.
Câu 9. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta là
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Duyên hải miền Trung.	
	C. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Vùng chiếm hơn 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta là
	A. Duyên hải Nam Trung Bộ.	B. Đông Nam Bộ.	
	C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11. Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng
	A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Bắc Trung Bộ.	
	C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 12. Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.	
	B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.	
	C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.	
	D. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 13. Khu vực công nghiệp Nhà nước không có đặc điểm
	A. phát triển nhanh, nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng rất cao.	
	B. thu hẹp phạm vi hoạt động trong một số ngành.	
	C. giảm dần về số lượng doanh nghiệp.	
	D. giữ vai trò chủ đạo đối với những ngành chủ chốt.
Câu 14. Đặc điểm nổi bật về phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là có
	A. nhiều trung tâm công nghiệp chuyên ngành với giá trị sản lượng cao nhất nước.	
	B. nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn, giá trị sản lượng cao nhất nước.	
	C. mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất.	
	D. các trung tâm công nghiệp lớn phân bố ở ven biển.
Câu 15. Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay không có đặc điểm
	A. có sự chuyển dịch rõ rệt.	B. có các ngành trọng điểm.	
	C. tương đối đa dạng.	D. tập trung một số nơi.
Câu 16. Biểu hiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng là
	A. nhóm công nghiệp chế biến có 23 ngành.	
	B. nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước có 2 ngành.	
	C. nhóm công nghiệp khai thác có 4 ngành.	
D. có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp.
Câu 17. Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất nước ta hiện nay là
	A. Tây Nguyên.	B. Vùng núi và trung du Bắc Bộ.	
	C. Bắc Trung Bộ.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.	
Câu 18. Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là
	A. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài, khó xây dựng trung tâm thống nhất.	
	B. cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.	
	C. lao động không nhiều, thị trường kém tiềm năng.	
	D. ít tài nguyên, nhiều thiên tai.
Câu 19. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta gồm khu vực Nhà nước và
	A. khu vực ngoài Nhà nước, khu vực cá thể.	
	B. khu vực ngoài Nhà nước, khu vực tập thể.	
	C. khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.	
	D. khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 20. Công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không bao gồm ngành
	A. cơ khí - điện tử.	B. dệt may.	C. luyện kim.	D. vật liệu xây dựng.
Câu 21. Công nghiệp năng lượng bao gồm các phân ngành
	A. khai thác dầu khí và thuỷ điện.	B. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.	
	C. khai thác than và sản xuất điện.	D. nhiệt điện và thuỷ điện.
Câu 22. Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này
	A. giải quyết việc làm cho phần lớn số lượng lao động đông đảo của nước ta.	
	B. có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào.	
	C. có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.	
	D. mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Câu 23. Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiên liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề môi trường nào sau đây?
	A. ô nhiễm không khí.	B. ô nhiễm nước ngầm.	C. ô nhiễm đất đai.	D. ô nhiễm nước mặt.
Câu 24. Mục đích chính của việc xây dựng đường dây 500 kV Bắc - Nam là
	A. làm cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới điện quốc gia.	
	B. kết hợp các nhà máy nhiệt điện với các nhà máy thuỷ điện.	
	C. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng giữa các vùng.	
D. thực hiện điện khí hoá nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa.
Câu 25. Công nghiệp năng lượng không có hoạt động khai thác
	A. dầu khí.	B. quặng sắt.	C. than.	D. kim loại phóng xạ.
Câu 26. Công nghiệp trọng điểm của nước ta không bao gồm các ngành
	A. hoá chất, khai thác quặng mỏ.	B. chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may.	
	C. năng lượng, hoá chất - phân bón - cao su.	D. vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử.
Câu 27. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là
	A. năng lượng.	B. cơ khí - điện tử.	C. vật liệu xây dựng.	D. luyện kim màu.
Câu 28. Vấn đề cần đặc biệt chú ý giải quyết trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta là
	A. các sự cố về môi trường.	B. giá thành quốc tế.	
	C. thu hồi khí đồng hành.	D. hiệu quả kinh doanh.
Câu 29. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là
	A. dầu nhập nội.	B. than nâu.	C. khí tự nhiên.	D. than đá.
Câu 30. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí tự nhiên ở nước ta hiện nay là
	A. Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau.	B. Cà Mau, Ninh Bình, Phú Mỹ.	
	C. Cà Mau, Bà Rịa, Phả Lại.	D. Na Dương, Phú Mỹ, Bà Rịa.
Câu 31. Nội dung nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?
	A. Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên.	
	B. Sản lượng thủy điện và nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.	
	C. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện.	
	D. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động.
Câu 32. Cơ sở nhiên liệu của nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau là
	A. than đá.	B. than nâu.	C. dầu.	D. khí tự nhiên.
Câu 33. Từ năm 2005 trở lại đây, chiếm phần lớn tổng sản lượng điện thuộc về
	A. thuỷ điện.	B. nhiệt điện.	C. điện nguyên tử.	D. điện xanh.
Câu 34. Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm ở tỉnh
	A. Quảng Bình.	B. Quảng Nam.	C. Quảng Trị.	D. Quảng Ngãi.
Câu 35. Trong cơ cếu sản lượng điện của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất hiện nay là
	A. thủy điện.	B. nhiệt điện chạy dầu.	
	C. nhiệt điện chạy than, khí.	D. điện nguyên tử.
Câu 36. Vùng trồng mía và sản xuất đường lớn nhất nước ta hiện nay là
	A. Đồng bằng sông Cửu Long.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.	
	C. Đông Nam Bộ.	D. Bắc Trung Bộ.
Câu 37. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển, chủ yếu dựa vào
	A. lực lượng lao động dồi dào.	B. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt.	
	C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.	D. thị trường tiêu thụ to lớn trong nước.
Câu 38. Việc khai thác thuỷ điện của nước ta gặp khó khăn lớn nhất là
	A. miền núi và trung du có cơ sở hạ tầng còn yếu kém.	
	B. sông có lưu lượng nước không đều, do sự phân mùa của khí hậu.	
	C. sông có hàm lượng phù sa lớn ảnh hưởng đến máy móc thiết bị.	
	D. phần lớn là sông nhỏ, tiềm năng thuỷ điện thấp.
Câu 39. Than nâu phân bố ở
	A. Đông Nam Bộ.	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	
	C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 40. Than bùn phân bố nhiều ở
	A. Duyên hải Nam Trung Bộ.	B. ven biển Quảng Ninh	
	C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 41. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông
	A. Đồng Nai, sông Mã.	B. Hồng, Đồng Nai.	
	C. Hồng, Mê Công.	D. Xê Xan, Đa Nhim.
Câu 42. Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là
	A. Thác Bà.	B. Sơn La.	C. Hoà Bình.	D. Đa Nhim.
Câu 43. Ngành sản xuất điện của nước ta hiện nay không có đặc điểm
	A. mạng lưới điện đã thống nhất trong cả nước.	B. đang sử dụng khí vào sản xuất điện.	
	C. sản lượng điện tăng rất nhanh.	D. thuỷ điện chiếm hơn 70% tổng sản lượng điện.
Câu 44. Ngành công nghiệp năng lượng không bao gồm hoạt động
	A. khai thác titan.	B. khai thác than.	C. sản xuất điện.	D. khai thác dầu khí.
Câu 45. Thuỷ điện nước ta không có đặc điểm
	A. trữ lượng tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng, Đồng Nai.	
	B. có tiềm năng rất lớn.	
	C. luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng điện nước ta.	
	D. công suất lý thuyết có thể đạt 30 triệu KW với sản lượng 260 - 270 tỉ KWh.
Câu 46. Cơ cấu điện năng của nước ta có đặc điểm
	A. tỉ trọng nhiệt điện rất ổn định từ năm 1986 đến nay.
	B. tỉ trọng thủy điện ngày càng tăng.	
	C. thuỷ điện hiện chiếm phần lớn sản lượng điện.	
	D. nhiệt điện hiện chiếm phần lớn sản lượng điện.
Câu 47. Thế mạnh hàng đầu để phát triển ngành dệt ở nước ta là
	A. nguồn nguyên liệu dồi dào.	B. thị trường lớn cả trong nước và ngoài nước.	
	C. máy móc thiết bị hiện đại.	D. có truyền thống sản xuất lâu đời.
Câu 48. Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.	
	C. Đồng bằng sông Hồng	.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 49. Công nghiệp chế biến cà phê của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng
	A. Tây Nguyên.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.	
	C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 50. Điều kiện quan trọng nhất để ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng là
	A. thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.	
	B. nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.	
	C. thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.	
	D. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 51. Công nghiệp chế biến cà phê phân bố chủ yếu ở
	A. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.	
	C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.	D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 52. Ngành da - giày của nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây không phải vì
	A. nhờ mức sống tăng, thị trường nội địa ngày càng tốt.	
	B. thị trường xuất khẩu tăng.	
	C. Việt Nam là một trong số rất ít nước sản xuất được hàng da giày.	
	D. nguồn nguyên liệu và kĩ thuật máy móc chúng ta ngày càng chủ động.
Câu 53. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh nhờ có
	A. nguồn nguyên liệu dồi dào.	B. nhu cầu thị trường lớn.	
	C. nguồn lao động dồi dào.	D. nhiều cơ sở sản xuất.
Câu 54. Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.	B. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.	
	C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 55. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?
	A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.	B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.	
	C. Giao thông vận tải phát triển.	D. Lao động có kĩ thuật cao.
Câu 56. Yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là
	A. nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.	
	B. nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.	
	C. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.	
	D. nguồn nguyên liệu và khả năng thiết kế mẫu hàng tiêu dùng.
Câu 57. Sự phân bố của công nghiệp dệt có đặc điểm
	A. tập trung ở vùng nguyên liệu.	B. gắn liền với các cơ sở may.	
	C. tập trung ở các thành phố lớn.	D. gắn với các làng nghề.
Câu 58. Công nghiệp may của nước ta có đặc điểm
	A. sản phẩm chủ yếu là phục vụ xuất khẩu.	B. phân bố tập trung nhất ở các tỉnh miền Trung.	
	C. còn mang nặng tính gia công.	D. thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp.
Câu 59. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trở thành ngành trọng điểm của nước ta vì
	A. có thế mạnh lâu dài để phát triển và góp phần giải quyết việc làm.	
	B. có thế mạnh lâu dài để phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.	
	C. đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định thu nhập cho người dân.	
	D. chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
Câu 60. Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là
	A. làm đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.	
	B. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.	
	C. tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản.	
	D. thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
Câu 61. Điểm công nghiệp là nơi
	A. tập trung máy móc, nhân công và nguyên liệu để sản xuất.	
B. có một vài xí nghiệp công nghiệp.	
	C. có đủ điều kiện sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.	
	D. nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô nhỏ.
Câu 62. Khu công nghiệp ở nước ta không có đặc điểm
	A. chuyên sản xuất công nghiệp.	B. do Chính phủ quyết định thành lập.	
	C. có nhiều điểm dân cư sinh sống.	D. có ranh giới địa lí xác định.
Câu 63. Trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn ở nước ta hiện nay là
	A. Hạ Long.	B. Đà Nẵng.	C. Hải Phòng.	D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 64. Vùng có tỉ trọng công nghiệp lớn nhất nước ta là
	A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.	B. Trung du và miền núi phía Bắc.	
	C. Đông Nam Bộ.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 65. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp không bao gồm hình thức
	A. trang trại công nghiệp.	B. trung tâm công nghiệp.	
	C. vùng công nghiệp.	D. điểm công nghiệp.
Câu 66. Điểm công nghiệp ở nước ta không có đặc điểm
	A. chỉ bao gồm 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ.	
	B. chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng công nghiệp nước ta.	
	C. phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ.	
	D. giữa chúng rất ít hoặc không có mối liên hệ về sản xuất.
Câu 67. Các khu công nghiệp tập trung của nước ta hiện nay có đặc điểm
	A. chỉ có ở các đô thị Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.	
	B. chỉ có ở Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.	
	C. chỉ tập trung ở vùng ven biển.	
	D. phân bố không đều theo lãnh thổ.
Câu 68. Khu công nghiệp tập trung ở nước ta không có đặc điểm
	A. được hình thành vào thập niên 90 của thế kỉ XX.	
	B. trong mỗi khu công nghiệp có sự hạn chế về số dân.	
	C. có ranh giới được xác định cụ thể.	
	D. các cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.
Câu 69. Đâu là đặc điểm của một trung tâm công nghiệp?
A. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.	
	B. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.	
	C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.	
	D. Chỉ phát triển trên các vùng đồng bằng rộng.
Câu 70. Khu công nghiệp nước ta không có đặc điểm
	A. do Chính phủ quyết định thành lập.	B. phân bố không đều theo lãnh thổ.	
	C. gắn với các khu dân cư sinh sống.	D. chuyên sản xuất công nghiệp.
Câu 71. Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có
	A. khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế.	B. khu thương mại tự do, khu chế xuất.	
	C. khu chế xuất, khu công nghệ cao.	D. khu thương mại tự do, khu công nghệ cao.
Câu 72. Các trung tâm công nghiệp được chia thành 3 nhóm (trung tâm có ý nghĩa quốc gia; trung tâm có ý nghĩa vùng và trung tâm có ý nghĩa địa phương) dựa vào
	A. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.	
	B. quy mô diện tích của các trung tâm.	
	C. quy mô và hướng chuyên môn hoá của các trung tâm.	
	D. sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
Câu 73. Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.	
	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.	
	C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.	
	D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 74. Cả nước ta hiện được quy hoạch thành mấy vùng công nghiệp?
	A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 75. Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp ở nước ta hiện nay?
	A. Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.	
	B. Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia.	
	C. Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp.	
	D. Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn.
Câu 76. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 6 bao gồm các tỉnh
	A. thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)	C. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đông).	D. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Câu 77. Các khu công nghiệp của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Duyên hải miền Trung.	
	C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 78. Khu công nghiệp ở nước ta không có đặc điểm
	A. hình thành từ lâu đời ở nước ta.	B. tập trung nhất ở Đông Nam Bộ.	
	C. không có dân cư sinh sống.	D. phân bố không đều theo lãnh thổ.
Câu 79. Những trung tâm công nghiệp nước ta có ý nghĩa vùng là
	A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.	B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang.	
	C. Đà Nẵng, Huế, Việt Trì.	D. Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế.
Câu 80. Những trung tâm công nghiệp nước ta có ý nghĩa địa phương là
	A. Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng.	B. Thái Nguyên, Việt Trì, Biên Hoà, Cà Mau.	
	C. Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang.	D. Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Câu 81. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 3 bao gồm các tỉnh
	A. thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.	
	C. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đông).	D. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
Câu 82. Căn cứ vào giá trị sản xuất, trung tâm công nghiệp không bao gồm
	A. các trung tâm rất lớn.	B. các trung tâm lớn.	
	C. các trung tâm trung bình.	D. các trung tâm có ý nghĩa vùng và địa phương.
Câu 83. Trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là
	A. Hải Phòng.	B. TP. Hồ Chí Minh.	C. Hà Nội.	D. Đà Nẵng.
Câu 84. Những trung tâm công nghiệp nước ta có ý nghĩa quốc gia là
	A. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.	B. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.	
	C. Hà Nội, Đà Nẵng.	D. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Câu 85. Các trung tâm công nghiệp nước ta có giá trị sản xuất thuộc loại lớn là
	A. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Việt Trì.	
	B. Hà Nội, Thủ Dầu Một, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh.	
	C. Hà Nội, Thủ Dầu Một, Hải Phòng, Quy Nhơn, Biên Hoà.	
	D. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
Câu 86. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 5 bao gồm các tỉnh
	A. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).	B. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.	
	C. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.	D. thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 87. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm các tỉnh thuộc
	A. Đông bằng sông Hồng và Quảng Ninh.	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.	
	C. Đông Nam Bộ với trụ cột là TP. Hồ Chí Minh.	D. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 88. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 2 bao gồm các tỉnh
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ trừ Quảng Ninh.	
	B. Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.	
	C. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.	
	D. các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
Câu 89. Các trung tâm công nghiệp nước ta có giá trị sản xuất công nghiệp thuộc loại trung bình là
	A. Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.	B. Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ.	
	C. Hải Phòng, Việt Trì, Nha Trang, 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_day_hoc_mon_dia_li_lop_12_chu_de_8_mot_so_van_de_p.doc